View Single Post
Old 06-23-2011   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 61
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
English Ngành Nail trên xứ Mỹ

Sơn một lớp mới lên đời ḿnh
Tiệm nail, một khởi đầu mới ở Mỹ cho người Việt tị nạn




Các giáo viên lớp Nail, nữ tài tử Tippi Hedren, các học viên ngành thẩm mỹ trong ngày ra trường
tại Citrus Heights Beauty College - ảnh tài liệu do bà Thuần Lê cung cấp, Trung Việt chụp lại.



LTS: Sau 36 năm từ khi người người bỏ quê hương ra đi định cư ở nhiều nơi bên ngoài Việt Nam, ngành Nail đă trở thành một trong những ngành nghề phổ biến rộng răi nhất đối với người Việt Nam tại Hoa Kỳ. Nhân dịp tổ chức BPSOS sắp sửa vinh danh nữ tài tử Tippi Hedren, một trong những người có công đầu trong việc hướng dẫn người Việt Nam tị nạn bước chân vào một ngành nghề mới, nhóm phóng viên Viễn Đông, Thanh Phong - Vanessa White - Trung Việt, đă thực hiện một loạt bài về nghề thẩm mỹ móng tay, qua câu chuyện kể của một số người gắn bó với nghề này từ những ngày đầu tiên cho đến những điều đáng quan tâm trong ngành này ở thời buổi hiện tại.


LOS ANGELES – Hy vọng tan thành mây khói đối với bà Thuần Lê, khi cộng sản cưỡng chiếm Sài G̣n. Từng là một giáo viên, bà sang định cư tại Hoa Kỳ trong năm 1975, với tư cách là một người tị nạn. Tất cả văn bằng của bà đều hóa ra vô dụng.

Nhưng bà không phải là người duy nhất rơi vào hoàn cảnh này.
Có những người khác cũng đă phải bỏ lại nghề nghiệp và nề nếp sinh hoạt của ḿnh ở Việt Nam. Trong số những người này, có hai mươi phụ nữ, trong đó có bà Thuần, sẽ mở đường khai phá một nghề nghiệp mới cho một thế hệ những người di dân và con cháu của họ.



Bà Thuần Lê đang làm móng tay cho một vị khách tại tiệmở Brentwood,
gần Santa Monica - ảnh: Trung Việt/Viễn Đông



* T́m lại được niềm hy vọng

Bà Yến Rist, một trong số 20 người phụ nữ ấy, nhớ lại trước đây từng lấy hẹn để ghi danh vào một trường thẩm mỹ ở thành phố Sacramento, ngay sau khi bước chân ra khỏi máy bay. Bà Tippi Hedren, một diễn viên nổi tiếng và từng làm người mẫu thời trang, ra đón bà Yến tại phi trường và thu xếp lấy hẹn tại trường cho bà.
Bà Tippi có cảm t́nh với những người Việt tị nạn, và thường đến viếng thăm một trại tị nạn ở Sacramento. Những người phụ nữ trong trại ngưỡng mộ bộ móng tay của bà, nên bà mới mời người làm móng tay cho bà tới trại, để dạy cho nhóm phụ nữ này những bài học về cách thức làm móng tay và móng chân.

Rốt cuộc bà Tippi đầu tư thêm th́ giờ và tiền bạc vào năng khiếu nghề nghiệp mới của nhóm phụ nữ Việt Nam, bằng cách cung cấp miễn phí cho họ những lớp học ngành thẩm mỹ, những vật liệu dụng cụ, và sau cùng mang lại cho họ niềm hy vọng vào tương lai.
Trùng hợp thay, trại tị nạn của họ lại mang tên là Hope Village – Làng Hy Vọng.

* “Hy vọng chẳng tốn kém ǵ”

Bà Thuần nhớ lại rằng sau mấy tháng học nghề, bằng thứ tiếng Anh mới học đôi chút, tất cả 20 phụ nữ này đều thi đậu bằng nail. Họ giúp đỡ nhau sau những bữa ăn, liên tục khuyến khích lẫn nhau vào những lúc rảnh rỗi. Sức mạnh tập thể của họ và ảnh hưởng xă hội của bà Tippi đă giúp cho nhóm phụ nữ Việt kiếm được công ăn việc làm nơi những tiệm nail trên khắp nước Mỹ. T́m được việc làm đă khó, mà giữ được công việc c̣n khó hơn nữa, đối với một số người trong nhóm phụ nữ này.

Bà Yến làm cho mấy tiệm nail ở Beverley Hills và Quận Cam, sau đó đến định cư ở vùng Palm Springs vào nửa sau thập niên 1970. Bà nói rằng khó mà giữ được việc làm, v́ các khách hàng – hầu hết là những phụ nữ da trắng – chỉ đ̣i những người thợ nail làm đă lâu trong các tiệm tới làm móng cho họ. Vào những ngày làm việc, bà Yến phải tốn tiền trả cho băi đậu xe nhiều hơn so với số tiền bà kiếm được đem về nhà. Bà cũng nhớ lại cái cảm tưởng như ḿnh là một người xa lạ bên ngoài, khi đi làm ở Beverly Hills. Bà cho biết, thậm chí người ta chẳng thèm nh́n bà, v́ thời trang của bà không đáp ứng những tiêu chuẩn của họ.

Bà Yến dời tới Palm Springs làm thợ nail, rồi rốt cuộc thêm nghề làm tóc và trang điểm vào trong danh sách nghề nghiệp của bà. Cách đây hơn 20 năm, bà nghỉ làm móng chân móng tay, để tập trung vào nghề trang điểm, v́ bà kiếm được nhiều tiền hơn với tiệm riêng của ḿnh.
Những người phụ nữ khác cũng đă rời khỏi ngành nail, và đi làm những công việc khác ở ngân hàng, thư viện, hoặc trong những ngành nghề thẩm mỹ khác.

Tuy nhiên, bà Thuần vẫn là thợ nail ở Brentwood, gần Santa Monica, và làm việc này đă hơn 35 năm nay. Bà là một người trong số những người Việt, nam cũng như nữ, hiện đang chiếm tỉ lệ khoảng 80 phần trăm trong tổng số những người thợ nail ở California, theo một bài báo của tờ Los Angeles Times trong năm 2008 cho biết. Trong số những người Việt Nam ấy, có một số người làm chủ tiệm riêng của ḿnh.

Những hy sinh ban đầu và ḷng tận tụy tiếp sau đó của những người phụ nữ như bà Thuần và bà Yến đă mang lại niềm hy vọng cho những người di dân Việt Nam và con cháu của họ, khi họ t́m kiếm một khởi đầu mới, một lớp sơn mới, một tương lai tươi đẹp tại Hoa Kỳ.
Niềm hy vọng đó đă được ban tặng miễn phí.


Vanessa White/Viễn Đông


Chú thích của tác giả: Tựa nhỏ trong bài “Hy vọng chẳng tốn kém ǵ” (Hope costs nothing) trích của văn sĩ người Pháp Sidonie Gabrielle.
tonycarter_is_offline  
Attached Images
 
 
Page generated in 0.05782 seconds with 10 queries