R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
|
Qua đó có thể thấy trong thời kỳ này người Hoa tới Mỹ khó hơn lên trời, và việc hủy bỏ “Luật bài Hoa” chẳng làm thay đổi ǵ lớn đối với vấn đề bài Hoa, người Hoa di dân tới Mỹ cực ít.
Tuy vậy, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, số lượng người Hoa vào Mỹ đă tăng dần. Cuối năm 1945, Quốc hội Mỹ thông qua Luật “War Brides” vào ngày 28/12/1945 cho phép những người vợ là người nước ngoài của quân nhân Mỹ có thể vào Mỹ mà không phải tính trong số lượng di dân được phép. Năm 1946 lại thông qua “Luật vợ chồng chưa kết hôn của quân nhân” (G.I Frances Acts of June 29 1946) cho phép vị hôn thê (hoặc vị hôn phu) của quân nhân Mỹ được miễn trừ hạn ngạch di dân để vào Mỹ, khiến rất nhiều quân nhân tại ngũ hoặc đă thoái ngũ người Mỹ gốc Hoa đă lợi dụng ưu đăi của hai đạo luật này lũ lượt về nước t́m đối tượng kết hôn. (Từ năm 1945 đến năm 1948 đă có hơn 6000 người Hoa vào Mỹ theo con đường này). Trong những năm 50 luật di dân Mỹ có nới lỏng, như năm 1952 Quốc hội Mỹ đă thông qua Luật di dân “McCarren Walters Act” qui định những hậu duệ châu Á (bao gồm cả người Hoa) có thể vào Mỹ miễn hạn ngạch. Sau khi đạo luật này được thực thi, số lượng người Hoa di cư vào Mỹ đă có gia tăng. Từ năm 1949 đến năm 1954 đă có 3465 lưu học sinh, người tới thăm gia đ́nh và nhân viên hàng hải người Hoa được phê chuẩn ở lại Mỹ vĩnh viễn. Năm 1953, Mỹ ban bố luật cứu tế nạn nhân, lại có 2777 công nhân người Hoa được phê chuẩn vào nước Mỹ. Ngoài ra khoảng 2000 người Hoa có hộ chiếu Quốc dân đảng Trung Quốc (Đài Loan) cũng nhận được visa vào Mỹ.
Năm 1957, Mỹ lại công bố một đạo luật cho phép nếu trong vợ hoặc chồng, cha mẹ, hoặc con cái có một người là công dân Mỹ hoặc đă là người được cư trú măi măi tại Mỹ th́ được miễn phải xuất cảnh.
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, các nước đế quốc như Anh, Đức, Pháp, Nhật Italia v.v... suy yếu, Mỹ trở thành nước đế quốc đứng đầu cả khối, đối đầu với phe xă hội chủ nghĩa. Để thích ứng với cục diện mới Mỹ đă xem xét lại chính sách di dân của ḿnh. Năm 1952, nguyên tắc cơ bản của “Luật quốc tịch di dân” vẫn lấy “chế độ phân phối số lượng người được nhập cảnh theo mức qui định” như trước đây nhưng đă đưa ra một nguyên tắc cơ bản nữa để thu hút di dân, tức là để cho nước Mỹ lựa chọn di dân mà nó cần chứ không như truớc đây để cho di dân chọn nước Mỹ. Sau đó, các nhân tài chuyên nghiệp, nhà khoa học và nhân viên kỹ thuật đều trở thành đối tượng ưu tiên được Mỹ lựa chọn. Một chính sách nới rộng nữa qui định: mọi loại người đều được qui thuộc thành công dân Mỹ. Ngoài ra v́ mục đích an ninh, tư tưởng chính trị của di dân; điều tra hành vi phạm tội; mở rộng phạm vi trục xuất di dân đều được chú ư; tăng thêm chủng loại di dân ngoài định mức, đều là đặc điểm của đạo luật này (Một lượng lớn di dân Hungarie và Cu Ba chống cộng đă vào Mỹ sau khi luật này công bố).
4. Thời kỳ b́nh đẳng (bắt đầu từ năm 1965)
Thời đại thay đổi buộc chính sách di dân của Mỹ cũng phải thay đổi, một trong những nhược điểm chí mạng của chế độ “phân phối theo định mức” là không chiếu cố đến sự đoàn tụ gia đ́nh của di dân, nên đă bị đả kích và phê phán ngay từ đầu, thế nhưng năm 1952 khi sửa chữa lớn luật di dân điều này vẫn chưa được bổ cứu. Tuy vậy t́nh trạng, đến Mỹ cả một đời rồi mà không được phép đón cha mẹ vợ con vào đoàn tụ là điều vô nhân đạo; nhân dân châu Phi đang nối nhau thoát khỏi sự ràng buộc của bọn thực dân giành lấy độc lập, người Mỹ da đen cũng có b́nh đẳng, nhu cầu lớn về nhân tài trong cạnh tranh Xô Mỹ v.v... đă buộc nhà đương cục Mỹ các đời phải suy tính lại chính sách di dân. Các tổng thống Kennedy, Johnson đă có những cố gắng trong việc sửa đổi Luật di dân và Luật di dân mới đă được thông qua năm 1965. Luật có những điểm chính sau:
(1) Loại bỏ lập trường truyền thống kỳ thị chủng tộc và kỳ thị quốc tịch. Mỗi năm có 290.000 người các dân tộc di dân tới Mỹ, trong đó đông bán cầu chiếm 120.000 người, tây bán cầu chiếm 170.000 người. Ai xin phép trước được vào trước, tuy vậy bất cứ nước nào cũng không được vượt quá 20.000 người.
(2) Nhấn mạnh nguyên tắc nhân đạo, đoàn tụ gia đ́nh. Vợ hoặc chồng, cha mẹ, con cái ở tuổi thiếu nhi của công dân Mỹ được ưu tiên nhập cảnh và không tính vào định mức phân phối. Vị hôn thê (hôn phu) và con cái đă trưởng thành của công dân Mỹ chiếm 20% số lượng danh sách, con trai con gái đă kết hôn chiếm 10% số lượng danh mục. Anh chị em công dân Mỹ chiếm 24%.
(3) Hấp thu phần tử trí thức có tŕnh độ giáo dục cao đẳng và nhân tài chuyên nghiệp người nước ngoài; không từ chối công nhân lao động nước ngoài nhưng có cách bảo hộ công nhân lao động người Mỹ. Luật sư, thày thuốc, mục sư, linh mục, nhà khoa học nhân tài nghệ thuật chiếm 10% số lượng danh mục. Công nhân (thạo nghề hoặc chưa thạo) trước tiên phải đăng kư với Bộ Lao công, nếu di dân không ảnh hưởng đến thị trường công nhân lao động Mỹ và có thể kiếm được nghề nghiệp chính đáng th́ được phép, số lượng chiếm 10% danh mục.
(4) Tiếp nhận nạn nhân chính trị các nước, số lượng chiếm 6% danh mục, nhưng tổng số mỗi năm không quá 10.000 người.
Đạo luật này bắt đầu chia thời hạn thực thi từ ngày 1/12/1965, lấy 3 năm làm thời kỳ quá độ. Bắt đầu thực hiện toàn bộ từ ngày 1/7/1968.
Người ta cho rằng đạo luật này đă:
(1) Phù hợp với truyền thống “nước của nhiều dân tộc”, hấp thu được nhân tài các nước.
(2)Tôn trọng tinh thần dân chủ mà phù hợp nguyên tắc nhân đạo.
(3) Nêu gương cho một số nước kỳ thị chủng tộc lúc đó như Canada, Australia, Newzealand v.v...
(4) Nhân dân các nước Đông, Nam châu Âu và châu Á so với trước được đăi ngộ tương đối b́nh đẳng hơn, di dân của các vùng này theo tỷ lệ sẽ tăng thêm một lượng lớn.
(5) Hơn một trăm năm qua người Trung Quốc bị kỳ thị nhất và bị cho rằng không thể đồng hóa, bây giờ đă bước vào nước Mỹ với tư thế mới.
II. Vài nét về người Hoa di dân (hoặc trốn chạy hoặc t́m cách ở lại...) sang Mỹ từ sau khi nước CHND Trung Hoa thành lập
- Đến năm 1965 chính quyền Mỹ mới chính thức phân phối hạn ngạch cho người Trung Quốc đại lục di cư vào Mỹ (không rơ là bao nhiêu) cùng chung hạng mục với người Trung Quốc Đài Loan, Hồng Công. Đến năm 1977, Trung Quốc đại lục bắt đầu cử lưu học sinh tới Mỹ, loại di dân kiểu này sau năm 1980 ngày càng tăng. Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, nhiều công dân đại lục được chấp nhận cư trú vĩnh cửu tại Mỹ.
Tiền đề để có quốc tịch Mỹ là phải có quyền được cư trú vĩnh cửu tại Mỹ mà người ta thường gọi là được cấp “thẻ xanh". Theo thống kê từ năm 1980 đến năm 1989, có 170.897 người Trung Quốc được cấp thẻ xanh; từ năm 1990 đến năm 1999 có 342.058 người và từ năm 2000 đến năm 2009 có 591.714 người.Tổng cộng trong 30 năm là 1.104.669 người" (Từ năm 2000 đến năm 2009 có 340.000 người Trung Quốc gia nhập quốc tịch Mỹ (riêng năm 2008 có 40.017 người so với năm 2007 tăng thêm hơn 6000 người).
- Số lượng người Hoa ở Mỹ: Theo thống kê số người Mỹ gốc Hoa năm 2007 là 3.538.407 người (gần đây dự đoán là khoảng 4 triệu) chiếm 23,3% dân số gốc Á của Mỹ và 1% tổng dân số Mỹ, trong đó đến từ Trung Quốc đại lục chiếm 60% , Đài Loan chiếm 16%, Hồng Công khoảng 9,4% c̣n lại là từ nơi khác (Ngoài ra c̣n một lượng khá lớn người Hoa cư trú bất hợp pháp tại Mỹ nhưng chưa thống kê nổi).
Người Hoa cư trú tương đối tập trung tại mấy thành phố lớn của Mỹ như California (tới 1,1 triệu người, chiếm 36,9% tổng số), Newyork (hơn 500.000 người, chiếm 16,9% tổng số). New Jersey (hơn 130.000 người chiếm 4,4% tổng số) v.v...
Người Mỹ gốc Hoa cũng có địa vị xă hội và thu nhập rất khác nhau như mọi công dân Mỹ khác.
Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật đă có tới 7 người Mỹ gốc Hoa được nhận giải thưởng Nobel đó là Lư Chính Đạo, Dương Chấn Ninh, Đinh Triều Trung, Lư Viễn Thiết, Chu Đệ Văn, Thôi Kỳ, Tiền Vĩnh Kiệt. Người ta biết đă có hàng ngàn người Hoa tham gia vào công tŕnh đưa người Mỹ lần đầu lên mặt trăng v.v...
Một số người Mỹ gốc Hoa đă được cử làm bộ trưởng, thứ trưởng trong Chính phủ Mỹ hoặc là người đứng đầu các bang v.v... Năm 2011, Chính phủ Mỹ vừa cử một người Mỹ gốc Hoa làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước này tại Trung Quốc.
Báo “Hoa kiều" ngày 1/5/ 2010 cho biết, tính tới năm 2007, người Hoa sở hữu tới 423.609 doanh nghiệp với doanh thu năm 2007 là 142,7 tỷ USD.
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân người Hoa ở Mỹ không được coi trọng và ưa chuộng lắm. Kết quả thăm ḍ dư luận năm 2010 cho thấy 28% dân Mỹ được hỏi nói họ chưa bao giờ và cũng không muốn tiếp xúc với người Mỹ gốc Hoa.
Mặc dù vậy không ai có thể phủ nhận vai tṛ và những cống hiến của các lớp người Hoa nhiều thế hệ đối với nước Mỹ./.
vanhoanghean
|