View Single Post
Old 12-04-2024   #2
hoathienly19
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 1,365
Thanks: 2,219
Thanked 1,593 Times in 739 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default



HỘI TRƯỜNG " DIÊN HỒNG "



Một số công tŕnh kiến trúc ở Sài G̣n được trưng dụng thay đổi chức năng phục vụ qua các thời kỳ thay đổi thể chế.

Trong số đó, Hội trường “ Diên Hồng ” có nhiều thay đổi nhất và đây là một trong những công tŕnh kiến trúc để lại nhiều dấu ấn.

Ngoài ra, công tŕnh này cũng mang lại nhiều ấn tượng cho người dân Sài G̣n từng quen với những kiểu kiến trúc cổ điển thời thuộc địa.

“Chambre de Commerce” (Hiệp hội Thương mại) tại góc cuối đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) khoảng năm 1930 (Ảnh: Bưu Thiếp)





Sài G̣n vào năm 1928
trên Quai de Belgique (Bến Chương Dương) góc cuối đường Mac Mahon (Công Lư), xuất hiện một công tŕnh kiến trúc mới mang phong cách Art Deco với các chi tiết trang trí giản đơn và đại sảnh rộng lớn phù hợp với chức năng của một văn pḥng dành cho các cuộc hội họp của giới thương gia, kỹ nghệ Sài G̣n và Chợ Lớn, được mang tên “Chambre de Commerce” (Hiệp hội Thương mại).

Công tŕnh khởi công từ năm 1924 sau 4 năm th́ hoàn thành.






Trước đó tại góc cuối đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) chính quyền Pháp đă cho xây một Văn pḥng Thương mại có quy mô khiêm tốn dành cho việc quản lư xuất nhập cảng hàng hoá.

Sau nhiều thập niên, việc phát triển thương mại và kỹ nghệ tại Sài G̣n ngày càng lớn mạnh, buộc phải có một công tŕnh lớn hơn.

Thật ra, vào những thập niên đầu của thế kỷ 20, kỹ nghệ của Việt Nam mới bắt đầu phát triển, hàng hoá sản xuất đa dạng hơn, chứ trước đó hầu hết ngành thương mại của Việt Nam tập trung vào lúa gạo và các loại cây công nghiệp dành cho xuất cảng.

Đa số các thương gia đều là người Hoa Chợ Lớn hoặc là người Hoa từ các vùng Đông Nam Á sang Sài G̣n lập nghiệp.

Thương gia Trương Văn Bền
là người Việt Nam (gốc Hoa) nổi tiếng với sản phẩm xà bông thơm Cô Ba cạnh tranh với các thương hiệu xà bông thơm nhập cảng từ Pháp và xà bông giặt đồ Việt Nam.


https://www.youtube.com/watch?v=0gMtIXEkFf8



Ông c̣n được biết đến như một kỹ nghệ gia không bằng cấp sản xuất dầu ăn, dầu dừa và dầu cao su dùng trong kỹ nghệ.

Trong nhiều năm làm việc qua kinh nghiệm, ông viết lại những công tŕnh biên thành sách như :

- Phương pháp chế tạo xà pḥng (1918)

- Phương pháp cải tạo các giống lúa (1932) và Phương pháp lấy dầu thông (1932).

Ông được bầu làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại từ năm 1932 cho đến năm 1941.

Năm 1941 chiến tranh Đông Dương xảy ra,
lính Nhật hất cẳng Pháp vào miền Nam. Trong thời gian tiếp quản, lính Nhật trưng dụng trụ sở Hiệp hội Thương mại làm Sở Hiến binh.

Kinh tế VN trong giai đoạn này gần như tê liệt, đ́nh trệ sản xuất, quân Nhật vơ vét lúa gạo phục vụ chiến tranh, bắt bớ những người theo Việt Minh.

Trụ sở bàn luận những chính sách, đưa ra những kiến nghị và kế hoạch phát triển công thương tại Sài G̣n trở thành tổng hành dinh của cơ quan mật vụ Nhật.

Chambre de Commerce” (Hiệp hội Thương mại) xây mới tại Bến Chương Dương (Ảnh: Nadal)





Nhắc đến Sở Hiến binh Nhật, tôi nhớ lại bác Ba Thiện ở G̣ Vấp trong câu chuyện “Sài G̣n thuở chiến tranh Đông Dương” mà tôi đă viết trước đây không lâu.

Ông làm tài xế cho một viên sĩ quan Nhật tuyên truyền văn hoá. Nhưng khi tôi hỏi bác Ba về sự tàn ác của mật vụ Nhật có giống như trong các phim t́nh báo Trung Quốc hay không. Ông chỉ lắc đầu rồi nói :

- “ Chiến tranh mà, mật vụ nào không ác, không tra khảo sao lấy lời khai ”.


Sau này, t́nh cờ tôi đọc được một bài viết :

- “Những ngày tù chung với ông Đạo Dừa” của tác giả Hoàng Ngọc Giao viết lại theo lời kể của ông Joseph Cao ở Paris, tôi trích lại để độc giả biết thêm đôi chút.

…Cảnh ngồi tù Nhật Bổn là đáng nhớ nhất.

Năm ấy 1942,
tôi bị Hiến binh Nhật bắt giam ở “Chambre de Commerce” ở bến sông Sàig̣n, sau này là Thượng Nghị Viện của chế độ trước. V́ tội rải truyền đơn chống thực dân, cả Pháp lẫn Nhật, mà bọn Hiến binh nghi tôi là gián điệp Trùng Khánh.

Chúng giam vào pḥng Thương Mại ấy, hai bên là chỗ giam người có song gỗ chắn trước mặt, chừa một lối đi ở giữa.

Mỗi sáng, 7 giờ,
tụi Nhật cho chúng tôi đem thùng vệ sinh ra đổ xong lại bưng vào căn pḥng giam hẹp của ḿnh. Chúng bắt ngồi xếp bằng, thẳng lưng lên, tay để nơi đầu gối, không được nhúc nhích.

Sáng ngồi tới 12 giờ trưa,
được nghỉ ngơi cơm nước. Cơm th́ được phát một chén gạo Thái Lan dẻo như nếp, có nêm tí muối.

Chiều 2 giờ ngồi đến 6 giờ
mới được nghỉ ngơi, cơm nước như khi trưa.

Tối lại phải ngồi từ 7 giờ đến 9 giờ
mới có quyền nằm xuống.

Khi ngồi, phải ngồi yên như pho tượng.

Nếu mỏi mệt khom lưng, nghiêng quẹo người, hay lệch đầu qua bên là bị một côn gỗ gơ đánh cốp trên đầu như bị sét đánh, tá hỏa tam tinh !

Đó là thằng đội Trâu, thân h́nh trùng trục như con trâu nước, đầu vấn khăn lông trắng, dưới bẹn thắt cái khố, đi qua lại nơi khoảng đường giữa, vai vác cây gậy gỗ tṛn và nặng. Nó thường đập chảy máu đầu tội nhân.

Đấy là chỉ trừng phạt sơ sài về tội ngồi không thẳng thôi.


C̣n khi bọn Nhật tra khảo để lấy lời cung khai th́ thật kinh khủng sởn cả tóc gáy.

Cứ hai thằng Nhật thân h́nh như hộ pháp quần một phạm nhân; vật, ném, tung, hứng… nạn nhân của chúng như quả bóng rổ !

Thường th́ có máu đổ, nạn nhân chết giấc năm ba phen mới tạm được buông tha cho về khám.

Khi ấy tôi c̣n trẻ, háo động, làm sao ngồi yên tĩnh như thế từ giờ này sang giờ khác được. Nên cũng đă nếm mùi côn gỗ bao nhiêu phen…”.


Cờ hiệu của Đại Nhật Bản Đế quốc Hải quân và Lực lượng Pḥng vệ Biển Nhật Bản.





************
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.04250 seconds with 9 queries