(PHẦN 2).
Ngay sau khi đề xuất của VinSpeed đặt lên bàn thủ tướng, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà triệu tập gấp các Bộ, Ngành liên quan để chỉ đạo, mục đích lấy ý kiến báo cáo cấp có thẩm quyền và thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Rõ ràng đề xuất của VinSpeed phải có vấn đề nằm ngoài khuôn khổ các văn bản pháp lý hiện hành, và chưa từng có tiền lệ.
Đề xuất của VinSpeed gửi chính phủ đọc qua có vẻ không có gì mới “mong muốn được thực hiện dự án theo hình thức đầu tư trực tiếp bằng nguồn vốn tự có và vốn huy động hợp pháp từ doanh nghiệp, thay vì sử dụng vốn đầu tư công hay hình thức đối tác công tư” - nhiều dự án đã được triển khai theo “Hình thức đầu tư trực tiếp” có gì phải bàn cãi?
Nhưng đi vào chi tiết trong đề xuất của VinSpeed nó gần như không đúng với bản chất của hình thức đầu tư trực tiếp.
Đầu tư trực tiếp là gì?
Đầu tư trực tiếp là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tự trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình trong hoạt động đầu tư kinh doanh…
Cần thêm rằng, nhà đầu tư phải trực tiếp chịu trách nhiệm cho mọi rủi ro liên quan đến dự án.
Hình thức đầu tư trực tiếp nhà đầu tư được toàn quyền chủ động sử dụng nguồn vốn để chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh và phần lời nhuận được chia theo tỉ lệ vốn góp nên lợi nhuận thuộc về nhà đầu tư trực tiếp so với hình thức đầu tư gián tiếp sẽ cao hơn;
Trong khi VinSpeed VinSpeed xin vay 80% vốn nhà nước để đầu tư dự án với lãi suất 0% và hoàn gốc sau 35 năm bằng cách xin xây dựng và kinh doanh các thành phố vệ tinh tại các đầu mối nhà ga của tuyến cao tốc.
Với đề xuất này thì VinSpeed là chủ đầu tư, hay Nhà nước là Chủ đầu tư? Rõ ràng Chủ đầu tư phải là phía Nhà nước.
Và VinSpeed nếu được chỉ định chỉ là người đại diện Chủ đầu tư được giao quyền tổ chức thực hiện dự án (Ban quản lý dự án, nhà tư vấn điều hành dự án) sẽ không có gì phải bàn cãi, phải bầm, trình.
Nhà nước thu xếp được vốn, có khả năng đáp ứng theo đề xuất của VinSpeed thì cần gì phải kêu gọi các nhà đầu tư, lúc ấy Nhà nước chỉ còn đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây dựng dự án và cung ứng thiết bị, máy móc…
Trong trường hợp Nhà nước không đủ ngân sách sẽ đấu thầu nhà đầu tư, bằng các hình thức như BOT (Build - Operate – Tranfers, nghĩa là Xây dựng - Kinh Doanh - Chuyển giao), PPP (đầu tư theo phương thức đối tác công tư, là từ viết tắt của Public Private Partnership) hoặc đi vay các tổ chức tín dụng.
Tại Việt Nam hình thức BOT, PPP đều đã thất bại khi kêu gọi các nhà đầu tư cho các dự án giao thông đặc biệt là dự án đường bộ Cao tốc Bắc- Nam vì không có nhà đầu tư trong nước đủ năng lực tài chính triển khai, và các nhà đầu tư quốc tế không mặn mà tham gia vì pháp luật Việt nam rối như canh hẹ… và phải thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Tranh thủ sự bế tắc này, VinSpeed đề xuất một hình thức đầu tư không giống ai, cho nên Chính phủ không thể trả lời ngay vì không đủ thầm quyền… quả bóng lại được đẩy lên Quốc hội và như thường lệ dân tình chỉ còn biết hóng xem diễn biến như thế nào.
Chỉ có điều đề xuất của VinSpeed có vẻ hơi “xấc láo” coi thường cả một bộ máy nhà nước, chẳng nhẽ nhà nước có tiền mà không thể đứng ra làm Chủ đầu tư tổ chức triển khai dự án, cả bộ máy khổng lồ không đủ năng lực làm Chủ đầu tư, phải giao cho VinSpeed?
__________________
|