![]() |
Hồi chuông cảnh báo đối với mô h́nh xă hội châu Âu
1 Attachment(s)
Ngày 1-1 năm 1993, Liên minh châu Âu đă chính thức được thành lập sau khi 27 nước thành viên của tổ chức này kư Hiệp ước Maastricht dựa trên Cộng đồng châu Âu với hơn 500 triệu dân.
Gần 20 năm đă trôi qua, mô h́nh kinh tế-xă hội của các nước châu Âu thuộc liên minh này đang bộc lộ nhiều bất cập. Những làn sóng khủng hoảng liên tiếp đang gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với mô h́nh này. Khi giới chức cấp cao lên dây cót tinh thần... Tại phiên họp toàn thể lần thứ 479 của Ủy ban Kinh tế và Xă hội châu Âu (EESC) mới đây đă diễn ra cuộc thảo luận về các biện pháp cần thiết để đưa châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay, cũng như một vấn đề quan trọng khác là xây dựng lại ḷng tin của công dân đối với các thể chế của châu Âu và cũng như sự tự tin của các tổ chức này. Đồng chủ tŕ cuộc họp là Chủ tịch EESC Staffan Nilsson và Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Martin Schulz. Hai quan chức uy tín này đă nhất trí rằng EESC và EP cần hợp tác chặt chẽ để bảo vệ mô h́nh xă hội và kinh tế của châu Âu vốn đem lại những phúc lợi đáng kể cho các công dân châu Âu. Sở dĩ hai ông phải nhấn mạnh như vậy, v́ làn sóng khủng hoảng kinh tế-tài chính mới nhất đă gây ra khủng hoảng chính trị tại một loạt quốc gia thành viên EU, trong đó nghiêm trọng nhất là Hy Lạp và Italia. Khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng đă buộc chính phủ nhiều nước EU phải cắt giảm ngân sách, thông qua một loạt chính sách kinh tế "thắt lưng buộc bụng." Đương nhiên, những chính sách "khắc khổ" đó đă ảnh hưởng đến những khoản phúc lợi xă hội mà các công dân châu Âu đang được hưởng. Với những người đang bị thất nghiệp, th́ phúc lợi xă hội chính là miếng cơm, manh áo của họ. Cắt giảm phúc lợi xă hội đồng nghĩa với việc họ phải bớt ăn, bớt mặc. Chính v́ vậy, các cuộc biểu t́nh liên tiếp phản đối chính sách kinh tế "thắt lưng buộc bụng" đă và đang diễn ra ở nhiều nước châu Âu trong thời gian qua, âu cũng là điều dễ hiểu. Tại cuộc họp nói trên, Chủ tịch Nilsson cũng nhấn mạnh rằng EP đang đóng một vai tṛ quyết định, đại diện cho công dân châu Âu, và thay mặt EESC, ông nói rằng mục tiêu của EESC đến năm 2014 là khuyến khích công dân tham gia tích cực vào các cuộc bầu cử sắp tới của châu Âu. Trong khi đó, Chủ tịch Schulz th́ khẳng định rằng "mô h́nh xă hội vốn là nền tảng của bản sắc EU" và là yếu tố căn bản đă thúc đẩy sự thành công về kinh tế của EU. Ông Schulz lập luận rằng do vậy mô h́nh xă hội châu Âu là giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay, chứ không phải là một trở ngại. Tuy nhiên, những đề xuất cụ thể để tạo sự tăng trưởng kinh tế, kiểm soát thất nghiệp và đầu cơ cần tiếp tục là một phần trong công việc hàng ngày của EESC và EP. Ông cũng kết luận rằng cuộc trao đổi ư kiến đầu tiên này của EESC và EP được coi là điểm khởi đầu của quá tŕnh nối lại cuộc đối thoại cần thiết giữa hai cơ quan. Trong cuộc thảo luận, ông Henri Malosse, người đứng đầu nhóm sử dụng lao động thuộc EESC, đă dẫn ra những kết quả nghiên cứu mới đây của hăng Eurobarometer cho thấy, nguyên nhân gây ra t́nh trạng công dân thuộc thế hệ trẻ châu Âu thiếu nhiệt t́nh đối với các vấn đề chính trị của khu vực là do họ đang "mất ḷng tin và không có quan điểm rơ ràng". Ông Malosse nhấn mạnh sự cần thiết phải giúp các thế hệ trẻ tạo được lập trường rơ ràng và gây dựng lại niềm tin của họ vào các thể chế châu Âu. Theo ông Malosse, châu Âu cần những người có tầm nh́n xa trông rộng, nhưng trên hết là những người có khả năng biến những ư tưởng thành hiện thực. Ông cũng khẳng định rằng bản thân ḿnh Chủ tịch Schulz đều thuộc thế hệ đang được hưởng những phúc lợi từ những thành quả của châu Âu trong hàng chục năm qua. Cũng tại cuộc thảo luận, các bên liên quan c̣n thảo luận một vấn đề quan trọng khác là sự liên quan chặt chẽ chưa từng thấy giữa khủng hoảng, tính hợp pháp của dân chủ và sự tham gia của công dân châu Âu. Ông Lucas Jahier, người đứng đầu nhóm Các lợi ích khác thuộc EESC lưu ư rằng, t́nh trạng suy giảm tính hợp pháp của dân chủ, ở cả cấp độ châu Âu và quốc gia thành viên, là hậu quả của cuộc khủng hoảng hiện nay. Theo ông Jahier, cần tận dụng cơ hội "Năm Công dân châu Âu" đang đến gần để kêu gọi Chủ tịch EP tổ chức một hội nghị đặc biệt trong năm 2013 đề ra chương tŕnh nghị sự v́ tương lai của châu Âu với sự tham gia của tất cả Quốc hội các nước thành viên. Một nhân vật khác, ông Georges Dassis - Đại diện Nhóm công nhân thuộc EESC, đă cam kết EESC vẫn là đồng minh của EP trong cuộc chiến chống lại t́nh trạng suy giảm dân chủ, song ông này cảnh báo, nếu EU không ngăn chặn t́nh trạng đầu cơ, tổ chức này có nguy cơ phải đối mặt với một cuộc tổng nổi dậy. http://plxh.vcmedia.vn/3NCUx6SWmxMOl...nh-2_7367b.jpg Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ bất ổn trong xă hội. Ảnh: TL Đau đầu bài toán thất nghiệp Trong bài phát biểu của ḿnh, Chủ tịch EP Schulz đă nêu bật t́nh trạng thất nghiệp của công dân châu Âu, đặc biệt là trong thanh niên. Ông lưu ư rằng t́nh trạng này không chỉ "là bi kịch cá nhân đối với những người bị thất nghiệp" mà "nó c̣n là liều thuốc độc đối với xă hội châu Âu v́ t́nh trạng thanh niên thất nghiệp sẽ làm phương hại tới kết cấu xă hội của châu Âu". Vấn đề này rơ ràng chứng tỏ rằng mô h́nh xă hội của châu Âu đang tiếp tục bị phương hại, với bằng chứng thực tế là các quỹ đầu tư thậm chí có thể c̣n nhiều quyền lực hơn các thể chế dân chủ. Ông Schulz nhấn mạnh, người dân châu Âu đang phản đối một hệ thống mà trong đó các cơ quan đánh giá tín nhiệm lại có nhiều quyền lực hơn cả các chính khách được bầu ra một cách dân chủ. Quả thực, khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) ngoài việc phải đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công từ lâu, nay c̣n phải đương đầu với một thách thức nặng nề khác là t́m cách giải quyết việc làm cho hơn 17 triệu người đang thất nghiệp. Đáng chú ư, các nước châu Âu thuộc khu vực Địa Trung Hải đang đứng trước một bài toán nan giải: Vừa phải cắt giảm chi tiêu để giải quyết nợ công, vừa phải t́m cách giải quyết 15-25% dân số trong tuổi lao động thất nghiệp. http://plxh.vcmedia.vn/3NCUx6SWmxMOl...nh-3_4ec7e.jpg Người thất nghiệp châu Âu xếp hàng xin trợ cấp ngày càng nhiều. Ảnh: TL Theo số liệu mới công bố của Cơ quan Thống kê Châu Âu Eurostat, tỷ lệ thất nghiệp tháng 2-2012 tăng cao kỷ lục. Tại 17 nước eurozone, 10,8% dân số trong tuổi lao động không có việc làm. Đây là mức cao nhất kể từ khi khu vực đồng euro được thành lập năm 1997. Đáng quan ngại hơn là tỷ lệ thất nghiệp ở châu Âu sẽ tiếp tục tăng từ nay tới cuối năm. Có chuyên gia tài chính thuộc ngân hàng JP Morgan tại London (Anh) dự báo, cuối năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực này sẽ lên tới 11%. Giới phân tích cho rằng, nạn thất nghiệp gia tăng ở toàn bộ 17 nước thành viên eurozone và nhiều nước châu Âu khác là bằng chứng cho thấy, các biện pháp khắc khổ với hy vọng giảm bớt nợ công và bội chi ngân sách không phải là liều thuốc thích hợp cho khu vực này vào thời điểm hiện nay. Sức mua của người dân giảm sút, khủng hoảng niềm tin của các nhà đầu tư khiến các hoạt động của khu vực sản xuất càng ảm đạm trong năm qua. Điều đáng quan ngại là sự chênh lệch về tỷ lệ thất nghiệp giữa 17 thành viên eurozone ngày càng lớn. Tại Áo hay Hà Lan, tỷ lệ này chỉ là 4,2 và 4,9%, trong khi đó tại Ireland là 14,7%, Bồ Đào Nha 15%, Hy Lạp 21% và Tây Ban Nha đỉnh điểm với mức 23,6% dân số thất nghiệp và hơn một nửa thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 25 bị gạt khỏi thị trường lao động. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng thất nghiệp tại eurozone nói riêng và châu Âu nói chung đang trở thành một vấn đề cấp bách không kém ǵ khủng hoảng nợ công. Đó là những tín hiệu hết sức quan ngại. Nghiêm trọng hơn, trước mắt, chưa có dấu hiệu nào cho phép chúng ta nghĩ rằng, khu vực eurozone hy vọng đảo ngược được t́nh thế. Thất nghiệp là một trong hai mối đe dọa lớn nhất đối với eurozone, nghiêm trọng không kém nguy cơ khủng hoảng nợ công. Cần lưu ư là từ hai năm nay, đă có sự phân hóa rơ rệt giữa các nước châu Âu ở phía Bắc và phía Nam Địa Trung Hải. Đó là một sự khác biệt quá lớn cả về phương diện tài chính, kinh tế và xă hội qua t́nh trạng việc làm. V́ vậy, một số chuyên gia cho rằng giả thuyết khu vực eurozone giải quyết xong vấn đề khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Hy Lạp, th́ thách thức tới đây của toàn khối này là phải giải quyết những khó khăn về kinh tế và xă hội ở các nước xung quanh Địa Trung Hải. Đây sẽ là một trong những điều kiện để khu vực eurozone được tồn tại. Trong trường hợp eurozone không tồn tại được, hẳn chúng ta đều hiểu EU sẽ phải đối mặt với sóng gió lớn như thế nào! Minh Tâm |
All times are GMT. The time now is 11:28. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.