Một chiếc taxi vừa dừng lại phía ngoài cổng. Trên xe một thanh niên trạc hăm ba tuổi, một phụ nữ trẻ bế đứa bé khoảng hai tuổi, và một cặp vợ chồng lớn tuổi lần lượt bước xuống. Tôi đoán chừng ông bà nầy là cha mẹ của người phụ nữ, và chàng thanh niên là con rể. Chàng thanh niên đưa xấp giấy tờ cho người cảnh sát gác cổng; người này xem qua rồi đưa cho viên trung sĩ quân cảnh đứng cạnh. Người quân cảnh nói ǵ với chàng thanh niên, và ra hiệu cho anh đứng sang một bên. Người phụ nữ bế con tiến lại phân trần với người quân cảnh, rồi người đàn ông lớn tuổi cũng đến, dường như vừa thuyết phục vừa năn nỉ, nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu từ chối.
Một lát sau, xe quân cảnh đi ngang. Chàng thanh niên bị mời lên xe. Người phụ nữ gào khóc, nắm chặt cánh tay người thanh niên, không cho lên xe. Đứa bé cũng khóc thất thanh, ôm lấy chân anh ta. Thế là một cảnh giằng co xẩy ra, làm huyên náo một góc cổng gác. Người phụ nữ trẻ cố năn nỉ hai quân cảnh Việt Nam tha cho chàng thanh niên. Tiếng gào khóc của chị nghe thật thương tâm!
Tôi để ư nh́n hai quân cảnh Mỹ đứng gần đó. Họ không can thiệp ǵ cả. Hai trung sĩ quân cảnh trên xe nói ǵ với người thanh niên. Anh ta th́ thầm điều ǵ đó với người phụ nữ. Chị và đứa bé không gào khóc, níu kéo nữa. Người thanh niên lên xe. Chiếc xe Jeep quân cảnh đi đâu, không ai biết. Tôi chỉ thấy cặp vợ chồng lớn tuổi và người phụ nữ trẻ, cùng đứa bé leo lên một chiếc taxi khác vừa đổ người xuống. Chiếc xe đi ngược về phía cửa ngơ vào thành phố. Tôi chắc gia đ́nh họ trở về nhà.
Tổng thống Trần Văn Hương nhậm chức chỉ có mấy ngày, nhưng ông đă phải đương đầu với cảnh “dầu sôi lửa bỏng “ của đất nước. Trên mặt báo, tôi đọc thấy tân thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn đă ra lệnh cho các viên chức có trách nhiệm phải ngăn chặn mọi thành phần quân cán chính trong hạn tuổi của quân đội, không cho những người nầy xuất ngoại bằng bất cứ phương tiện ǵ, đường hàng không, đường bộ và kể cả đường biển nữa. Lệnh này được áp dụng triệt để. Báo chí thời đó tường thuật rơ ràng những trường hợp cơ quan công lực bắt giữ một số viên chức trong chính quyền, kể cả quân đội, đang trên đường vượt biên.
Riêng trường hợp người thanh niên bị bắt giữ lại, tôi nghĩ cả người vợ và gia đ́nh bên vợ cũng kẹt ở lại luôn. Tôi không thể quên được tiếng khóc nức nở của người phụ nữ trẻ, khi người chồng bị bắt lại, và xe quân cảnh đưa đi. Tôi nghĩ, các viên chức Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ, khi chứng kiến cảnh bắt giữ thương tâm đó, có lẽ cũng bị “mất mặt” phần nào, v́ chính phủ Hoa Kỳ đă đồng ư cấp giấy tờ cho cả gia đ́nh người ta đi Mỹ, mà quân cảnh Việt Nam lại có quyền bắt giữ lại? Tôi thấy hai viên chức Hoa Kỳ ở băi đậu xe, đứng gần chỗ chúng tôi đang chờ đợi, dùng máy liên lạc vô tuyến, gọi đi một chỗ nào đó; có lẽ với giới chức cao cấp Việt Nam và ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ chăng ?
Bởi v́, khoảng 15 phút sau, tôi không c̣n thấy quân cảnh và cảnh sát ở ngoài cổng cơ quan DAO nữa.
Tôi nhớ lại những ngày tới Quân Vụ Thị Trấn Sài G̣n, chỉ huy toán tuần tiễu hỗn hợp gồm cảnh sát, quân cảnh, để bắt đào binh và những người trốn quân dịch. Tới giờ cơm trưa, tôi dẫn toán tuần tiễu của tôi vào tiệm phở Tầu Bay đăi mỗi người một tô phở xe lửa và ly cà phê sữa đá. Chúng tôi ngồi ăn uống và nói chuyện vui vẻ trong t́nh đồng ngũ, coi nhau như những người thân thiết trong đại gia đ́nh quân đội.
Bây giờ, gặp lại mấy người quân cảnh và cảnh sát, cũng trong sắc phục đó, nhưng ở trong hoàn cảnh thật éo le nầy, tôi mặc y phục dân sự, v́ đă từ bỏ nhiệm sở để ra đi, c̣n những anh em đó vẫn c̣n ở lại, tiếp tục nhiệm vụ của ḿnh, ḷng tôi đâm ra e dè, sợ sệt, đầy mặc cảm; nên không c̣n cái cảm giác thân thiết với những người đă từng cùng ở trong đại gia đ́nh với tôi nữa !
Tôi thực sự cảm thấy không được thoải mái cho lắm khi phải đối diện với họ; mặc dù sau việc xẩy ra hồi sáng và sự can thiệp của nhân viên ṭa Đại sứ Mỹ, cảnh sát và quân cảnh Việt Nam chỉ c̣n nhiệm vụ giữ an ninh trật tự thôi, chứ không bắt giữ hay làm khó dễ những người di tản nữa. Nh́n sang toán kế bên, tôi gặp Trung tá P.
Tôi quen biết ông mỗi lần tôi đi họp ở Tổng Cục Tiếp Vận, Bộ Tổng Tham Mưu. Thấy ông trong y phục dân sự, tôi quen miệng chào ông theo cấp bậc quân đội. Ông ghé sát tai tôi nói nhỏ :
- Thôi “toa” miễn cho “moa” đi.
Tới lúc đó, tôi biết ḿnh lỡ lời, vội vàng nắm tay ông cười giả lả. Có lẽ lúc này, ông cũng mang chung một tâm trạng xấu hổ v́ đă trốn chạy khỏi nhiệm sở như tôi, nên không muốn ai nhắc đến cấp bậc của ḿnh.
Khoảng 3 giờ chiều Chủ Nhật 27 tháng 4, một toán xe bus gồm năm chiếc tới đậu ở ngay trước lối vào văn pḥng cơ quan DAO. Chúng tôi lần lượt xếp hàng lên xe. Khoảng mười phút sau, đoàn xe hướng về khu vực nơi máy bay C.130 đậu, gần phía cuối phi đạo.
Khi c̣n cách chỗ máy bay khoảng 40 thước, các xe bus ngừng lại. Người hướng dẫn trên xe yêu cầu chúng tôi xuống, sắp hàng một để đi về phía máy bay.
Tôi nh́n ra phía trước. Bên chiếc máy bay phản lực C.130, đă có sẵn hai người lính quân cảnh Việt Nam đứng chờ, ngay cửa phía sau đuôi máy bay.
Chúng tôi lần lượt bước xuống xe bus, theo đoàn người di tản. Vợ và các con tôi đi trước. C̣n tôi, một tay bồng cháu gái út Hồng Bảo, lúc đó mới hơn hai tuổi.
Đi sát phía sau tôi là một đôi vợ chồng trẻ và đứa con nhỏ, cùng trong toán tôi. Người chồng là một kỹ sư điện làm việc cho một cơ quan tiếp liệu Hoa Kỳ. Có lẽ hồi sáng, anh chị nầy đă chứng kiến cảnh người thanh niên bị bắt giữ lại, nên người vợ tỏ ra hết sức lo lắng khi nh́n thấy hai viên quân cảnh Việt Nam to lớn đứng nơi chân máy bay.
Chị quay về phía tôi hỏi nhỏ :
- Anh có biết tại sao quân cảnh Việt Nam vẫn c̣n ở đó không ? Liệu chồng tôi đang trong lứa tuổi quân dịch có bị bắt lại không, thưa anh?
Tôi đưa mắt nh́n chị đang bồng đứa con gái trạc tuổi đứa con gái út tôi, c̣n anh th́ xách một valise, và trên vai đeo một cái cặp nữa.
Làm ra vẻ thông thạo, tôi trấn an cặp vợ chồng trẻ:
- Theo tôi, nhiệm vụ của hai người quân cảnh này chỉ là canh gác máy bay, đề pḥng phá hoại thôi. Giờ phút nầy, họ không c̣n bắt giữ ai như hồi sáng nữa đâu.
Tôi nói tiếp :
- Chị nên trao cháu nhỏ cho anh bế ! Ḿnh cứ tự nhiên mà đi, đừng để ư ǵ đến họ. Không sao đâu !
Người vợ trao đứa bé cho chồng, và đỡ hộ anh ta chiếc cặp trên vai. Chúng tôi đi trong toán di tản cuối cùng, và chẳng bao lâu đă tới cửa phía sau của chiếc máy bay C.130. Tôi cố giữ nét mặt b́nh thản, nh́n về phía trước. Nhưng lúc đi ngang qua hai người quân cảnh, tôi biết chắc chắn họ đang chăm chú nh́n tôi. Chúng tôi vừa bước vào thân tàu, th́ anh chồng đi phía sau tôi đặt đứa bé xuống sàn máy bay cho người vợ giữ. Anh lách ḿnh, vượt qua tôi; vội vàng đi thẳng vào pḥng vệ sinh, đóng sập cửa lại.
Khi người di tản cuối cùng đă vào hẳn trong máy bay, nhân viên phi hành kiểm soát một lần chót; rồi bấm nút; chiếc cánh cửa vĩ đại phía sau đuôi máy bay từ từ đóng lại.
Chúng tôi ngồi vào chỗ, được hướng dẫn cài dây an toàn, và những ǵ phải làm khi gặp trường hợp khẩn cấp. Mùi nhiên liệu phi cơ, mùi mồ hôi, mùi kim loại tỏa ra dưới nắng chiều gay gắt làm không khí chờ đợi thật ngột ngạt và căng thẳng. Động cơ chạy mạnh hơn, và chiếc máy bay lăn bánh, tiến dần ra phi đạo. Rồi tiếng máy rú lên, vận tốc tăng nhanh; chiếc C. 130 nhẹ nhàng cất cánh. Vừa lúc đó, người kỹ sư trẻ tuổi cũng từ pḥng vệ sinh vội vàng bước ra; mặt anh xanh mét, như không c̣n hồn vía ǵ.
Tôi đă đoán biết v́ sao anh vào trong đó, nhưng cũng giả vờ hỏi :
- Bộ anh đau bụng lắm hay sao mà ngồi trong nhà vệ sinh lâu quá vậy ?
Anh thật thà trả lời :
- Dạ, em có đau bụng ǵ đâu! Sáng nay chứng kiến cảnh bắt giữ người thanh niên, đến giờ này em c̣n sợ; nên phải trốn vào pḥng vệ sinh, chờ máy bay cất cánh mới dám đi ra.
Tôi cười nhẹ, thông cảm với nỗi lo sợ của cặp vợ chồng này.
Trạm đầu tiên cho người tỵ nạn xuống là đảo Guam. Chúng tôi được phân phối tạm trú trong những căn lều thật lớn do công binh Mỹ vừa dựng lên, mỗi căn lều có sức chứa cả ngàn người. Buổi sáng hôm sau, tôi lên văn pḥng trại ghi danh và điền vài mẫu giấy tờ hành chánh cho việc chuyển trại. Khi đang ngồi chờ ở trước văn pḥng, cha mẹ tôi và cháu trai con ông anh cả tôi bước vào. Gặp lại tôi, mẹ mừng lắm, hỏi han ríu rít. Thế là gia đ́nh anh chị cả đă mang được cha mẹ tôi đi cùng, và chỉ đi sau tôi khoảng 4 tiếng đồng hồ, trên một chuyến máy bay khác.
Những ngày sống nơi trại tạm cư ở Guam, ngoài những bữa ăn, gồm toàn món Mỹ, chúng tôi thường đi bộ ra bờ biển Guam hóng mát, nhất là lúc xế trưa.
Buổi tối, ban chỉ huy trại cho chiếu phim giải trí. Một số nghệ sĩ Việt Nam cũng họp nhau lại mỗi buổi chiều, tŕnh diễn giúp vui cho đồng bào tị nạn.
Điều đau buồn nhất đối với chúng tôi, là chiều 30 tháng 4 năm 1975, khi hai đài phát thanh BBC và VOA loan tin Sài G̣n bị thất thủ, và cả miền Nam đă rơi vào tay giặc Cộng. Chúng tôi ai nấy đều ngậm ngùi, xót xa chia sẻ niềm đau đớn của đồng bào ruột thịt, từ nay sẽ sống dưới ách cai trị của bọn Cộng Sản độc tài và bạo tàn.
Tất cả mọi người chúng tôi đều mang chung một tâm trạng đau buồn. Tôi đă chứng kiến những người thiếu phụ trẻ bên nách một đàn con thơ nheo nhóc, họ ngồi bên góc lều trại, hộc lên khóc, tiếng khóc đau đớn, năo nề, ai oán kéo dài từng hồi. Những lúc như thế, vợ tôi lại chạy tới, dỗ dành, an ủi họ. Rồi tiếp đến căn lều bên cạnh, như bị xúc động giây chuyền, có người đă bật ra tiếng khóc, nhất là các bà các cô, vốn rất nhạy cảm.
Chung quanh căn lều tạm trú, tôi nghe những tiếng khóc nức nở đầy vẻ căm phẫn. Những người đàn ông biểu lộ nỗi đau thương một cách lặng lẽ hơn. Tôi thấy những khuôn mặt trầm lắng, đanh lai, những đôi mắt đỏ hoe, những giọt nước mắt tủi hờn vừa mới lau khô.
Ai ai đều ngậm ngùi trước cảnh gia đ́nh tan tác, vợ xa chồng; cha mẹ xa con; anh chị em lưu lạc khắp bốn phương trời…Tuy không nói ra, nhưng trong thâm tâm, tôi biết chắc chắn kể từ giờ phút nầy, tôi sẽ phải chấp nhận Hoa Kỳ là quê hương thứ hai.
'30 Tháng Tư, 1975 – 2015: Tị Nạn và Hội Nhập'
Hăy Viết Cùng Chúng Tôi
"30 Tháng Tư, 1975 – 2015: Tị Nạn và Hội Nhập" là trang mục đặc biệt trên Người Việt Online và Nhật Báo Người Việt, trong chương tŕnh tưởng niệm 40 năm biến cố 30 tháng Tư, 1975.
Ṭa Soạn xin mời quư độc giả cùng chia sẻ những hồi ức của quư vị về biến cố này cũng như kinh nghiệm trải qua trong những ngày đầu định cư tại quê hương mới. Mỗi cá nhân, cho dầu rời Việt Nam bằng phương cách nào, tị nạn, thuyền nhân, H.O. hay đoàn tụ gia đ́nh, đều có những kinh nghiệm rất riêng, cần được kể lại.
Chẳng hạn, quư độc giả có thể viết về cảm tưởng của ḿnh khi nghe Tổng Thống Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng ngày 30 tháng Tư, 1975. Thời khắc đó, quư vị đang làm ǵ, ở đâu, và nghĩ ǵ?
Quư vị cũng có thể viết về những kỷ niệm, kinh nghiệm, trong những ngày đầu ở trại tị nạn, ở trại tiếp cư hay khi hội nhập vào đời sống ở Mỹ hay các quốc gia đến tị nạn.
Quư vị cũng có thể kể về sự vượt khó của con cái thế hệ thuyền nhân hay chương tŕnh H.O., ngay cả những kinh nghiệm học tập trong các trường trung học, đại học... và hơn hết là thành công của quư vị trong ngày hôm nay.
Bài viết xin gởi về Ṭa Soạn tại địa chỉ email:
toasoan@nguoi-viet.com, hoặc gởi bằng thư tay đến Nhật Báo Người Việt, 14771 Moran Street, Westminster, CA 92683.
Nhật báo Người Việt