View Single Post
Old 06-04-2025   #18
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Jan 2005
Posts: 34,854
Thanks: 29,842
Thanked 20,289 Times in 9,284 Posts
Mentioned: 162 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 810 Post(s)
Rep Power: 84
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Default

Mỹ đă gửi một danh sách "dài" gồm các yêu cầu "khó nhằn" tới Việt Nam trong các cuộc đàm phán về thuế quan, trong đó có những yêu cầu có thể buộc Việt Nam phải giảm bớt sự phụ thuộc vào hàng hóa công nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc, hai nguồn tin chia sẻ với Reuters.

Washington muốn các nhà máy ở Việt Nam giảm sử dụng nguyên vật liệu và linh kiện từ Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Việt Nam kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng của ḿnh, theo chia sẻ từ một người được thông báo về cuộc đàm phán.

Người này không nói rơ với Reuters liệu trong đó có bao gồm các chỉ tiêu định lượng hay không.

Danh sách này là một phần của "phụ lục" cho văn bản khung do các nhà đàm phán Mỹ chuẩn bị, theo bốn người quen thuộc với vấn đề này.

Một người trong số đó, có quyền tiếp cận trực tiếp tài liệu, cho biết danh sách này đă được gửi tới Hà Nội vào cuối tháng Năm, sau khi kết thúc ṿng đàm phán thứ hai với Washington nhằm tránh mức thuế đối ứng 46% đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

Các nguồn tin từ chối nêu tên v́ những cuộc thảo luận này không công khai.

Reuters đă đưa tin hôm 2/6 rằng chính quyền Trump muốn các quốc gia đưa ra đề xuất tốt nhất của họ về đàm phán thương mại trước ngày 4/6, trích từ một bản dự thảo thư gửi các đối tác đàm phán.

Không rơ quốc gia nào nhận được thư, nhưng bức thư được gửi tới các quốc gia đang tích cực đàm phán, kể cả bằng h́nh thức họp trực tiếp lẫn trao đổi tài liệu.

Washington đă tham gia vào các cuộc đàm phán như vậy với các bên bao gồm Việt Nam, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ.

Các nguồn tin mô tả các yêu cầu của Mỹ đối với Việt Nam là "khó nhằn" và "đầy thử thách".

Hiện chưa rơ Hà Nội sẽ phản ứng thế nào trước các yêu cầu của Washington. Văn pḥng Đại diện Thương mại Mỹ không trả lời yêu cầu b́nh luận ngoài giờ làm việc của Hoa Kỳ. Bộ Công Thương Việt Nam chưa trả lời yêu cầu b́nh luận.

Một nguồn tiếp cận được vấn đề cho rằng nếu các yêu cầu của Mỹ nhằm cắt giảm hiệu quả sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc được đáp ứng, chúng có thể tạo ra một thách thức nghiêm trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam.

Ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam - cứ điểm sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như thiết bị Apple và giày Nike - được tích hợp chặt chẽ vào chuỗi cung ứng của láng giềng phương Bắc.

Các yêu cầu từ phía Mỹ cũng có thể làm phức tạp chính sách lâu dài của Việt Nam trong việc duy tŕ quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc - một nhà đầu tư nước ngoài lớn nhưng cũng là nguồn gốc của các lo ngại về an ninh do các yêu sách chồng lấn ở Biển Đông.
Việt Nam đă tăng gần gấp ba lần xuất khẩu sang Mỹ tính từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra vào năm 2018, khi chính quyền Trump đầu tiên áp thuế quan mạnh đối với Bắc Kinh, khiến một số nhà sản xuất chuyển cơ sở về phía nam.

Tuy nhiên, khi xuất khẩu sang Mỹ bùng nổ, Việt Nam cũng tăng cường đáng kể việc nhập khẩu từ Trung Quốc.

Dữ liệu từ Mỹ và Việt Nam cho thấy lượng hàng Việt Nam xuất sang Mỹ và lượng hàng Việt Nam nhập từ Trung Quốc gần như tương đương nhau. Cả hai con số này đều đạt khoảng 140 tỷ USD vào năm 2024.

Các quan chức Mỹ từ lâu đă cáo buộc Việt Nam bị sử dụng làm điểm trung chuyển cho hàng hóa Trung Quốc đến Mỹ.

Theo các cáo buộc, đôi khi hàng hóa có nhăn "Sản xuất tại Việt Nam" mặc dù không được gia công hoặc chỉ được gia công rất ít ở Việt Nam. Điều này giúp người bán Trung Quốc né thuế nhập khẩu cao của Mỹ.

Nhận thức được những chỉ trích của Mỹ, Hà Nội đă phát động một chiến dịch xử lư nghiêm việc trung chuyển hàng hóa bất hợp pháp. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa được thấy rơ trong ḍng chảy thương mại, v́ xuất khẩu sang Mỹ và nhập khẩu từ Trung Quốc đều đạt mức cao kỷ lục vào tháng Tư, theo dữ liệu mới nhất.

Việt Nam cũng đă nhiều lần thể hiện thiện chí giảm các rào cản phi thuế quan và nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn của Mỹ, phù hợp với các yêu cầu lâu nay từ Washington.

Trong những tuần gần đây, các quan chức đă nhắc lại kế hoạch mua máy bay của Mỹ và đă kư hoặc cam kết nhiều thỏa thuận không ràng buộc, trong đó cả việc mua sản phẩm nông nghiệp và năng lượng.

Tuy nhiên, một trong những người tham gia đàm phán cho hay điều đó có thể không đủ, v́ các nhà đàm phán Mỹ muốn thấy những hợp đồng thật sự.
BBC
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
LosAngelesLakers (06-05-2025)
 
Page generated in 0.04512 seconds with 9 queries