VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   World News |Tin Thế Giới 2006-2019 (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=272)
-   -   Trung Quốc sẵn sàng đánh Ấn Độ nếu không rút lui (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1082924)

therealrtz 07-23-2017 13:40

Trung Quốc sẵn sàng đánh Ấn Độ nếu không rút lui
 
1 Attachment(s)
Hôm qua 22/7, Thời báo Hoàn Cầu đă cảnh báo Ấn Độ rằng, Trung Quốc sẵn sàng sử dụng quân sự nếu Ấn Độ không rút lực lượng khỏi cao nguyên Doklam/Donglang mà hai nước tranh chấp. Thậm chí thời báo này c̣n cảnh báo không sử dụng biện pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp.

http://intermati.com/forum/attachmen...1&d=1500817063
Các binh sĩ Trung Quốc hát trong băo tuyết ở cơ sở quân sự Tứ Xuyên-Tây Tạng hồi năm 2015 (Ảnh: PLA Daily)

Trước đó, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj khẳng định trước Thượng viện nước này rằng sẽ không có chuyện Ấn Độ lui quân nếu Trung Quốc không làm điều tương tự.

Tờ báo chỉ trích bà Swaraj "nói dối với Quốc hội" khi tuyên bố tất cả các nước đều ủng hộ Ấn Độ trong cuộc giằng co ở biên giới với Trung Quốc, đồng thời đe dọa New Delhi "không lặp lại sai lầm khi đánh giá thấp Bắc Kinh trong cuộc chiến năm 1962".

"Nếu xung đột giữa hai nước leo thang đến mức phải giải quyết bằng giải pháp quân sự, Ấn Độ chắc chắn sẽ thua."

Chính phủ Trung Quốc đă từ chối đề xuất mà Ngoại trưởng Swaraj đưa ra về việc hai bên cùng rút quân khỏi khu vực tranh chấp. Bắc Kinh tuyên bố điều kiện tiên quyết để tổ chức đàm phán ngoại giao là Ấn Độ rút lui trước.

Trong bài xă luận của ḿnh, tờ Hoàn Cầu cũng đặc biệt xác nhận các hoạt động gần đây của Quân giải phóng nhân dân (PLA) được truyền thông Quốc tế đưa tin, bao gồm việc triển khai binh lính và tập trận ở Tây Tạng - gần biên giới với Ấn Độ, không phải chỉ là "màn tŕnh diễn".

"Lực lượng của PLA đă được triển khai vào khu vực biên giới Trung-Ấn và sẽ không lui lại cho đến khi thu hồi được lănh thổ của Trung Quốc," Hoàn Cầu tuyên bố, thêm rằng Bắc Kinh không chấp nhận "mất đi một tấc lănh thổ nào".

Trước đó, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 19/7 cho hay, PLA đă vận chuyển hàng chục ngàn tấn thiết bị quân dụng đến khu vực Tây Tạng. Đây là nội dung của cuộc tập trận cơ động, như một động thái phô trương sức mạnh để cảnh cáo Ấn Độ về tranh chấp ở cao nguyên Doklam/Donglang.

Theo báo PLA Daily của quân đội Trung Quốc, việc gia tăng hậu cần không xuất hiện ở khu vực biên giới Sikkim đang căng thẳng, mà tập trung ở phía Bắc Tây Tạng, gần Tân Cương. Nhưng với hệ thống đường cao tốc và đường sắt phát triển của ḿnh, "khoảng cách 700 km (từ Tây Tạng đến biên giới Trung-Ấn) có thể vượt qua chỉ trong 6,7 tiếng đồng hồ".

Cuộc tập trận ở Tây Tạng có sự tham gia của "hàng ngh́n người và hàng trăm sẽ tạo thành nhiều nhóm tiến theo đường quốc lộ và đường sắt", "đội xe kéo dài đến 10 km".

Trung Quốc tin rằng lực lượng Ấn Độ không phải là đối thủ của PLA khi so về tính cơ động và khả năng tiếp tế hậu cần, những yếu tố cần thiết để tác chiến ở địa h́nh núi như khu vực hai bên đang giằng co.

Theo Hoàn Cầu, các binh sĩ PLA sẵn sàng hiện diện "ở bất kỳ khu vực nào bên kia đường kiểm soát thực tế do Ấn Độ kiểm soát", và biên giới hai nước sẽ trở thành chiến trường để PLA phô trương những thành tựu trong phát triển-cải cách quân đội.

"Họ tuyên bố rằng Ấn Độ có nhiều quân hơn ở khu vực, nhưng không nhận ra rằng PLA có thể triển khai quân lực để cân bằng thế trận chỉ trong 1 ngày," Hoàn Cầu viết. "Khả năng tác chiến tầm xa của PLA cũng cho phép lực lượng từ xa hỗ trợ bằng hỏa lực cho các binh sĩ ở biên giới."

Ngoài ra, Bắc Kinh cảnh báo Ấn Độ không chờ đợi vào sự ủng hộ đến từ Mỹ hay Nhật Bản. Thời báo Hoàn Cầu gọi điều này là "ảo tưởng". Các hăng truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ gia tăng sức ép quân sự lên Ấn Độ theo từng ngày, cho đến khi New Delhi "mất hết thể diện và thất bại hoàn toàn", nếu Ấn Độ không rút quân sớm khỏi vùng biên giới Sikkim.

Therealtz © VietBF

dingdon 07-23-2017 14:13

Bắc Kinh tuyên bố điều kiện tiên quyết để tổ chức đàm phán ngoại giao là Ấn Độ rút lui trước.
Ấn Độ nên học bài học của Phi Luật Tân và TQ sau khi Phi rút quân khỏi bải đá ngầm Sapboro. Bọn Tầu khựa nói nhưng không bao giờ làm v́ chúng là một lủ cướp

Ho Chu Tiem 07-23-2017 14:14

lính TQ trong UN đụng trận là bỏ chạy :D :D :D

Minhrau 07-23-2017 14:50

anh ba đánh nhau với anh bảy để giăm bớt nạn dân măn

LCDN2007 07-23-2017 15:59

tui may cu dung nhau....
lam thit nhau...
de the gioi tranh nan
NHAN MAN...

hongyen2000 07-23-2017 17:00

*Chính trị là nói mà không làm...làm th́ không nói... *

CamOnEm 07-24-2017 13:05

Á Châu Thái B́nh Dương: Mỹ Bất Chiến Mà Thành****

Vi Anh



Mỹ không cần tấn công CS Bắc Hàn, không cần giúp cho các tướng lănh quân đội CS Bắc Hàn đảo chánh. Mỹ không cần ngăn cản, khuyến khích tân Tổng Thống Nam Hàn đàm phán hai miền về việc xuống thang căng thẳng và giúp cho một số thân nhân gia đ́nh kẹt ở hai miền gặp gỡ thăm viếng nhau, đó là chuyện nội bộ của Nam, Bắc Hàn.

Mỹ không cần tổ chức ám sát chánh trị Kim Jong-un, bằng gián điệp hay bằng phóng hoả tiễn vào nơi Kim Jong-un khi sống trú ẩn dưới hầm ngầm hay ra ngoài dự lễ hay thị sát thử hỏa tiễn để chụp h́nh tuyên truyền mà y rất đam mê.

Mỹ không cần gián tiếp, bí mật lôi kéo CSVN, chia rẽ phe Nhà Nước CSVN hướng về Mỹ và Đảng quyền CSVN lệ thuộc TC. Cảng Cam Ranh của VN Mỹ và các nước TC, Nga, Nhựt đều được vào rồi. Nó không thiết yếu cho Mỹ như thời Chiến tranh VN. Mỹ có thể vào căn cứ Vịnh Subic của Phi luật tân, hay căn cứ của Singapore, hay của Úc. Hàng không mẫu hạm và chiến hạm của Mỹ bây giờ đa số sử dụng nguyên tử lực, tự biến nước biển thành nước ngọt để xài, hay tiếp tế bằng tàu dầu, tàu hàng ngoài biển khơi, khác với thời Chiến tranh VN. Thuỷ thủ Mỹ có nhiều thành phố hải cảng hấp dẫn, an toàn để nghỉ ngơi ở đất liền, tại Úc, Singapore, Nhựt, Nam Hàn, Phi.

Mỹ cũng không cần tốn kém trong việc bí mật, gián tiếp chia rẽ nhà cầm quyền TC với nhà cầm quyền CSVN. Địa lư chánh trị và quân sự của VN bây giờ không c̣n quan trọng như thời Chiến tranh VN trong trận đồ Mỹ ở Đông Nam Á. V́ nếu có chiến tranh ở Á châu Thái b́nh Dương, chiến tranh ấy sử dụng không lực và hải lực là chánh.

Mỹ đă đồng ư giải thích hiến pháp chủ hoà của Nhựt một cách co dăn, giúp cho Nhựt có thể đưa quân ra ngoại quốc và viện trợ quân sự cho nước ngoài. Nhựt v́ thế trở thành đầu tàu kéo liên minh các nước Á châu Thái b́nh dương pḥng chống TC xâm lấn, xâm lược theo kiểu thực dân kiểu mới. Nhựt với kinh tế đứng hàng thứ hai trên thế giới, cũng là người da vàng, văn hoá Đông phương dễ gần gũi, dễ liên minh, lôi kéo liên minh chống TC.

Việc Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc công du Mỹ về ghé Nhựt, Nhựt dàn xếp cho CSVN kư một gói hợp đồng 22 tỷ và viện trợ không hoàn lại tức cho không mấy chiếc tàu tuần tân trang cho CSVN là bằng cớ.

Quân đội của Mỹ trên bờ, ngoài biển không làm nhiệm vụ ở Á châu Thái b́nh dương, th́ cũng làm các vùng biển khác v́ thế hải thượng và quyền lợi Mỹ bàng bạc năm châu bốn biển, tự do hàng hải là quyền lợi cốt lơi của Mỹ. T́nh h́nh Á châu Thái b́nh dương không làm lực lượng Mỹ bị trải mỏng ra. Quân lực Mỹ được đào tạo, cấu trúc để sẵn sàng hai ba mặt trận. Năm châu bốn biển ǵ quân lực Mỹ cũng phải làm việc, phải trả lương và quân phí.

Riêng trong thời TT Trump, ở Á châu Thái b́nh dương gần 100.000 quân trên đất liền ở Nam Hàn và Nhựt, hai nước này đă hứa đóng góp chung chịu quân phí với Mỹ rồi. Nhựt đóng nhiều, con số lên hàng tỷ Mỹ kim, khi Thủ Tướng Abe, một người lănh đạo quốc gia Á châu đầu tiên sang gặp TT Trump lúc chưa tuyên thệ.

Riêng Hành pháp Mỹ, TT Trump tăng 54 tỷ đô la cho ngân sách quốc pḥng Mỹ vào năm tới, nâng ngân sách quốc pḥng này lên thành hơn 620 tỷ thay v́ 584 tỷ đô la trong tài khóa 2017. Như vậy hiện tại ngân sách quốc pḥng của Mỹ đứng đầu thế giới, cao hơn rất nhiều so với ngân sách quốc pḥng của Trung Quốc, theo Bắc Kinh công bố là chưa đầy 200 tỷ đô la cho tài khóa 2016.

Vậy th́ trong t́nh h́nh Á châu Thái b́nh dương, Mỹ bất chiến tự nhiên thành như thế nào. Mỹ thắng TC không cần đánh CS Bắc Hàn là đệ tử của TC, không cần đánh TC hiện CS và Nga hậu CS. Mỹ không cần đổ máu quân nhân Mỹ và đồng minh mà vẫn đạt nhiều thắng lợi. Chiến thắng không nhứt thiết chiếm đất, chiếm thành, đếm xác chết. Chiến thắng c̣n có nghĩa là thắng lợi về kinh tế, chánh trị, ngoại giao, mở rộng quyền kiểm soát, và ảnh hưởng.

Trong thời đại này thời đại các nước thường tranh chấp, xung đột nhau v́ nhiều lư do, việc sản xuất, buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh là dễ hốt bạc, hốt nhiều nhứt. Mỹ là nước sản xuất vũ khí, phương tiện chiến tranh tân tiến nhứt, nhiều nhứt hoàn cầu.

Các nước càng đụng chạm nhau, càng chạy đua vũ khí, là Mỹ càng bán nhiều, càng giàu mạnh thêm. Cho đến bây giờ Mỹ vẫn là nước sản xuất, buôn bán vũ khí hiện đại, giá mắc, nhiều nhứt.

CS Bắc Hàn càng thử hoả tiễn, thử nguyên tử, th́ càng lụn bại, kiệt quệ. Như Liên xô đột quị v́ chạy đua vơ trang với Mỹ trong Chiến tranh Giữa Các V́ Sao mà TT Mỹ Reagan tung ra.

CS Bắc Hàn càng quậy là làm mọi cho Mỹ hưởng. Hai nước Nhựt đệ nhị siêu cường kinh tế, Nam Hàn đệ ngũ siêu cừơng kinh tế thế giới cần mua thêm nhiều vũ khí của Mỹ. Hai nước này cần phải giữ số quân Mỹ gần cả trăm ngàn để bảo vệ an ninh ổn định trước lời hăm dọa của Kim Jong-un. TT Trump chỉ vỗ vai, nói nhỏ một vài tiếng, khuyên nên tăng quân phí chung chịu với Mỹ, th́ nước Nhựt, Hàn thọ ơn Mỹ khó từ chối.

Đài Loan là nước TC hăm mẻ răng, triệt để chống Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, mà mới đây TT Trump OK sẽ bán gần 1 tỷ rưởi vũ khí cho đảo quốc mà TC coi là một tỉnh của TC.

Phi luật tân với TT Duterte giận, mắng TT Obama ỷ giàu mạnh, nói nặng Ông trong việc bài trừ ma tuư, Ông bay qua Bắc Kinh, tuyên bố ly khai Mỹ. Nhưng gần đây TT Trump có điện thoại cho TT Duterte, và Mỹ có giúp vũ khí, giúp trinh sát, Phi đă đánh đuổi phiến quân ra khỏi một thành phố. Mới đây ngày 14/07/2017, TT Duterte thừa nhận là Hoa Kỳ cung cấp vũ khí cho chính phủ Philippines để chống lại quân khủng bố Maute tại thành phố Marawi. Ông c̣n xác nhận Phi không thể tham gia vào bất kỳ liên minh quân sự mới nào v́ Phi có hiệp ước quân sự lâu đời từ mấy thập niên qua với Mỹ. Thế là coi như Phi né phát triển đối tác chiến lược quân sự với TC.

Mỹ cũng là nước tăng cường quân lực ở Á châu Thái B́nh Dương nhiều nhứt. Nhưng Mỹ không phải mua sắm. Mỹ chỉ chuyển 60% hải lực trên thế giới về đây. Lần đầu tiên trong lịch sử bang giao với Úc, Mỹ đổ quân cắm chốt thường trực ở Úc. Mỹ rút quân ở Trung Đông dồn kinh phí về trục quân sự Á châu của Mỹ. Nhưng Mỹ không tốn kém hụt hơi như TC. Mỹ không cần tăng ngân sách nhiều v́ đó là quân cơ hữu, chỉ chuyển vùng thôi, ở đâu cũng tốn kinh phí điều hành thôi.

Nhưng Mỹ rất có lợi kinh tế chánh trị và quân sự. TC với hành động bành trướng ngang ngược, đă đẩy các nước Á châu Thái b́nh Dương vào ṿng ảnh hưởng của Mỹ. Đa số các nước này coi sự trở lại và hiện diện của Mỹ như một lá chắn, một bảo đảm an ninh, trật tự trong vùng, nhưng Mỹ không có tham vọng đất đai như TC.

Ngoài ra Mỹ c̣n bán được vũ khí rất nhiều cho các nước trong vùng Á châu Thái b́nh dương trước mối lo đối với TC. Vô t́nh TC giúp cho Mỹ trở lại Á châu trong chánh nghĩa, cảm t́nh, mong mỏi của các nước Á châu Thái b́nh Dương. Đó là Mỹ bất chiến tự nhiên thành ở Á châu Thái binh dương vậy./.(VA)

dzuca 07-28-2017 07:21

chuyến nầy cà ri chơi với tàu hủ . mong cho tụi bây chơi nhau tận t́nh cho nhân gian nhờ


All times are GMT. The time now is 06:01.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04844 seconds with 8 queries