Đă nhiều năm qua hiện tượng ca sĩ về hát tại Việt Nam đă trở nên b́nh thường và không ai c̣n thắc mắc tại sao ca sĩ này về ca sĩ kia không. Tất cả tùy vào nhận thức của từng cá nhân và dĩ nhiên cũng lệ thuộc vào khẩu vị của bầu show, những người đánh hơi được thị hiếu của khán giả khi muốn mời ca sĩ nào về hát.

DVD Asia thứ 71 bị cấm ở Việt Nam v́ đề cập đến chiến dịch 'Triệu Con tim-Một tiếng nói'
Có không ít ca sĩ hải ngoại khi về tŕnh diễn đă gây sốt cho khán pḥng như Tuấn Vũ, Hương Lan. Có ca sĩ đi từ Nam ra Bắc mà đến đâu là hết vé đến đó như Thanh Tuyền, Chế Linh hay Bằng Kiều mới đây chẳng hạn. Khán giả hào hứng đến để nghe họ hát và những tiếng hát xa xôi ấy khi trở về Việt Nam h́nh như bay bổng hơn, tha thiết hơn trong không gian của nơi họ được sinh ra và lớn lên cũng như nổi tiếng.
Thế nhưng kể từ đây rất nhiều ca sĩ không được cơ hội chia sẻ giọng hát với đồng bào ḿnh sau khi Bộ VH-TT-DL ra quyết định cấm họ về Việt Nam tŕnh diễn v́ đă tham gia vào DVD chương tŕnh Asia 71 - Kỷ niệm 32 năm hoạt động của Trung tâm Asia tại Mỹ.
Quyết định này được lập ra từ yêu cầu của thành ủy thành phố Hồ Chí Minh khi cho rằng DVD Asia 71 bôi xấu Việt Nam qua những bài ca kêu gọi ḷng yêu nước cũng như tôn trọng nhân quyền… Các ca sĩ có mặt trong DVD này, nhiều người đă từng về Việt Nam tŕnh diễn và có lượng khán giả đông đảo đă bị cấm không cho tŕnh diễn tại Việt Nam nữa, mặc dù trong đó có người đă kư hợp đồng tiếp với bầu show trong những lần về Việt Nam sắp tới.
Sáu ca sĩ Thanh Tuyền, Gia Huy, Tuấn Vũ, Mạnh Đ́nh và vợ chồng nghệ sĩ Quang Minh - Hồng Đào đă có tên chính thức trong lệnh cấm này như một cảnh báo của nhà nước Việt Nam đối với điều mà họ cho là hàng hai, đă hát cho cả hai bên khi lập trường của Asia 71 là chống lại nhà nước triệt để trong nhiều chục năm qua và DVD 71 là đỉnh điểm.
Vị nghệ thuật
Ca sĩ Thanh Tuyền là một trong sáu người ấy cho biết phản ứng của chị khi nghe lệnh cấm này:
“Thật sự chị là người nghệ sĩ mà là một nghệ sĩ độc lập. Trung tâm Asia là trung tâm có lập trường chống cộng từ trong nước cũng như ngoài nước mà ai cũng biết, c̣n chị khi nhận lời xuất hiện trên trung tâm Asia th́ chị rất bận. Khi trung tâm Asia kỷ niệm 32 năm th́ chị nghĩ sự có mặt của ḿnh th́ cũng b́nh thường thôi c̣n chuyện xảy ra th́ tùy theo suy nghĩ. Riêng cá nhân chị là người nghệ sĩ th́ chỉ lo làm đúng bản chất nghệ thuật của chị mà thôi.”
Ca sĩ Tuấn Vũ th́ bức xúc hơn khi anh cho rằng nhà nước Việt Nam đang giận cá chém thớt. Là người nghệ sĩ anh không để ư tới chuyện chính trị, và những tác phẩm anh hát trong Asia 71 là hoàn toàn b́nh thường v́ đă làm anh nổi tiếng từ khi anh tŕnh diễn chúng trên các sân khấu hải ngoại, Tuấn Vũ chia sẻ:
“Họ muốn đưa ai th́ đưa thôi, chuyện đó là chuyện của họ anh không có ư kiến ǵ cả. Anh ở bên này từ nhỏ tới lớn chứ không phải ở bên đó đâu mà phải trả lời. Anh lớn lên từ bên này và anh hát từ bên này, bên Việt Nam nó muốn nói ǵ kệ nó. Anh về anh hát chứ không phải làm chính trị hay bất cứ điều ǵ mà nó bắt bẻ. Bây giờ họ cấm anh, họ nói không nên làm điều này điều kia th́ anh c̣n tránh được, đàng này anh hát xong rồi họ mới cấm là sao? Chuyện đó thật vô lư. Coi như bầu sô mời anh về hát th́ anh về thôi.
Nhạc của anh hát là nhạc trước năm 75, và nó đă tạo cái tên cho anh chứ thực sự anh không chống đối bên nào hết. Anh là ca sĩ, anh không dám chống ai hết. Anh phải chọn những loại nhạc trước 75 để hát tại v́ nhạc đó nó nuôi anh mà nó nuôi lâu rồi chứ không phải mới bây giờ đâu. Người ta làm mà bắt anh bao gồm, bắt anh dính vô là chuyện tầm bậy, anh không dính líu điều đó, c̣n nếu anh làm th́ anh mới có trách nhiệm cái bài hát ấy.”

Nữ ca sĩ Thanh Tuyền. H́nh chụp năm 2008. Photo courtesy of Wikipedia.
Thanh Tuyền kể lại chuyến về Việt Nam vừa rồi và chị cho là việc cấm chị về Việt Nam hát không gây cho chị một sự trăn trở nào:
“Được như xưa hay không th́ do khán giả thẩm định chứ chị không dám nói nhưng nói chung th́ chị về trong tháng 12 vừa rồi th́ chị hát tại Sài G̣n 2 đêm, c̣n hát 1 đêm tại Hà Nội. Nói chung chị rất mừng là khán giả vẫn c̣n thương chị rất nhiều cả trong Sài G̣n lẫn ngoài Hà Nội.
Cái tuổi của chị bây giờ cấm hát hay cho hát đâu thành vấn đề nữa đâu, nói thẳng chị cũng chẳng quan trọng ǵ. Chỉ tội cho thế hệ nhỏ không cho nó hát th́ tội nghiệp cho nó thôi. Riêng chị th́ chị hiểu tất cả, nó đến rồi nó đi, nó có duyên hay không thôi. Tới giờ này chị đă nghe chuyện nhưng bầu show bên đó cũng chưa cho chị biết như thế nào mà chị cũng không hỏi làm ǵ, có lẽ do tuổi chị tới bây giờ th́ mọi chuyện không c̣n ǵ quan trọng với chị nữa cả.”
Hai ca sĩ Thanh Tuyền và Tuấn Vũ có hát những bài trực tiếp bị cho là phản động th́ cũng dễ hiểu khi nhạc vàng vẫn bị chính quyền cấm đoán gắt gao. Một số rất ít nhạc vàng, nhạc tiền chiến được duyệt trong khi một kho tàng nhạc Việt trước năm 75 vẫn thường xuyên tŕnh diễn trên các sân khấu hải ngoại. Thế nhưng khi nói về hài, nếu nhà nước đem chuyện chống đối chế độ ra chụp mũ cho nghệ sĩ là điều khó hiểu. Cặp vợ chồng nghệ sĩ hài Quang Minh Hồng Đào là một ví dụ.
Nếu xem các vở kịch từ trước tới nay trên các sân khấu hải ngoại như Thúy Nga Paris, Vân Sơn hay Asia khán giả phải công nhận rằng những kịch bản mà cặp đôi này tŕnh diễn hoàn toàn vô hại đối với nền chính trị có vấn đề của chế độ. Không phải Quang Minh Hồng Đào tránh né những kịch bản đùa bỡn sự sai lầm hay khó hiểu của các chính sách mà đơn giản rằng những yếu tố đó không gây cười được khán giả.
Tên của hai nghệ sĩ này trong danh sách cấm biểu diễn trong nước rơ ràng là dằn mặt họ cũng như các ca sĩ khác có cộng tác với trung tâm Asia.
Tuy nhiên không phải ca sĩ nào cũng có nhu cầu về nước biểu diễn, Nguyễn Hồng Nhung là một trong những ca sĩ như vậy.
Nguyễn Hồng Nhung hiện nay được biết cộng tác toàn thời gian cho trung tâm Asia. Cô chọn con đường này khi mới bước chân xuống Mỹ, và từ đó tới nay chưa một lần về Việt Nam tŕnh diễn mặc dù rất nhiều bầu show lên tiếng kêu mời. Nguyễn Hồng Nhung cho biết:
“Em thật ra khi sang đây và đóng góp cho trung tâm Asia th́ em đă trở thành ca sĩ hải ngoại rồi chứ không c̣n là ca sĩ Việt Nam nữa, nhưng thật ra bất cứ ở đâu đă là nghệ sĩ th́ chỉ muốn hoạt động nghệ thuật thôi chứ bọn em không quan tâm đến vấn đề chính trị.
Khi bọn em hát th́ bọn em thấy được bài hát như “Triệu con tim” mà anh Trúc Hồ sáng tác là một nhạc phẩm rất hay, nói lên tinh thần yêu nước không cần biết ḿnh là ca sĩ hải ngoại hay Việt Nam, người hải ngoại hay người Việt Nam th́ cũng cùng với nhau chung vai để mà nói lên tiếng nói làm sao để có cuộc sống thanh b́nh và không bị chèn ép hay không thoải mái. Đó là tinh thần yêu nước mỗi người và em nghĩ rằng nó không phân chia ranh giới ǵ cả.”
Bất công

Ca sĩ Nguyên Khang. Photo courtesy of Dân Huỳnh/Người Việt.
Đối với Nguyên Khang, một giọng ca ăn khách hiện nay tại hải ngoại th́ việc cấm các các ca sĩ về nước hát là bất công, anh nói:
“Em thấy tiếc cho những ca sĩ về Việt Nam đă được giấy phép tŕnh diễn rồi mà bây giờ lại bị cấm. Điều đó nó không fair cho họ, không công bằng cho họ. Thật ra th́ họ cũng chỉ là những người đi phục vụ thôi. Những nghệ sĩ trong nước họ vẫn lên những chương tŕnh của đảng và nhà nước, họ cũng hát những chương tŕnh đó th́ chương tŕnh của trung tâm Asia 71 cũng không nói một cái ǵ chống phá nhà nước hết th́ tại sao cấm họ? Em thấy như vậy là không công bằng và em thấy tiếc cho những người nào đưa ra luật như vậy th́ nên coi lại.”
Người ta c̣n nhớ khi Đàm Vĩnh Hưng sang Mỹ tŕnh diễn không hiếm nơi tẩy chay anh v́ cho rằng anh là ca sĩ của chế độ khi tham gia các chương tŕnh cổ động cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nhưng đó là thái độ của khán giả chứ không phải từ chính quyền Mỹ. H́nh như chỉ có Đàm Vĩnh Hưng là người gặp trở ngại khi tŕnh diễn tại hải ngoại trong khi hầu hết những ca sĩ khác đều yên ổn và được sự chào đón nồng nhiệt từ Việt kiều trên khắp nước Mỹ. Nh́n sự việc này dưới cặp mắt công b́nh, ca sĩ Nguyên Khang so sánh:
“Em nghĩ là ca sĩ trong nước họ ra hải ngoại th́ họ không cần phải xin bất cứ một cái phép ǵ của chính phủ Mỹ cả, họ chỉ cần một tờ giấy để đóng thuế thôi th́ họ có thể hát bất cứ nơi nào. Chưa có một nước nào lại cấm người của nước ḿnh về phải làm một tờ giấy xin hát. Tụi em là nghệ sĩ mà phải xin hết người này tới người khác đó không phải là tính cách của một người nghệ sĩ.
Khi em vào Việt Nam hát th́ chỉ cần đóng thuế cho chính phủ Việt Nam th́ điều đó nó hợp lư, c̣n bắt em phải xin được hát và hát bài ǵ th́ điều đó em không làm. Em đă nói rất nhiều lần với nhiều bầu sô Việt Nam, em nói khi nào nhà nước không c̣n tờ giấy bắt người nghệ sĩ xin duyệt bài hát th́ tụi em sẽ về hát.”
Khi em vào Việt Nam hát th́ chỉ cần đóng thuế cho chính phủ Việt Nam th́ điều đó nó hợp lư, c̣n bắt em phải xin được hát và hát bài ǵ th́ điều đó em không làm.
Ca sĩ Nguyên Khang
DVD Asia 71 lưu hành trong nước dưới dạng những bản copy đă bị chính quyền thành phố chính thức lên tiếng yêu cầu người dân không nên xem nó cũng là lúc chợ trời băng nhạc trúng mùa với DVD này. Người ta không thể hiểu tại sao cho đến nay chính quyền vẫn chưa học được bài học cái ǵ càng cấm càng gây ṭ ṃ cho người dân. Nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, tâm lư coi thường chính quyền đă lan tỏa trên toàn xă hội và người dân theo dơi những phản ứng của chính quyền để dự đoán những diễn biến mới nhất trong ḷng chế độ.
Sau năm 1975, phong trào tẩy chay Văn hóa phẩm đồi trụy, phản động tỏ ra thành công v́ hoàn cảnh lúc ấy người dân rất sợ chính quyền cách mạng. Họ không thể đánh đổi sự an toàn của gia đ́nh v́ một cuốn sách hay một dĩa hát. Nhưng trong thời đại Internet hiện nay, cấm đoán một tác phẩm ngoài luồng bằng thông tư, nghị quyết là hài hước, và cho thấy chế độ không theo kịp với sự phát triển của thế giới trong công nghệ thông tin.
Mặc dù trở ngại nhưng đa số ca sĩ đều muốn về nước tŕnh diễn. Thứ nhất v́ họ thao thức với sân khấu Việt nơi đồng bào của họ c̣n quá khó khăn khi được xem một buổi biểu diễn của người con xa xứ. Hai nữa, chỉ ở trong nước mới có số lượng lớn khán giả tập trung trong một buổi tŕnh diễn mà đối với nghệ sĩ, đám đông mới là tất cả, nó khẳng định tên tuổi và đẳng cấp của một ca sĩ trong không gian thật của nhà hát.
Nguyên Khang chia sẻ những ư nghĩ của anh về vấn đế này:
“Đó là nguyện vọng của rất nhiều ca sĩ, em không dám nói là tất cả, ngay cả chính em th́ cũng có nguyện vọng ấy v́ ḿnh theo nghề hát mà. Có những khán giả đến từ Việt Nam, và khi ḿnh về Việt Nam khán giả nhận ra ḿnh họ hỏi chừng nào về Việt Nam hát? Những tấm ḷng đó không bao giờ quên được nhưng mà về như thế nào th́ lại là chuyện khác.”

Ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung. Photo courtesy of 24H
Nguyễn Hồng Nhung th́ khẳng định mạnh mẽ hơn, cô nói:
“Nếu ngày nào Asia quay ở trong nước th́ chắc chắn em sẽ về, chứ c̣n cũng rất là nhớ nhà cũng muốn về chơi, c̣n chuyện hát tại Việt Nam chưa bao giờ em nghĩ tới dù khán giả của ḿnh ở Việt Nam nhiều lắm họ rất mong được nghe lại tiếng hát của ḿnh, nhưng đối với em th́ toàn bộ gia đ́nh thân nhân vẫn c̣n cả ở đó.
Đối với em mỗi một con người th́ đều có quyền tự do lựa chọn, v́ vậy cho nên em thấy rằng những ǵ mà em đang được hát, được thoải má,i muốn ăn muốn nói sao cũng được. Đi đứng th́ không cần tŕnh báo với phường với quận với xă cho nên rất là tự do.
Ở đâu có tự do có nhân quyền th́ ở đó con người được tôn trọng hơn, chứ c̣n ở Việt Nam bây giờ không phải nói nghệ sĩ Việt Nam khổ nhưng thực ra sống ở đâu th́ họ sẽ quen ở đó, c̣n ḿnh khi ra đến nước ngoài rồi th́ ḿnh thấy cuộc sống nó khác xa hơn là những người ở Việt Nam phải đón nhận; như nhạc sĩ Việt Khang chẳng hạn, chẳng qua là sáng tác những bài hát yêu nước thôi chứ đâu có ǵ ghê gớm mà cũng bị bắt.
Rồi những blogger lên tiếng nói về tự do ngôn luận… tất nhiên mỗi một nơi có những quy tắc chung th́ đối với Việt Nam như vậy là không được. Đă được có một cuộc sống được tôn trọng như bây giờ th́ em đă lựa chọn cuộc sống ấy.”
Bản tin của báo chí Việt Nam cũng ghi rơ “Ngoài kiến nghị ngưng cấp phép với sáu nghệ sĩ trên, Sở VH-TT-DL TP.HCM cũng phối hợp với PA83 tiến hành xác minh t́nh trạng pháp lư về nhân thân của hai ca sĩ khác, cũng tham gia trong chương tŕnh, là Hà Thanh Xuân và Hoàng Anh Thư để có hướng xử lư.”
Ca sĩ Hoàng Anh Thư là người mới sang Mỹ và việc báo chí nhắc tới tên cô khiến gia đ́nh thật sự hoảng loạn, nhất là khi công an tới nhà điều tra về nhân thân của cô trong những ngày trước Tết. Hành động đe nẹt này khiến cư dân mạng nổi giận và lên án. Cho tới nay người ta không rơ tại sao công an lại tới nhà một công dân đă đủ tuổi trưởng thành, đă xuất cảnh và không c̣n sống tại gia đ́nh của cô.
Một chính sách rập khuôn với thời kỳ Pháp thuộc vẫn hiện hữu trong những năm đầu của thế kỷ 21 thật đáng cho nhiều người suy ngẫm.