Ngày 25/7, dư luận xôn xao về nghi vấn “té lầu” của Đại tá Phan Đức Dũng, Vụ trưởng Vụ Quốc pḥng, an ninh của Bộ kế hoạch và Đầu tư (sau sáp nhập th́ nay là Vụ quốc pḥng, an ninh, an ninh đặc biệt thuộc Bộ Tài chính). Báo chí CSVN đưa tin khá nhỏ giọt, chỉ cho biết là ông dũng “ngă tử vong tại cơ quan”, chứ không nói rơ nguyên nhân, bởi chưa có sự cho phép của nhà chức trách.
Tuy nhiên, khả năng ngă từ trên lầu xuống vẫn có cơ sở, bởi khó ai vấp ngă trên sàn nhà mà tử vong. Phan Đức Dũng quê gốc Hà Tĩnh, là sĩ quan biệt phái của Bộ Quốc Pḥng công tác tại Vụ quốc pḥng, an ninh, an ninh đặc biệt thuộc Bộ Tài chính. Mới được bổ nhiệm ngày 25/12/2023, tức thời ông Nguyễn Phú Trọng và phe Nghệ An Hà Tĩnh c̣n nắm nhiều quyền lực trong Bộ Chính trị.
Cái chết của viên đại tá này khiến nhiều người nghi ngờ về việc “thanh trừng nội bộ”. Bởi Vụ quốc pḥng, an ninh, an ninh đặc biệt là nơi quản lư tài chính, ngân sách trong lĩnh vực quốc pḥng, an ninh, bao gồm cả các chi tiêu mua bán vũ khí, thiết bị quốc pḥng… Đối tượng quản lư của Vụ này gồm: Bộ Quốc pḥng (bao gồm Ban Cơ yếu Chính phủ), Bộ Công an, Văn pḥng Trung ương Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và cơ quan khác theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Liên quan nhiều bên như vậy th́ là đầu mối nắm nhiều thông tin, cũng như tiền bạc của các phe nhóm trong lực lượng vũ trang (công an, quân đội). Trong khi hiện nay quân đội và công an đang so kè với nhau nhằm kiểm soát nền chính trị Việt Nam. Bởi vậy bên nào cũng muốn nắm vị trí này để tiện việc chi tiêu ngân sách. Nếu nắm nhiều thông tin mật mà chọn sai phe, th́ khả năng bị “tấn công” sẽ rất cao.
Một số nguồn tin cho biết trong khoảng một tháng trở lại đây, đại tá Dũng được “chăm sóc đặc biệt 24/24” bởi lực lượng mặc thường phục. Cho nên cũng không chắc là ông Vụ trưởng này vô t́nh té chết, hay “tự nguyện” té, hay bị “tác động tâm lư/vật lư” trước khi té.
Cách đây 5 năm, ngày 21/12/2020, cũng tại trụ sở Bộ Tài chính, từng xảy ra cái chết của ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng Quản lư, giám sát bảo hiểm. Nguyên nhân được thông báo là “ngă cầu thang bộ” tại văn pḥng Bộ Tài chính.
Nếu đúng như công bố của nhà chức trách, trụ sở Bộ Tài chính dễ té ngă dẫn tới tử vong như vậy th́ cần phải kiểm tra chất lượng công tŕnh. Bởi cần rất nhiều tiền của dân để nuôi một quan chức nhà nước, cứ lâu lâu chết một người như vậy th́ rất tốn kém tiền của và nhân mạng.
Ngoài Bộ Tài chính th́ cũng có một số cơ quan nhà nước khác thường xảy ra “té lầu”. Như ở trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo, hồi 17/10/2019, thứ trưởng Lê Hải An được phát hiện rơi từ tầng 8, nơi ông ăn sáng trước khi làm việc. Đáng chú ư là lan can tầng 8 ṭa nhà này được báo chí chụp h́nh là khá cao, ngang ngực một người trưởng thành, khó có trường hợp “sơ ư” té như vậy.
Trước khi té lầu khoảng một tháng rưỡi, (cuối tháng 8/2019) ông thứ trưởng này từng kư Thông báo về việc xem xét kỷ luật 13 công chức của Bộ GD-ĐT có trách nhiệm liên quan tới vụ gian lận thi THPT quốc gia 2018 tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Ḥa B́nh. Trong số 13 quan chức này gồm các cục trưởng, cục phó Cục Quản lư chất lượng, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, chánh thanh tra, phó chánh thanh tra, vụ trưởng Vụ Pháp chế… Tuy nhiên, ngày 9/9/2019, Bộ GD-ĐT lại kư văn bản hủy bỏ các Quyết định và Thông báo trên.
Nh́n lại vụ té lầu bất thường của ông Lê Hải An khiến dư luận không thể không hoài nghi về cái chết mới đây của ông Phan Đức Dũng. Có lẽ, khi các phe phái trong chế độ độc tài triệt hạ lẫn nhau th́ “té ngă” cũng là một nhiệm vụ chính trị. Chỉ đợi tới khi đất nước thật sự dân chủ, những hồ sơ này được giải mật th́ người dân mới biết chính xác nguyên nhân tử vong của quan chức, c̣n bây giờ th́ chỉ chờ coi ai sẽ té ngă tiếp theo…