View Single Post
Old 03-03-2011   #2
adams
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
adams's Avatar
 
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 34
adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1
Default Đi t́m cao thủ Thiếu Lâm Việt Nam

(Kỳ 2) Gặp người Việt từng khổ luyện ở chùa tổ Thiếu Lâm

Từ hàng chục năm nay, giới vơ lâm Việt Nam hâm mộ vơ sư Vũ Đăng Hoài không chỉ v́ ông là một "cánh chim đầu đàn" của thời phục hưng vơ thuật vào những năm 1980 mà người ta c̣n cảm phục ư chí của ông: Khi mới 22 tuổi, chàng thanh niên Vũ Đăng Hoài đă lặn lội đường trường sang chùa Thiếu Lâm (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) tầm sư học vơ. Ông cũng là truyền nhân của hai môn phái vơ Thiếu Lâm: Thiếu Lâm Bắc Phái và Thiếu Lâm Nam Phái.

Khổ luyện bóp nát gốc tre




Vơ sư Vũ Đăng Hoài sinh năm 1956 tại huyện B́nh Lục, tỉnh Hà Nam. Từ nhỏ, ông đă được cha là vơ sư Vũ Đăng Thường truyền dạy những tinh hoa vơ thuật Thiếu Lâm tự. Ông kể: "Khi tôi mới lên 10 tuổi, để luyện tay, bố tôi ra đầu làng chặt những gốc tre đực rắn chắc nhất đem về phơi khô, tẩm dầu vào thân cây rồi đưa lên gác bếp hong cho khô hẳn. Sau đó, ông chẻ gốc tre làm đôi và bắt tôi hàng ngày phải dùng tay bóp những gốc tre ấy. Những ngày đầu chưa quen, bóp xong, tay đau đến nỗi buổi tối không cầm được bát đũa để ăn cơm. Sau này, khi đă đủ khả năng bóp nát những gốc tre ấy th́ cơ, gân tay tôi đă cứng cỏi hơn rất nhiều. Ngày ấy chưa có các học cụ luyện vơ như bây giờ, bố tôi phải đi t́m những gốc cây xà cừ lớn chôn xuống đất làm tượng Mộc nhân để chúng tôi luyện tập".

Trong hồi ức của ông Hoài, việc luyện Thông thiên nhăn cũng là quăng thời gian đáng nhớ. Cứ buổi sáng sớm hoặc buổi hoàng hôn, ông phải nh́n thẳng lên mặt trời. Dần dần khi đă quen, ông có thể nh́n lên mặt trời lúc giữa trưa nắng gắt.

Vơ sư Hoài nhớ lại những ngày đầu luyện vơ: " Có khi mùa đông đang nằm đắp chăn trong nhà, bỗng nhiên bố tôi gọi dậy bắt nhảy xuống giếng làng ngâm ḿnh hàng giờ đồng hồ. Có lần ngâm ḿnh dưới nước quá lâu tôi bị cảm lạnh nặng, ốm hàng tháng trời mới khỏi. Thế nhưng qua những lần tôi luyện như vậy, sức mạnh, sức đề kháng của cơ thể mới ngày càng được nâng cao".

Sang chùa Thiếu Lâm bái sư học vơ

Khi nhắc đến các đệ tử đă từng được ông giảng dạy, vơ sư Hoài rất đau ḷng v́ 3 người học tṛ, những người mà ông đă chọn làm truyền nhân đều bị chết trong một vụ tai nạn giao thông. Con trai của vơ sư Hoài kể lại: "Khi nghe tin các học tṛ bị tai nạn, ông chạy thẳng đến hiện trường, ngồi thẫn thờ khóc. Suốt thời gian 6 năm, ông bị ám ảnh bởi các anh ấy. Cứ mỗi khi đến bữa cơm, ông lại lấy thêm 3 chiếc bát và 3 đôi đũa đặt trên mâm cơm, gọi các học tṛ về ăn cơm, sư phụ ăn ǵ th́ gắp cho 3 đệ tử cái ấy. Ba anh ấy chính là 3 niềm tâm đắc của bố em. Trong vơ thuật, để t́m được một người hợp ư, một truyền nhân c̣n khó hơn "ṃ kim đáy bể".



Vơ sư Hoài biểu diễn đao thuật (Nguồn internet)

Năm 1975, người cha, cũng là sư phụ đầu tiên của ông bị bệnh thần kinh tọa không thể tiếp tục giảng được nữa. Vơ sư Hoài quyết định sang Trung Quốc t́m đến chùa Thiếu Lâm học vơ để về nối nghiệp cha. Ông đến chùa Thiếu Lâm thuộc tỉnh Quảng Đông xin bái sư học vơ. Cảm động trước ḷng thành của chàng trai trẻ nên vị phương trượng chùa Thiếu Lâm nhận ông làm đệ tử. Sau khi nhập môn, hơn một năm trời ông chỉ có việc gánh hai xô nước từ dưới chân núi lên chùa để lấy nước sinh hoạt và tưới cây là một cách rèn nội công. Khi đă luyện được nội công, ông mới bắt đầu được sư phụ dạy quyền cước.

Sau 6 năm 7 tháng đi xứ người luyện vơ, vơ sư Hoài quyết định về nước. Ông định mở ḷ luyện vơ nhưng khi bàn luận vơ công với cha ḿnh, ông mới thấy được sự mênh mông của vơ công Thiếu Lâm. Ông quyết định phải học thêm những bí kíp, tuyệt chiêu Thiếu Lâm mới. Vơ sư Hoài được cha gửi đến một vơ sư nổi tiếng trong giới vơ lâm cũng là người bạn thân tên Nguyễn Văn Tiến (c̣n gọi là cụ cả Tiền) ở Hà Nội.

Cụ cả Tiền muốn ông luyện chí kiên tŕ, nhẫn nại nên 6 tháng trời không cho luyện vơ, bắt vơ sư Hoài ngồi se hương để đi bán. Khi đă rèn ư chí cho học tṛ, cụ cả Tiền bắt đầu truyền dạy vơ công cho vơ sư Hoài. Ông tập luyện trong vơ đường của vơ sư Tiền đến khi sư phụ qua đời vào đầu những năm 1980.

Những cuộc tỉ thí không đụng thủ

Dù khả năng vơ công cao cường, thế nhưng theo những lời vơ sư Hoài tâm sự, người "ngoại đạo" sẽ không ngờ ông lại là một người cực kỳ khiêm tốn: "Có khi người ta đánh ḿnh, chưa biết người ta mạnh yếu ra sao nhưng ḿnh đă phải bỏ chạy". Ông giải thích: "Tôi theo học vơ nhà Phật nên rất tránh việc tỉ thí động chân động tay. Ḿnh học vơ, nếu đánh người không may đúng chỗ phạm th́ sẽ day dứt, ôm niềm tội lỗi cả đời. Chúng tôi rèn vơ để tăng cường sức khỏe, bảo vệ chân lư, chỉ những trường hợp bất khả kháng mới phải động thủ".

Vơ sư Hoài cho biết, đă có rất nhiều cao thủ vơ lâm muốn tỉ thí với ông để "phân tài cao thấp", tuy nhiên, thường th́ sau khi uống hết một ấm trà, nói chuyện về vơ thuật, những người này đều bỏ ngay ư định đó. "Tôi c̣n nhớ, một vơ sư nổi tiếng người Cao Bằng tên Du lặn lội đường xa đến nhà tôi đ̣i đấu vơ. Sau nửa ngày đàm đạo, vơ sư này đă ra về và nói một với tôi một câu: "Tôi với anh không c̣n ǵ để tỉ thí nữa"". Hay trong một chuyến đi Lào Cai, ông gặp một môn đồ của vơ thuật Vân Nam (Trung Quốc) nổi tiếng "không có đối thủ" ở Lào Cai. Cũng sau khi đàm đạo về vơ công, vơ sư này cũng không muốn "động thủ" với ông nữa.

Một trong những kỷ niệm đáng nhớ khác của vơ sư Hoài là chuyến "Nam du". Đến TP. Hồ Chí Minh, một vơ sư tên Thiệu muốn thử tŕnh độ của vơ sư Hoài nên đă đề nghị ông đánh một bài quyền. Ngay lập tức, vơ sư Hoài dùng chân móc côn lên tay và đánh bài "Song đầu Triệu gia côn". Khi đánh xong vơ sư Thiệu đă phải thốt lên: "Những người ẩn dật th́ tôi chưa biết, nhưng những người mà tôi gặp th́ chưa thấy ai đánh một bài côn hoàn hảo như anh".

Vơ sư Hoài trầm tư: "Khi hai người đă học vơ, chỉ cần lướt một vài quyền cước, đàm thoại mấy câu về vơ thuật, họ có thể hiểu nội công, mức độ thâm hậu về vơ thuật của đối thủ như thế nào và biết ngay được ḿnh có thể thắng hay bại".

Được biết, năm 1982, vơ sư Hoài thành lập chi nhánh vơ Thiếu Lâm tại Cung văn Hóa hữu nghị Việt - Xô và dạy cho đến ngày nay. Đă có hàng vạn môn sinh theo ông luyện vơ và đă có rất nhiều người trở thành vơ sư sau đó về các địa phương mở ḷ dạy vơ.

Điều đặc biệt, vơ sư Hoài được học bởi hai sư phụ Thiếu Lâm tự nhưng thuộc hai trường phái khác nhau là Thiếu Lâm Bắc Phái (bố ông) và Thiếu Lâm Nam Phái (cụ cả Tiền). Qua thời gian hàng chục năm luyện vơ, tinh hoa vơ thuật của hai trường phái đă được ông lĩnh hội trọn vẹn.

Ông Hoài cho biết: "Ngày nay, tôi lấy tên chi nhánh Thiếu Lâm của chúng tôi là Thiếu Lâm Liễu Đôi v́ cha tôi là theo Bắc Phái, sư phụ Tiền theo Nam Phái. Đó cũng là cách để tưởng nhớ đến hai vị sư phụ có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời tôi". Hiện nay, nhà thờ tôn sư Thiếu Lâm tự của ông đang ở giai đoạn hoàn thành. Ông và cậu con trai út đă bỏ ra 6 năm ṛng trực tiếp thiết kế và thực hiện công tŕnh này. "Tôi có thể bỏ tiền ra thuê cũng được, nhưng tôi cảm thấy tự tay làm sẽ phần nào thể hiện được sự tôn trọng đến các vị tôn sư".


VĂN CHƯƠNG
(ĐS&PL)

Kỳ 3: Nữ vơ sư Thiếu Lâm duy nhất ở Việt Nam
adams_is_offline  
 
Page generated in 0.04942 seconds with 9 queries