R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Jan 2005
Posts: 35,206
Thanks: 29,960
Thanked 20,460 Times in 9,371 Posts
Mentioned: 163 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 813 Post(s)
Rep Power: 85
|
Vụ việc chính quyền csVN huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên tiến hành cưỡng chế đất, san bằng hàng chục ngôi mộ lâu đời của người dân để thực hiện dự án cụm công nghiệp không chỉ là một câu chuyện về đất đai. Nó là một hồi chuông cảnh tỉnh về mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước và quyền con người, giữa phát triển kinh tế và tôn trọng văn hóa – đạo lư dân tộc. Hành vi này không chỉ gây đau ḷng mà c̣n được xem là xúc phạm tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Việt.
Bài học đau đớn từ Hưng Yên khi tổ tiên bị đào xới – quá tŕnh “phát triển” đầy vết thương. Truyền thống của quê hương Việt Nam vốn là một quốc gia gắn bó sâu sắc với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Mồ mả không chỉ đơn thuần là nơi chôn cất người quá cố, mà là nơi neo giữ kư ức ḍng họ, là biểu tượng thiêng liêng của truyền thống văn hóa và đạo đức. Bất cứ sự can thiệp nào vào vùng đất tâm linh ấy đều cần được cân nhắc bằng cả trái tim và lư trí. Thế nhưng, trong trường hợp Hưng Yên, người ta thấy một sự lạnh lùng hành chính, khi máy xúc vô cảm san phẳng phần mộ tổ tiên, c̣n người dân th́ bất lực gào khóc trong đau đớn.
Chính quyền viện dẫn lư do “phát triển kinh tế”, nhưng liệu phát triển nào lại phải trả giá bằng việc xâm phạm niềm tin, phá vỡ truyền thống và đẩy người dân vào bi kịch tinh thần như vậy? Có phải khi lợi ích nhóm núp bóng cụm công nghiệp với sự bao che của hệ thống công an trị là muốn lộng hành thế nào cũng được. Câu hỏi nhức nhối hơn cả là ai mới thực sự hưởng lợi từ các cụm công nghiệp mọc lên trên đất tổ của dân? Trong hàng loạt vụ cưỡng chế đất trên khắp cả nước, mô h́nh đă trở nên quen thuộc: đất nông dân bị thu hồi với giá đền bù rẻ mạt, sau đó được giao cho các doanh nghiệp đầu tư khu công nghiệp, đô thị hoặc nghỉ dưỡng – nơi mỗi mét vuông đất có thể sinh lời gấp hàng chục lần. Người dân mất đất, mất mồ mả, mất sinh kế. trong khi doanh nghiệp và một nhóm quan chức cộng sản lại giàu lên.
Từ đó, nghi ngờ về tham nhũng, lợi ích nhóm, câu kết giữa quan chức và nhà đầu tư là hoàn toàn có cơ sở. Một nhà nước thực sự “v́ dân” không thể chỉ chăm chăm "phát triển" bằng cách ép dân hy sinh mọi thứ – kể cả quá khứ lẫn kư ức thiêng liêng. Luật pháp bị linh hoạt hóa và áp chế tùy tiện, đạo lư dân tộc bị cố t́nh lăng quên, xóa bỏ. Luật Đất đai của cộng sản Việt Nam vốn đă trao cho nhà nước quyền độc tài sở hữu toàn bộ đất đai – một nguyên lư pháp lư đặc biệt chỉ có trong mô h́nh chính trị tập quyền csVN. Tuy nhiên, việc áp dụng luật một cách cứng nhắc, bất chấp đạo lư đă khiến chính sách trở nên vô cảm. Cưỡng chế không thông báo rơ ràng, không hỗ trợ di dời mồ mả đúng tŕnh tự, không tôn trọng phản ứng của người dân là dấu hiệu cho thấy sự lạm quyền và vô trách nhiệm trong điều hành của một nhà nước tam vô.
Câu hỏi cần được đặt ra: Luật pháp phục vụ ai? Phục vụ nhân dân, hay phục vụ nhà đầu tư và chính quyền cộng sản địa phương? Dưới sự kiểm soát độc đoán của công an, mọi tiếng nói phản kháng đều bị ép phải bị im lặng và người dân không được lên tiếng. Chúng ta nên nhớ rằng trong bất kỳ một xă hội dân chủ thực thụ nào cũng sẽ cho phép người dân được khiếu kiện, phản biện và phản đối chính sách công một cách công khai, hợp pháp. Nhưng ở chế độ csVN hiện nay, tiếng nói của người dân thường bị xem là "gây rối", là "chống phá". Những người cầm đơn đi kiện thường không được giải quyết, thậm chí bị đe dọa, bị trấn áp. Khi dân không c̣n nơi để bày tỏ nỗi oan, xă hội sẽ tích tụ mâu thuẫn nguy hiểm.
Nếu chính quyền csVN không xem lại cách hành xử của ḿnh, những vụ việc như ở Hưng Yên sẽ không dừng lại, mà c̣n lặp lại ở nhiều nơi khác. Không một dự án nào, dù là cụm công nghiệp, đô thị thông minh hay đại lộ cao tốc, có thể biện minh cho hành vi chà đạp lên mồ mả tổ tiên của người dân. Nhà nước độc tài nên nhớ một điều, phát triển không thể xây trên tro tàn quá khứ. Phát triển không thể chỉ là bảng số GDP. Phát triển là khi con người được tôn trọng, khi kư ức tổ tiên được giữ ǵn, khi quyền của người yếu thế được bảo vệ, và khi tiếng nói phản biện được lắng nghe.
Nếu đất tổ trở thành đất thương mại và tổ tiên bị “xóa sổ” bằng lưỡi máy xúc, th́ chúng ta không c̣n là một dân tộc có gốc rễ – chỉ c̣n là những cá thể bị trôi dạt trong cơn lốc lợi nhuận và quyền lực của chế độ độc đảng cộng sản Việt Nam. Tính minh bạch và dân chủ trong quy hoạch, phát triển công nghiệp, liệu có đang hy sinh văn hóa – con người v́ lợi ích đầu tư ngắn hạn? Ai chịu trách nhiệm khi tổ tiên của người dân bị đào xới, mồ mả bị san bằng? Có cơ chế nào để đền bù tổn thất tinh thần hay trách nhiệm đạo đức? Nhân dân ta ơi hăy cùng nhau đứng lên! Chúng ta c̣n chịu đựng sự áp chế và nhẫn nhục đến bao giờ???
Lăo Thất.
__________________
|