VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   School | Kiến thức (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=88)
-   -   Mới 20 tuổi đă đột quỵ: Cơ thể gửi tín hiệu cảnh báo khi dùng điện thoại nhưng bị "làm ngơ" (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=2067559)

therealrtz 07-12-2025 14:32

Mới 20 tuổi đă đột quỵ: Cơ thể gửi tín hiệu cảnh báo khi dùng điện thoại nhưng bị "làm ngơ"
 
1 Attachment(s)
Sau khi bỏ qua một dấu hiệu bất thường trong lúc sử dụng điện thoại, nữ sinh viên 20 tuổi ở Hà Nội đă phải đối mặt với hậu quả nặng nề của đột quỵ.

Bệnh viện Thanh Nhàn từng tiếp nhận điều trị đột quỵ cho một nữ sinh viên 20 tuổi, đang học đại học tại Hà Nội.

TS.BS Nguyễn Thế Anh, Trưởng Đơn nguyên Đột quỵ – Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, đây là trường hợp bác sĩ nhớ rơ do bệnh nhân c̣n quá trẻ. Bệnh nhân nhập viện trong t́nh trạng không thể viết được, dáng đi loạng choạng, mất thăng bằng.

Bệnh nhân có tiền sử béo ph́ và đă sử dụng thuốc tránh thai liên tục suốt một năm. Trước đó, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng bất thường ở tay, không bấm được số điện thoại nhưng cô chủ quan, không đi khám. Khoảng 1-2 ngày sau, khi có các biểu hiện rơ rệt, bệnh nhân mới đến viện và được chẩn đoán bị đột quỵ.

Sau quá tŕnh điều trị và phục hồi chức năng tích cực, bệnh nhân đă dần đi lại và viết được, đồng thời cân nặng cũng đă giảm đáng kể. Tuy nhiên, cô gái trẻ vẫn sẽ phải tập phục hồi chức năng, tái khám định kỳ để theo dơi các yếu tố nguy cơ và ngăn bệnh tái phát.

Đột quỵ không c̣n là bệnh của người già

Theo TS.BS Nguyễn Thế Anh, đột quỵ đă không c̣n là “căn bệnh của tuổi già”. Năm 2022, toàn thế giới ghi nhận khoảng 12 triệu ca đột quỵ, trong đó 16% xảy ra ở người dưới 45 tuổi. Tại Việt Nam, Bộ Y tế ước tính người trung niên và người trẻ tuổi chiếm tới 1/3 số ca đột quỵ phải nhập viện cấp cứu.

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, trong những năm gần đây, số ca đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng, chiếm khoảng 10% tổng số bệnh nhân. Đáng chú ư, có những trường hợp chỉ mới 19–20 tuổi.

Bác sĩ Thế Anh cho rằng, nguyên nhân chính khiến người trẻ có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn là do lối sống thiếu khoa học. Trong đó, các yếu tố hàng đầu gồm:

- Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn: Các thực phẩm này gây rối loạn chuyển hóa lipid, tăng mỡ máu – yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ.

- Béo ph́, lười vận động: Đây là t́nh trạng phổ biến ở giới trẻ, đặc biệt là sinh viên, người làm văn pḥng. Béo ph́ có thể dẫn tới tăng huyết áp, tiểu đường – hai bệnh nền này làm gia tăng nguy cơ mắc tai biến mạch máu năo.

- Ăn mặn, nhiều muối: Thói quen ăn mặn gây tăng huyết áp nhưng rất ít người chú trọng. Huyết áp cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các bệnh lư tim mạch.

- Lạm dụng thuốc tránh thai kéo dài: Thuốc tránh thai, đặc biệt là các loại thuốc có liều cao, có thể làm tăng nguy cơ h́nh thành cục máu đông, gây tắc mạch.

- Lạm dụng chất kích thích, rượu bia: Uống rượu thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao, gây rối loạn nhịp tim, dẫn đến đột quỵ.

- Hút thuốc lá truyền thống và thuốc lá điện tử: Các chất có trong thuốc lá và thuốc lá điện tử có thể gây tổn thương mạch máu, tạo điều kiện h́nh thành cục máu đông.

- Yếu tố di truyền: Một số người mang dị dạng hoặc ph́nh mạch năo bẩm sinh có nguy cơ gặp đột quỵ cao hơn. Đáng chú ư, các dị dạng này thường được phát hiện muộn.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Theo TS.BS Nguyễn Thế Anh, một số dấu hiệu cảnh báo đột quỵ điển h́nh là:

- Mặt lệch: Méo miệng, nhân trung lệch một bên.

- Yếu chi: Không thể nhấc tay hoặc giữ tay thẳng, yếu chân khiến dáng đi loạng choạng.

- Nói khó: Nói ngọng, không rơ chữ, không hiểu lời người khác nói.

Các chuyên gia khuyến cáo khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu trên, mọi người cần đến bệnh viện thăm khám sớm, tránh bệnh tiến triển nặng.

Để giảm nguy cơ đột quỵ, TS.BS Thế Anh khuyến cáo, mọi người cần thay đổi lối sống, chẳng hạn như: ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên (ít nhất 30 phút/ngày), ngừng hút thuốc, hạn chế sử dụng rượu bia, tránh tắm khuya...

Ngoài ra mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là người có bệnh nền như huyết áp cao, đái tháo đường, mỡ máu... để kiểm soát bệnh và phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ.

Trường hợp của nữ sinh 20 tuổi là lời cảnh tỉnh cho nhiều người. Đột quỵ không chừa bất kỳ ai, kể cả những người trẻ tuổi. Do đó, chủ động pḥng ngừa chính là ch́a khóa để bảo vệ sức khỏe và tính mạng.


VietBF@ Sưu tập


All times are GMT. The time now is 21:26.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.04496 seconds with 8 queries