![]() |
Dịch sởi lây lan ở Mỹ, Texas là địa phương xác định nhiều ca bệnh nhất
1 Attachment(s)
Theo thống kê của kênh NBC News công bố ngày 20/4 cho thấy trên 800 người ở Mỹ đă mắc bệnh sởi kể từ đầu năm nay. Phần lớn các trường hợp là ở Tây Texas, nơi một đợt bùng phát không có dấu hiệu thuyên giảm bắt đầu vào tháng 1.
Hầu hết các trường hợp bị sởi đều nằm trong số những người chưa được tiêm vaccine pḥng bệnh. Tuy nhiên, có khoảng 3% các trường hợp được xác định là các ca nhiễm đột phá, mặc dù bệnh nhân đă được tiêm vaccine phối hợp MMR (sởi, quai bị và rubella) đầy đủ hoặc chưa đầy đủ. Các bác sĩ chuyên khoa bệnh truyền nhiễm luôn nhấn mạnh rằng MMR là một trong những loại vaccine hiệu quả nhất trên thị trường, nhưng như Giáo sư Rodney Rohde tại Đại học bang Texas giải thích, một số ít người đă được tiêm vaccine đầy đủ vẫn có thể bị bệnh trong một đợt bùng phát lớn. Một liều vaccine MMR có hiệu quả ngăn ngừa bệnh sởi là 93%, liều thứ hai có thể tăng hiệu quả lên 97%. Theo Giáo sư Rohde, vaccine có hiệu quả cao, nhưng điều đó có nghĩa là sau 2 liều, trong khi 97 trong số 100 người sẽ phát triển khả năng miễn dịch mạnh mẽ và được bảo vệ nếu tiếp xúc với bệnh sởi, th́ 3 trong số 100 người c̣n lại vẫn có thể dễ bị tổn thương. Mặc dù vậy, nếu một người đă tiêm vaccine mà mắc bệnh sởi, th́ đó thường là một phiên bản nhẹ hơn, đôi khi được gọi là "sởi biến thể". Sau khi bệnh sởi được tuyên bố đă bị loại bỏ ở Mỹ vào năm 2000 và không c̣n được coi là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng, quá tŕnh nghiên cứu về loại virus gây bệnh đă chậm lại. Với sự do dự về vaccine ngày càng tăng và việc nước Mỹ sắp mất đi thành tích đă xóa sổ bệnh sởi, một số nhà khoa học nhận thấy cần phải nghiên cứu và theo dơi các trường hợp nhiễm bệnh đột phá hiếm gặp. Alexis Robert, một nhà nghiên cứu tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, nhận xét mặc dù mô h́nh lây truyền cho thấy các đợt bùng phát bệnh sởi xuất phát từ nhóm người chưa tiêm vaccine, đặc biệt là ở trẻ em, nhưng nguy cơ nhiễm bệnh tiềm ẩn nhiều năm sau khi tiêm vaccine vẫn ảnh hưởng đến chiến lược hiệu quả nhất và phạm vi bao phủ cần thiết để xóa sổ bệnh sởi. Sau ca tử vong thứ 2 liên quan đến bệnh sởi ở Texas đầu tháng này, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Robert Kennedy đă đảo ngược một số b́nh luận trước đây của ông về vaccine và bệnh sởi và kêu gọi người dân đi tiêm pḥng. Ông Robert Kennedy viết trên một bài đăng trên mạng xă hội X rằng cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh sởi là tiêm vaccine MMR, đồng thời cho biết ông đă chỉ thị cho Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh "cung cấp vaccine MMR cần thiết cho các hiệu thuốc và pḥng khám do tiểu bang Texas điều hành cùng với các vật tư y tế khác". Theo báo cáo từ tổ chức thống kê dữ liệu y tế Truveta (Mỹ), trong năm 2024, chỉ 68,5% trẻ em Mỹ được tiêm mũi vaccine (MMR) đầu tiên trước 15 tháng tuổi. Con số này giảm đáng kể so với tỷ lệ 77% vào năm 2020 và thấp hơn mục tiêu liên bang là 95% trẻ mẫu giáo đều tiêm 2 mũi. Nhiều khu vực ghi nhận tỷ lệ tiêm chủng thấp nghiêm trọng, trong đó hạt Gaines (Texas), nơi hiện có hơn 350 ca mắc, có gần 1/5 trẻ em nhập học chưa được tiêm vaccine. T́nh trạng này khiến các chuyên gia y tế lo ngại virus gây bệnh này sẽ lây lan sang các cộng đồng khác của Mỹ có tỷ lệ tiêm chủng thấp và t́nh trạng lây lan có thể kéo dài trong một năm. Bác sĩ Nina Masters, nhà khoa học cấp cao thuộc Truveta, cho rằng tỷ lệ tiêm vaccine sởi hiện nay “thực sự là tiếng chuông báo động”. Cần đầu tư nhiều hơn vào y tế dự pḥng Theo quy định ở Mỹ, bùng phát dịch được coi là xuất hiện khi cơ quan y tế ghi nhận từ 3 ca bệnh liên quan trở lên. Như vậy, hiện các bang ở Mỹ được coi là chưa kiểm soát được dịch sởi gồm có Indiana, Kansas, Michigan, Oklahoma, Ohio, Pennsylvania và New Mexico. Trước việc dịch sởi lan rộng, Trung tâm kiểm soát và pḥng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đă phải cảnh báo các bác sĩ lâm sàng và cán bộ y tế công cộng về biện pháp ngăn chặn sự lây lan của bệnh sởi, trong đó có việc cảnh giác với các ca bệnh phát ban có sốt đáp ứng định nghĩa bệnh sởi và chia sẻ các chiến lược pḥng ngừa hiệu quả, bao gồm hướng dẫn tiêm chủng cho người dân. Điều này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của y tế dự pḥng, nhất là trong bối cảnh sự phát triển và biến đổi không ngừng của thế giới đặt ra nhiều thách thức mới về an ninh phi truyền thống, trong đó có dịch bệnh. Để giải quyết thách thức trong ứng phó dịch bệnh, không cách nào khác là các quốc gia phải tăng cường đầu tư vào hệ thống y tế dự pḥng để chuẩn bị tốt hơn trong dự báo, phát hiện và ứng phó kịp thời dịch bệnh. Bài học từ đại dịch Covid-19 khẳng định vai tṛ quan trọng của y tế dự pḥng. Các biện pháp như giăn cách xă hội, đeo khẩu trang, tiêm vaccine đă giúp kiểm soát dịch bệnh, giảm số ca tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chính phủ các nước cần tập trung đầu tư nhiều hơn hơn vào lĩnh vực y tế dự pḥng. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, một USD cho chăm sóc y tế dự pḥng và có chất lượng cao mang lại lợi ích cao hơn đáng kể so với một USD chi cho chăm sóc chữa bệnh. Ngày nay, ngay cả các công ty bảo hiểm sức khỏe và nhân thọ cũng hướng các dịch vụ và hoạt động của họ vào công tác y tế dự pḥng, cụ thể là theo dơi t́nh h́nh sức khỏe và chăm sóc sức khỏe khách hàng, thay v́ chỉ cung cấp bảo hiểm về tài chính. Chức năng chính của ngành y học dự pḥng là phát hiện, xác định, giám sát các vấn đề về sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, ngành này cũng thực hiện việc dự báo kiểm soát, khống chế bệnh dịch và các tác nhân truyền nhiễm gây dịch. Việc thực hiện công tác y tế dự pḥng và có chất lượng cao cho phép các chính phủ cải thiện chất lượng công tác chăm sóc y tế trong khi giảm bớt các chi phí phát sinh. Đó là thắng lợi chung cho cả người dân, chính phủ cũng như tất cả các bên có liên quan khác. Trong buổi làm việc với Bộ Y tế nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam hồi tháng 2-2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đă nhấn mạnh sự cần thiết của đổi mới tư duy về lĩnh vực y tế. Theo Tổng Bí thư, y tế không chỉ là khám bệnh, chữa trị cho người bệnh, mà cần hơn, đó là chăm sóc sức khỏe cho người dân để hạn chế bệnh tật; cần tập trung nghiên cứu các biện pháp pḥng bệnh, tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ… Đây là nền tảng để hướng tới hệ thống y tế bền vững, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. |
All times are GMT. The time now is 06:43. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.