R6 Đệ Nhất Cao Thủ
Join Date: Nov 2010
Posts: 4,980
Thanks: 1,117
Thanked 678 Times in 309 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 71 Post(s)
Rep Power: 19
|
Nợ Cứt - Phạm Thế Việt
NỢ CỨT
Phạm Thế Việt
Ngày đó hợp tác xă ở miền Bắc VN xă hội chủ nghĩa ra một chiến dịch thu gom phân bắc (cứt người), mỗi gia đ́nh một tháng phải đóng đủ mười cân, nếu không đóng đủ th́ bị cắt gạo. Thật là một chiến dịch có một không hai trong xă hội loài người. Vậy nên, khi chiến dịch ra đời, cái cầu tiêu trở nên vô cùng quan trọng và cấp thiết. Người người, nhà nhà mua xi măng mua gạch về xây cầu tiêu. Cầu tiêu phải làm bằng xi măng th́ cứt mới không bị phân huỷ, chứ ỉa xuống đất vài ngày là bọ hung ăn hết, lấy ǵ mà đóng cho nhà nước. Vậy nên, cái cầu tiêu quan trọng hơn cái nhà.
Chuyện ỉa đái lúc này cũng cực kỳ quan trọng, dù ai đó có bị tào tháo rượt ở đâu th́ cũng phải nhanh nhanh ba chân bốn cẳng chạy thẳng về cầu tiêu nhà ḿnh mà giải quyết chứ để mất đi một cục là mất đi lon gạo chứ chẳng chơi. Nhiều người đi làm ngoài đồng, ngày trước, khi mắc ỉa th́ chạy vô bờ, vô bụi làm đại cho xong, nhưng bây giờ, làm như vậy có mà đói chết. Vậy nên, phải t́m cách, có người làm đại vào bao ni lông, có người cuộn trong lá chuối, có người cẩn thận hơn đi vào trong cái càmèn đựng cơm để mang về cho an toàn mà đổ xuống cầu.
Có nhiều chuyện dở khóc dở cười trong chiến dịch này lắm, ai sống thời đó chắc biết. Khi chiến dịch ra đời th́ cũng là lúc không biết bao nhiêu con chó phải chết. Chó chết v́ đói, cơm khoai đă không có ăn, đến cục cứt cũng bị nhà nước dành mất th́ lấy ǵ mà sống. Nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, cố gắng lắm không để thất thoát cục nào, vậy mà đến tháng vẫn không đủ cân nộp, má tôi sai anh em chúng tôi đi t́m đá sỏi bỏ vào cho đủ. Khi mang lên cân người ta kiểm tra và phát hiện nhà tôi gian lận nên lập biên bản và làm kiểm điểm. Họ c̣n ghi rơ ràng trong biên bản gian lận như thế nào, có bao nhiêu cục cứt và bao nhiêu cục đá sỏi. Quả đúng không sai, cái đời người nông dân u tối làm sao mà lừa được mấy ông nhà nước, mấy ông tinh vi vô cùng. Kết quả là nhà tôi bị cấm không cho nhận gạo một tháng. Trong một buổi họp người ta đưa tên má tôi ra kiểm điểm trước dân về việc gian lận lấy đá sỏi trộn với cứt để nộp cho nhà nước. Họ không cho má tôi phân bua ǵ hết. Nhưng không đành ḷng nh́n cảnh con đói, bà đứng dậy thẳng thừng, dứt khoát.
Bà nói : "Việc tôi làm gian lận tôi chịu trách nhiệm trước toàn thể mọi người, nhưng các người nh́n đi th́ cũng phải nh́n lại, nh́n ngược th́ cũng phải nh́n xuôi, các người có nh́n vào nhà tôi không, nhà tôi có bốn người, một người lớn và ba đứa con nít, tôi th́ suốt ngày đi làm ngoài hợp tác xă, có cục nào tôi đă ỉa ngoài hợp tác xă hết rồi, c̣n con tôi ở nhà, nó là con nít nó ăn bao nhiêu, ỉa bao nhiêu, nó ỉa ra cục nào chó lủm cục đó th́ lấy đâu đủ cứt để mà nộp cho mấy ông. Vậy mà bây giờ mấy ông kiểm điểm tôi, cắt gạo th́ lấy ǵ tôi nuôi con, lấy ǵ ăn để mà ỉa mà đem cứt nộp cho mấy ông."
Nói ǵ th́ nói, la ǵ th́ la, nhà tôi vẫn bị cắt gạo tháng đó. Không c̣n ǵ khốn nạn hơn thế. Nói thiệt, đến bây giờ trong hồ sơ giấy tờ ở kho lưu trữ quốc gia th́ nhà tôi vẫn c̣n một món nợ lớn với nhà nước mà không thể nào trả nổi, đó là nợ cứt./.
--------------------------------------------------------------------------------
Lời Người Chuyển
(1)-Cám ơn ông Phạm Thế Việt đă dùng từ rất chính xác khi viết về một sự thật: Nợ cứt (lấy ǵ ăn để mà ỉa,mà đem cứt nộp cho mấy ông ?). Đọc chuyện chỉ thấy xót xa , không thấy những từ này là thô tuc..! Câu chuyện của ông Việt là ở nông thôn, người dân không có sổ hộ khẩu, tem phiếu, đă tự túc th́ c̣n nuôi con chó, trồng mớ rau quanh ...hợp tác xă.
Chuyện kể của Ng. Eo sau đây là ở thành phố Hải Pḥng:
Phố xá, nhà cửa xây từ thời Tây cũ nát dần, mười mấy năm sau 1954 vẫn thế. Các dăy phố, nhà liền nhau san sát, phía sau dăy nhà là “ngơ đổi thùng”. Cầu tiêu trong nhà có 1 thùng gỗ phía dưới. Công nhân “vệ sinh” thành phố đi đổi thùng cứt mỗi đêm, chở các thùng đó bằng xe ḅ (nhưng người kéo) về Sở Vệ Sinh. Cứt cũng như mọi thứ được phân loại, ví dụ cứt loại 1, loại 2, cũng như chè (trà) gói loại 1, loại 2, loại 2...và bán phân phối. Cứt cũng không tự do ! Nhà nước cho kẻ khẩu hiệu khắp nơi, cho văn vẻ là Phân quư hơn Vàng, nhưng nhân dân khốn khổ th́ cứ gọi là Cứt cho nó cụ thể !
Huyện Tiên Lăng, Vĩnh Bảo, rất cần phân để trồng thuốc lào, chèo thuyền nửa ngày mới tới Bến Bính Hải Pḥng để mua cứt. Huyện Thủy Nguyên bên kia sông Bính dân cũng rất cần phân cho canh nông:
Đứng bên Phà Bính xin thề
Không lấy được cứt không về Thủy Nguyên !
V́ thế thành phố mới nảy sinh nghề “Mót trộm cứt”, người ta lẻn vào ngơ đổi thùng, lẻn vào Sở Vệ Sinh ăn trộm cứt. Nhà nước thất thu cứt, Thành Ủy nảy sáng kiến, phát động chiến dịch Hố Xí Hai Ngăn. Mỗi nhà phải tự túc (lại tự túc!) sửa cầu tiêu thành 2 ngăn, không dùng thùng gỗ nữa, công nhân đối thùng, biên chế thành công nhân bảo vệ Bể Chứa Phân. Mỗi nhà phải có trách nhiệm quản lư hố xí 2 ngăn: mỗi lần đi ỉa xong phải rắc một ít tro vào hố, khi cứt tới 2 phần 3 hố 1 th́ đậy miệng hố 1, dùng sang hố 2. Phía sau hố xí phải làm cửa, ra chợ Giời mua khóa, khóa cửa cẩn thận, luôn kiểm tra cứt có ủ tro cho khô và đạt chất lượng cao ! Nhà nào không chấp hành “tốt” (không chấp hành th́...bỏ mẹ) th́ tùy theo mức độ, phê b́nh, cảnh cáo và xử phạt hành chính ( Cứt mà ghê như vậy, dân nghe quen rồi cũng coi chính quyền như cứt !)
Hố xí hai ngăn quả là bước tiến nhảy vọt về Nếp Sống Văn Minh. Nhân dân trong sinh hoạt hàng ngày, luôn luôn lo lắng về cứt: công nhân (vệ sinh) là chủ nhân ông đất nước, 6 giờ chiều, nghe tiếng kẻng “thu phân”, gia đ́nh dù đang ăn cơm hay phát bệnh nằm liệt giường cũng phải, người người hối hả, vào ngơ mở khóa hố xí hai ngăn cho các đồng chí công nhân lấy cứt.
Nhà đông con mà lũ trẻ đi ỉa lại đái luôn xuống hố th́ chất lượng cứt sẽ không đạt tiêu chuẩn.! Khu phố không đạt “chỉ tiêu cứt”, Thành ủy báo cáo về Trung ương t́nh trạng thiếu hụt cứt th́ nhân dân càng héo hắt, lo lắng, ăn ít, ỉa ít, làm sao đủ cứt cho Đảng ! Ối Giời ôi Cứt ơi là Cứt !
Chuyen chưa từng được nghe bao giờ!
TuyetNga(FL)
|