R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,149 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
|
TIN Y HỌC VỀ SỬ DỤNG ASPIRINE
THÔNG TIN Y HỌC VỀ SỬ DỤNG ASPIRINE
Lynn Ly tổng hợp thông tin về sử dụng Aspirine
từ các bài Thời Sự Y Học của Bác Sĩ Nguyễn Văn Thịnh
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 27 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH (20/5/200)
8/ TÁC DỤNG BẢO VỆ CỦA ASPIRINE.
Dùng aspirine với liều lượng nhỏ cải thiện rất rơ rệt khả năng sống sót sau một nhồi máu cơ tim và một tai biến mạch máu năo. Thật vậy, được cho trong giai đoạn cấp tính của một nhồi máu cơ tim, th́ cứ mỗi 1000 bệnh nhân được điều trị trong tháng đầu tiên của trị liệu, aspirine sẽ ngăn ngừa 38 trường hợp tai biến mạch máu và 23 trường hợp tử vong có nguồn gốc huyết quản. Đối với các tai biến mạch máu năo, th́ cứ mỗi 1000 bệnh nhân được điều trị, aspirine được cho ở giai đoạn cấp tính sẽ ngăn ngừa 9 tai biến mạch máu nghiêm trọng. Do đó, aspirine phải được cho nơi mỗi bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu năo là điều rất hợp lư.
Nhưng chỉ định của aspirine không chỉ có thế mà thôi.bởi v́ aspirine cũng có tác dụng pḥng ngừa thứ cấp các huyết khối (thrombose). Được sử dụng cho 1000 bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu năo, aspirine trung b́nh ngăn ngừa từ 15 đến 18 trường hợp huyết khối tái phát mỗi năm. Đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao như cơn đau thắt ngực, tiền sử angioplastie, thấm tách máu (hémodialyse), đái đường, hẹp động mạch cổ (sténose carotidienne), aspirine cũng có lợi ích tương tự (ngăn ngừa hơn 10 tai biến cho mỗi 1000 bệnh nhân được điều trị trong 1 năm).
Sau cùng, aspirine cũng có thể được sử dụng trước khi huyết khối động mạch xảy ra, trên những bệnh nhân không có tiền sử huyết khối (pḥng ngừa nguyên phát).
6 công tŕnh nghiên cứu rộng răi đă đánh giá các lợi ích và các nguy cơ khi điều trị pḥng ngừa bằng aspirine. Tất cả các nghiên cứu này đă chứng tỏ rơ ràng rằng những lợi ích của việc dùng aspirine và sự giảm nguy cơ bị huyết khối càng quan trọng khi bệnh nhân càng kiêm nhiệm nhiều yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, quyết định điều trị nguyên phát bằng aspirine phải dựa trên sự tính toán hơn thua giữa các lợi ích của điều trị và các biến chứng có thể xảy ra do phép điều trị này.
(LE JOURNAL DU MEDECIN 4/5/2007)
9/ CHÚNG TA CÓ THỂ NGƯNG CHO ASPIRINE?
Những trường hợp cần phải ngưng sử dụng aspirine không phải là hiếm. Nhất là những động tác can thiệp ngoại khoa hay những thủ thuật gây nhiều xuất huyết. Tuy nhiên ngừng cho aspirine không phải là không có những nguy cơ. Ngoại trừ một vài loại phẫu thuật (tiền liệt tuyến, hệ thần kinh), hầu hết các can thiệp ngoại khoa và các thủ thuật có thể được thực hiện với một liều lượng nhỏ aspirine (100 mg mỗi ngày).
Nếu phải ngừng cho aspirine trước phẫu thuật, cần phải xét đến nhip độ hồi phục của các tiểu cầu (10% mỗi ngày). Do đó nên ngừng cho aspirine 5 ngày trước khi can thiệp ngoại khoa và sau đó sử dụng trở lại càng nhanh càng tốt.
Trái với aspirine, clopidogrel thường được ngừng cho trước mọi phẫu thuật ngoại trừ angioplastie percutanée.
(LE JOURNAL DU MEDECIN 4/5/2007)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 35 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH ( 17/7/2007 )
8/ ASPIRINE VÀ PH̉NG NGỪA UNG THƯ ĐẠI TRÀNG
Uống aspirine 300mg mỗi ngày suốt trong 5 năm sẽ bảo vệ chống lại sự phát sinh ung thư đại tràng 10 năm sau đó. Đó là kết quả của công tŕnh nghiên cứu được điều hành bởi John A. Baron thuộc Dartmouth Medical School (Hoa Kỳ). Mặc dầu việc sử dụng aspirine mỗi ngày dường như là một cách tốt đề pḥng ngừa một trong những khối u ác t́nh thường xảy ra nhất, tuy nhiên các nhà ung thư học không khuyên uống aspirine v́ mục đích này cho tất cả mọi người: việc uống aspirine lâu dài có thể gây nên xuất huyết dạ dày và ruột. Chỉ những người có nguy cơ cao bị ung thư đại tràng mới phải uống mà thôi
(SCIENCE ET VIE 7/2007)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 96 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH ( 10/10/2008 )
8/ UỐNG MỘT VIÊN THUỐC NHỎ ASPIRINE MỖI NGÀY CÓ BẢO VỆ CHỒNG LẠI BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM ?
Trước hết phải xác nhận rằng việc điều chỉnh toàn bộ các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành phải là điều chủ yếu. Nếu không có những yếu tố nguy cơ th́ việc uống aspirine mỗi ngày đă không được chứng tỏ là có một lợi ích ǵ, trong khi đó vẫn có những tác dụng phụ có thể xảy ra. Những phản ứng phụ này chủ yếu rối loạn dạ dày tá tràng và khả năng chảy máu kéo dài trong trường hợp bị vết thương hay nhổ răng. Nghiêm trọng hơn là xảy ra, nhưng hiếm, một loét dạ dày và, rất ngoại lệ, một xuất huyết dạ dày-ruột hay năo .
Trái lại, nơi những người với tiền sử tai biến tim mạch (nhồi máu, tai biến mạch máu năo, can thiệp trên các động mạch vành, viêm động mạch ngoại biên) hay có một nguy cơ gia tăng rơ rệt bị biến chứng động mạch vành căn cứ trên profil nguy cơ của họ, những lợi ích của vai tṛ bảo vệ của aspirine vượt trội những bất lợi liên quan với những tác dụng phụ này. Ngay ở những người với nguy cơ thấp, vai tṛ pḥng ngừa những tai biến tim mạch bởi aspirine được chứng minh trên cơ sở những kết quả của một phân tích méta của 6 công tŕnh nghiên cứu, với một sự giảm tỷ lệ nguy cơ bị nhồi máu 23%. Để làm giảm những tác dụng phụ, cần uống mỗi ngày một viên aspirine nồng độ thấp (từ 75 đến 100 mg). Liều lượng này đủ để kiểm soát t́nh trạng tăng đông huyết của máu, vừa làm giảm thiểu nguy cơ bị các biến chứng. Chúng ta cần biết rằng vài loại thuốc có thể cản tác dụng của aspirine, như vài chất kháng viêm. Chính v́ lẽ đó luôn luôn cần hỏi ư kiến BS gia đ́nh của ḿnh.
Vẫn c̣n hai câu hỏi không được giải quyết :
Xét v́ khả năng gây ra những phản ứng phụ tuy thấp nhưng có thật, thế th́ có nên cho aspirine trong trường hợp nguy cơ tim mạch thấp hay không ? Chúng ta sẽ đợi những kết quả của một công tŕnh nghiên cứu lớn (ARRIVE) hiện đang được tiến hành, rồi mới phát biểu.
Câu hỏi khác : Aspirine có phải uống một cách vô hạn định hay không ?
Có lẽ vâng, v́ lẽ ngay ở những người mà những yếu tố nguy cơ được kiểm soát tốt, nguy cơ tai biến tim mạch c̣n lại vẫn cao so với những người không có yếu tố nguy cơ. Ngừng điều trị (thí dụ lúc phẫu thuật, nhổ răng, đục thủy tinh thể) sẽ không bao giờ được làm mà không có ư kiến của thầy thuốc, và không được quên uống trở lại aspirine ngay khi có thể được (thường ngay sáng hôm sau sau phẫu thuật).
Thật vậy, một phân tích méta trên 50.000 bệnh nhân đă cho thấy rằng những người ngừng điều trị một cách không cân nhắc có một nguy cơ tai biến tim mạch nhân lên 3 lần. Những kết quả tương tự có thể xảy ra trong trường hợp uống thuốc không đều đặn. Điều này đặc biệt đúng đối với những người mang một stent động mạch.
(COEUR ET ARTERES 9/2008)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 142 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH ( 9/9/2009 )
4/ ASPIRINE LÀM GIẢM 29% TỶ LỆ TỬ VONG 29%.
Theo JAMA số 12/8 vừa qua, sự sử dụng hàng ngày acide acétylsalicylique làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư đại-trực tràng và tỷ lệ tử vong chung, nhất là nơi những người có khối u siêu biểu hiện COX-2. Từ nay vấn đề pḥng ngừa nơi những người trên 50 tuổi được đặt ra.
Theo một vài nhà sử học, aspirine c̣n xưa hơn cả Hippocrate. Các trích chất của cây dương liễu chứa hoạt chất của nó, đă được sử dụng vào thời đại đồ đá mới (Néolithique), do các tính chất chống đau, kháng viêm và hạ nhiệt. Chính vào năm 1899 mà aspirine được thương măi hóa lần đầu tiên và từ đó danh sách các lợi ích của nó ngày mỗi dài ra. Lợi ích sau cùng là hoạt tính chống tiểu cầu (activité antiplaquettaire).
Với những liều lượng nhỏ (giữa 75 và 300 mg/ ngày, tùy theo các công tŕnh nghiên cứu), các tính chất chống ngưng kết (propriétés antiagrégantes) của nó ngăn ngừa một cách hiệu quả sự tạo thành những cục máu đông trong các huyết quản mà không gây nên thương tổn đáng kể. Đồng thời, từ nhiều năm nay, một số các công tŕnh nghiên cứu đă muốn chứng tỏ lợi ích về lâu về dài của nó trong vài ung thư như vú, tiền liệt tuyến, miệng, họng, thực quản, đại-trực tràng và dạ dày.
V́ các liều lượng được chỉ định luôn luôn có thể gây nên xuất huyết dạ dày hay ruột, nên sự sử dụng nó đă không bao giờ được chính thức khuyến nghị để pḥng ngừa nguyên phát hay thứ phát trong dân chúng nói chung. Nhưng, hôm nay, các dữ kiện thuận lợi tích lũy đến độ vài chuyên gia đặt lại vấn đề. Đứng trước một ung thư phát triển thầm lặng, với một tỷ lệ sống tùy thuộc vào mức độ nhanh chóng của sự can thiệp, th́ há không nên sử dụng hay sao một hoá học liệu pháp đơn giản, hiệu quả và ít tốn kem, dầu phải chịu vài tác dụng phụ có thể xử lư được ?
TỶ LỆ TỬ VONG GIẢM 29%.
Mối liên hệ giữa aspirine và ung thư đại-trực tràng không phải mới có từ hôm qua. Ngay vào năm 2005, một công tŕnh nghiên cứu được thực hiện trên 82.911 phụ nữ được đưa vào trong cuộc điều tra dịch tễ học “ Nurses’ Health Study ”, được theo dơi từ 1980 đến 2000, đă cho thấy rằng những phụ nữ uống đều đặn 325 mg aspirine, hai lần mỗi tuần, đă có một sự giảm 23% nguy cơ mắc phải ung thư đại-trực tràng, so với những phụ nữ không uống đều đặn. Vào thời kỳ này, người ta đă nhấn mạnh rằng sự giảm nguy cơ chỉ đáng kể bat đầu từ 10 năm sử dụng và liên kết với liều lượng. Trong những trường hợp thái quá, các phụ nữ đă uống hơn 10 liều aspirine mỗi tuần trong 10 năm có nguy cơ bị ung thư giảm 53%.
Năm 2007, một công tŕnh nghiên cứu của Anh, tiến hành trên 7.500 người giữa năm 1970 và đầu của những năm 80, với một theo dơi 10 năm, tương ứng với một thời gian tối thiểu để một adénome phát triển thành ung thư, gợi ư rằng sự sử dụng mỗi ngày 300 mg aspinrine là một yếu tố bảo vệ chống lại ung thư đại-trực tràng. Những kết quả đă cho thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại• trực tràng nơi những người có nguy cơ được giảm 73% dưới aspirine, với một tác dụng phụ thuộc vào thời gian điều trị, liều lượng, sự tôn trọng uống thuốc của bệnh nhân.
Trong công tŕnh nghiên cứu mới này, nhôm cửa Andrew Chan (Haward Medical Scholl) đă theo dơi hai nhóm 1.279 bệnh nhân bị ung thư đại-trực tràng ở những giai đoạn trầm trọng khác nhau, được điều trị và được theo dơi trong 12 năm, giữa năm 1980 và 2008 ; 43% trong số những bệnh nhân này uống aspirine mỗi ngày sau khi ung thư được chẩn đoán. Kết quả cho thấy rằng việc sử dụng aspirine mỗi ngày làm giảm 29% tỷ lệ tử vong gây nên bởi ung thư đại-trực tràng và làm giảm 21% tỷ lệ tử vong toàn thể.
Mối liên hệ giữa aspirine và quá tŕnh sinh ung thư là mối liên hệ nào ? Ngày nay, chúng ta biết rằng aspirine ngăn cản sự tăng trưởng khối u bằng cách ức chế một enzyme (COX-2), chịu trách nhiệm phản ứng viêm và sự tăng sinh của các tế bào và được siêu biểu hiện trong phần lớn của các ung thư đại trực
• tràng. Bằng cớ là trong một nhóm phụ gồm những bệnh nhân có cả khối u COX-2 dương tính được nhận diện bởi histochimie, nguy cơ tử vong do ung thư đại-trực tràng là 61% thấp hơn nơi những bệnh nhân uống aspirine so với những người không uống.
GIỮA PH̉NG NGỪA VÀ NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ.
Nhiều công tŕnh nghiên cứu quan sát và các thử nghiệm lâm sàng đă xác lập lợi ích của aspirine trong việc pḥng ngừa các adénome và polype có nguy cơ. Tuy nhiên không có những lời khuyến nghị chính thức về sự pḥng ngừa này, có lẽ là do những tác dụng phụ được biết của aspirine như kích thích dạ dày-ruột và xuất huyết đường tiêu hóa. Vậy có phải v́ thế mà phải bỏ ư tưởng hay theo đuổi nó ?
Đối với G.S André Van Gossum (thầy thuốc chuyên khoa dạ dày-ruột của bệnh viện Erasme, Bỉ), “ Từ nhiều năm nay ư tưởng này đă được tiếp tục theo đuổi nhưng hiện nay, ở bệnh viện Erasme cũng như nơi khác ở Bỉ, aspirine không được đề nghị cho các bệnh nhân để pḥng ngừa nguyên phát hay thứ phát. Tuy nói vậy, nhưng sự tích lũy của các dữ kiện khiến một ngày nào đó sẽ phải tự nêu câu hỏi về tỷ suất giữa lợi ích và nguy cơ, trên quy mô dân chúng, theo những ǵ được thực hiện trong pḥng ngừa các bệnh tim mạch. Trước hết, chúng ta có thể h́nh dung nhắm đến các bệnh nhân có nguy cơ ung thư không có chống chỉ định về tiêu hóa hoặc thận. Trong trường hợp này, việc sử dụng aspirine nơi những người 50 tuổi thật là nhất cử lưỡng tiện ! ”.
(LE JOURNAL DU MEDECIN 28/8/2009)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 143 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH ( 20/09/2009 )
3/ CẢNH CÁO MỚI CHỐNG ASPIRINE.
CARDIOLOGIE. Theo một công tŕnh nghiên cứu của Ecosse, nơi những người lành mạnh, việc sử dụng hàng ngày có nhiều nguy cơ hơn là lợi ích.
Lại một đợt mới trong câu chuyện dài tranh căi chung quanh aspirine. Nơi những người mạnh khỏe, uống aspirine mỗi ngày với những liều lượng nhỏ để ngăn ngừa các tai biến tim-mạch chỉ làm gia tăng các nguy cơ xuất huyết, các thầy thuốc Ecosse đă đánh giá như vậy. Công tŕnh nghiên cứu của họ, được tiến hành nơi 3.300 người không có những tiền sử lớn về tim trong hơn 8 năm, vừa được tŕnh bày ở hội nghị của Hiệp hội tim học châu Âu, diễn ra ở Barcelone.
Từ khi được thương măi hóa, cách nay hơn 100 năm, danh sách các lợi ích tiềm tàng của thuốc chống đau này không ngừng dài ra. Lại gần đây, các người Mỹ đă đưa ra những lợi ích của một sự tiêu thụ hàng ngày trên tỷ lệ sống c̣n của những bệnh nhân bị ung thưa đại-trực tràng. Về các tính chất chống kết tụ của aspirine (làm loăng máu), chúng đă được xác lập một cách rộng răi nơi những người có nguy cơ tim mạch cao, bị cơn đau thắt ngực (angine de poitrine) hay có những tiền sử về nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu năo.
Lợi ích pḥng ngừa được bàn căi hơn nơi những người lành mạnh, v́ lẽ lợi ích này phải được cân bằng với những nguy cơ xuất huyết gây nên bởi aspirine, đặc biệt là ở dạ dày-ruột. Mặc dầu những điều không chắc chắn này, càng ngày càng có nhiều người tự ư muốn thử uống aspirine mỗi ngày với liều lượng nhỏ.
Ư tưởng của G.S Gerry Fowkes (đại học Edimbourg) là nghiên cứu những tác dụng về lâu về dài của một tiêu thụ như thế nơi những người không có triệu chứng ǵ hết, nhưng được xem như là có nguy cơ gia tăng bị bệnh tim mạch. Để nhận diện ra họ, các thầy thuốc écosse đă căn cứ trên những kết quả của một thăm khám đơn giản, chỉ số huyết áp thu tâm (index de pression systolique) (tỷ số giữa huyết áp được đo ở mắc cá chân và ở cánh tay). Trắc nghiệm này cho phép phát hiện chúng viêm động mạch chi dưới trước khi được biểu hiện bằng những cơn đau đớn.
Trong số 30.000 người tuổi từ 50 đến 75, phát xuất từ dân chúng nói chung, khoảng 3.350 đă được nhận diện. Trong 8 năm, những người này đă nhận mỗi ngày 100 mg (5-10 lần ít hơn so với liều lượng được sử dụng trong trường hợp đau đớn thông thường) hay một placebo. Cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân đă không biết thuốc ǵ đă được cấp cho bệnh nhân. Cuối cuộc thử nghiệm, những người được cho aspirine về mặt thống kê đă có số lượng những biến cố tim mạch (tai biến mạch máu năo, nhồi máu cơ tim…) giống với những người đă dùng placebo. Rơ ràng, thuốc chống ngưng kết (aspirine) đă không có một tác dụng bảo vệ nào. Ngoài ra, 2% các bệnh nhân của nhóm aspirine đă phải bị nhập viện v́ những xuất huyết nặng, so với chỉ 1,2% của những người chứng.
CUỘC BÀN CĂI CHƯA CHẤM DỨT.
GS Fowkes nhấn mạnh rằng 40% các cá nhân đă không uống thuốc aspirine đều đặn. Theo ông , sự tuân thủ điều trị kém này có thể giải thích sự không có bảo vệ tim mạch, nhưng không có thể tính đến điều đó, bởi v́ nó tương ứng với bộ phận được gặp trong đời sống thật sự hàng ngày, đó là những điều trị pḥng ngừa.
Đối với G.S Peter Weissberg, giám đốc y tế của British Heart Foundation, người đă giúp đỡ tài trợ công tŕnh này, những kết luận của ông “ nhất trí với những lời khuyến nghị của chúng tôi hiện nay, theo đó những người đă không được chẩn đoán có một bệnh mạch máu hay tim và không có những triệu chứng, không nên sử dụng aspirine bởi v́ nguy cơ xuất huyết có thể quan trọng hơn các lợi ích ”.
Những cuộc bàn căi vẫn không chấm dứt. Cách nay vài tháng, trong The Lancet, một phân tích của các công tŕnh nghiên cứu chính về chủ đề này (thực hiện trên toàn bộ 95.000 người có nguy cơ thấp) trái lại đă đánh giá rằng sự sử dụng aspirine mỗi ngày làm giảm 12% các nhồi máu cơ tim, nhưng với cái giá một sự gia tăng quá mức những xuất huyết tiêu hóa. Các chuyên gia hiện diện ở hội nghị Barcelone cũng ghi nhận rằng túc số của những người tham dự của công tŕnh nghiên cứu écosse quá thấp để có thể rút ra những kết luận khẳng định.
(LE FIGARO 1/9/2009)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 145 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH ( 23/10/2009 )
6/ ASPIRIN LÀM GIẢM TỶ LỆ TỬ VONG DO UNG THƯ ĐẠI-TRỰC TRÀNG.
Nơi những bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng, uống mỗi ngày một viên aspirin làm giảm nguy cơ tử vong (dưới 29% những nguy cơ chết v́ ung thư này và dưới 21% v́ những nguyên nhân khác). Đó là điều được rút ra từ công tŕnh nghiên cứu được thực hiện bắt đầu từ năm 1981 bởi Andrew Chan và các đồng nghiệp của Massachusetts General Hospital de Boston, nơi 1.300 bệnh nhân bị ung thư đại-trực tràng, mà một nửa những bệnh nhân này đă thêm aspirin vào toa đơn thuốc hàng ngày của họ. Những lợi ích của aspirin trong bệnh lư này được giải thích bởi tác dụng ức chế của nó lên enzyme COX-2, chịu trách nhiệm phản ứng viêm và sự tăng sinh của các tê bào. Mặc dầu tác dụng được xác nhận này, aspirin chẳng được khuyến nghị bao nhiêu trong mục đích pḥng ngừa bởi v́ các tác dụng phụ của nó : kích thích dạ dày ruột và chảy máu tiêu hóa. Mặt khác, tất cả các bệnh nhân không sản xuất COX-2 với lượng đủ lớn để nhạy cảm với tác dụng của aspirin.
(SCIENCE ET VIE 10/2009)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 146 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH ( 1/11/2009 )
6/ RỐI LOẠN NHỊP TIM : MỘT ĐIỀU TRỊ RẤT HỨA HẸN.
GS Michel Desnos, trưởng khoa tim thuộc bệnh viện châu Âu Georges-Pompidou, giải thích tiến bộ đạt được với dabigatran để điều trị các rung nhĩ.
Hỏi : Các triệu chứng của rung nhĩ (fibrillation auriculaire) là gi ?
G.S Michel Desnos : Đó là loạn nhịp tim thông thường nhất (1-2% dân số sau 50 tuổi) và gia tăng với tuổi tác. Những triệu chứng đầu tiên được thể hiện bởi hồi hộp, khó ở, những bệnh này cũng có thể tiến triển không có triệu chứng và được khám phá bởi một mạch và tim không đều.
Hỏi : Không được điều trị, sẽ có những nguy cơ nào ?
G.S Michel Desnos : Có hai nguy cơ chính. 1. Rung nhĩ làm dễ sự tạo thành của các cục máu đông trong tim. Các cục máu đông này có thể di chuyển lên năo bộ và gây nên tai biến mạch máu năo. Chúng cũng có thể di chuyển đến một chi, làm bít tac động mạch và gây nên một thiếu máu cục bộ (ischémie), với đau đớn dữ dội. Không điều trị, mối nguy hiểm là hoại thư (gangrène). 2. Rung thất ảnh hưởng chức năng vận động của tim, có thể gây nên suy tim với khó thở. Nếu không điều trị, người ta sợ tai biến tim chết người.
Hỏi : Đến nay, người ta điều trị như thế nào những người bị rung nhĩ ?
G.S Michel Desnos : Về nguy cơ do các cục máu đông, ta dùng các thuốc kháng đông bằng đường miệng (các anti-vitamine K, như coumadine), rất có hiệu quả. Đối với những bệnh nhân có nguy cơ chảy máu quan trọng và không có thể dùng những thứ thuốc này, ta cho aspirin với liều lượng thấp mỗi ngày. Mục đích của hai điều trị này là làm loăng máu, do đó làm giảm các nguy cơ gây nên những biến chứng của rung nhĩ, đặc biệt là các tai biến mạch máu năo. Bên cạnh các điều trị kháng đông, các thứ thuốc chống loạn nhịp, khử rung (cardioversion) hay thủ thuật cắt bỏ (ablation) có thể tỏ ra cần thiết.
Hỏi : Những kết quả có được với điều trị hiện nay là ǵ ?
G.S Michel Desnos : Các anti-vitamine K cho phép làm giảm các tai biến mạch máu năo hơn 60%, nhưng với cái giá của một sự gia tăng các tai biến xuất huyết (trong đó có xuất huyết năo). Bất tiện khác : điều trị này không dễ sử dụng trong đời sống hàng ngày bởi v́ nó đ̣i hỏi phân tích máu đều đặn.
Hỏi : Tác dụng của điều trị mới đối với các bệnh rung nhĩ này là ǵ ?
G.S Michel Desnos : Dabigatran đă xuất hiện trên thị trường châu Âu vào tháng 10 năm 2008. Nhưng măi đến nay, nó chỉ được thương măi hóa duy nhất để tránh các cục máu đông trong các tĩnh mạch nơi những người được mổ để đặt khớp gối hay khớp háng giả. Những can thiệp này cần nằm bất động trên giường, điều này làm dễ sự xuất hiện các viêm tĩnh mạch (phlébites). Dabigatran, một chất ức chế trực tiếp thrombine (một yếu tố đông máu), phong tỏa sự tạo thành của các cục máu đông. Thuốc được cho bằng đường miệng và không cần theo dơi bằng xét nghiệm máu.
Hỏi : Những kết quả của các công tŕnh nghiên cứu đă được thực hiện là ǵ ?
G.S Michel Desnos : Vào lúc công tŕnh nghiên cứu quốc tế (RELY) trên 18.000 bệnh nhân, người ta đă so sánh các kết quả thu được với điều trị cổ điển bằng coumadine với các kết quả được ghi nhận với dabigatran. Thử nghiệm đă được thực hiện với hai liều lượng khác nhau của thuốc mới : một nhóm bệnh nhân đă nhận dabidatran 150 mg hai lần mỗi ngày ; một nhóm khác, 110 mg, cũng hai lần mỗi ngày. Dabigatran được cho với liều lượng cao làm giảm tai biến mạch máu năo nhiều hơn là điều trị cổ điển bằng coumadine, với một nguy cơ xuất huyết tương tự. Với liều lượng thấp hơn, dabigatran tỏ ra cũng hiệu quả như coumadine trong việc ngăn ngừa tai biến mạch máu năo với ít xuất huyết hơn.
Hỏi : Khi nào ta có thể sử dụng điều trị này đối với rung nhĩ. ?
G.S Michel Desnos : Chúng ta hy vọng sẽ nhận giấy phép cho lưu hành trên thị trường trong những tháng sắp đến.
Hỏi : Tóm lại, những ưu điểm của dabigatran là ǵ ?
G.S Michel Desnos : 1. Không phải theo dơi, dầu liều lượng cho là bao nhiêu. 2. Với liều lượng thấp, ít nguy cơ xuất huyết hơn. 3. Với liều cao, một hiệu quả lớn hơn để ngăn ngừa các tai biến mạch máu năo.
(PARIS MATCH 8/10-1/10/2009)
THỜI SỰ Y HỌC SỐ 157 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH ( 18/1/2010 )
5/ CÁC VAN ĐỀ SỬA CHỮA TIM.
Khi van tim, có nhiệm vụ chuyển máu từ tâm thất trái qua động mạch chủ bị nghẽn, từ nay ta có thể thay thế nó bằng cách đi qua bên trong hệ tuần hoàn mà không cần phải gây mê tổng quát. Vậy không c̣n cần phải mổ tim mở (opération à coeur ouvert) với các nguy cơ liên kết với phẫu thuật này. Phương pháp thay thế, mặc dầu c̣n trong ṿng thí nghiệm, nhưng đă chứng tỏ có khả năng. Hiện nay, phương pháp này c̣n được dành cho những bệnh nhân có sức khỏe kém nhất, không chịu nỗi một phẫu thuật nặng nề. “ Ngày nay, trên thế giới có từ 8000 đến 9000 van được đặt ”, Alec Vahanian, trưởng khoa tim của bệnh viện Bichat, một trong ba trung tâm tiền phong của Pháp đă chỉ rơ như vậy. “ Kỹ thuật này theo dự kiến sẽ được phát triển một cách quan trọng ở Pháp vào năm 2010.” Phẫu thuật đầu tiên thuộc loại này đă được thực hiện, cách nay 8 năm, bởi nhóm của Alain Cribier ở CHU de Rouen.
Hai van được sử dụng ngày nay (Edwards Sapien và Corevalve) cho những kết quả tốt. Sự thiết đặt các van này được thực hiện hoặc qua động mạch đùi (artère fémorale) từ một đường xẻ ở cẳng chân, hoặc bằng một đường xẻ nhỏ trong tâm thất trái của tim. Đường xẻ này được ưa thích hơn trong trường hợp có nguy cơ bị các biến chứng nơi các động mạch. Không cần một điều trị nặng nề nào cả, ngoại trừ một loại thuốc chống sự tạo thành của các cục máu đông và aspirin để làm loăng máu. Đối với các bệnh nhân, “ lợi ích là không thể chối căi được ”, theo Gilles Rioufol, bệnh viện Louis-Bron ở Lyon. Ưu điểm khác : không c̣n cần nữa một tuần hoàn ngoài cơ thể (circulation sanguine extracorporelle) như đối với một phẫu thuật tim mở (opération à coeur ouvert).
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG BỆNH NHÂN TRẺ.
Chứng hẹp van động mạch chủ (sténose de la valve aortique) gây bệnh cho khoảng 2 đến 3% những bệnh nhân trên 80 tuổi. “ Nhưng hiện nay, sự thiết đặt van chỉ được thực hiện nơi những bệnh nhân có nguy cơ rất cao nếu thực hiện một can thiệp ngoại khoa cổ điển, Alec Vahanian đă nhắc lại như vậy. Một nhóm hoàn chỉnh các thầy thuốc khoa tim họp lại để quyết định xem, tùy theo t́nh trạng của bệnh nhân, liệu kỹ thuật này có thể dự kiến được hay không. Những kết quả đầu tiên dường như rất dương tính, nhưng “ chúng tôi thiếu 3 đến 4 năm để được an ḷng về những diễn biến về lâu về dài của các van này, vốn là đối tượng của các nghiên cứu ở Hoa Kỳ và ở Pháp, Gilles Rioufol đă xác nhận như vậy. Hiện nay, chúng tôi mổ những người với lứa tuổi trung b́nh 82, nhưng những triển vọng chẳng bao lâu hẳn phải được mở rộng ra.” Các bệnh nhân trẻ tuổi hơn nhiều có thể hưởng phẫu thuật này, do đó tầm quan trọng phải đảm bảo khả năng đề kháng của các van với thời gian. Tuy nhiên, trong khi đường hướng phẫu thuật này chỉ chiếm 1% các trường hợp thay van, việc phát triển nó lại đặt ra vấn đề tài chánh : các van này phí tổn từ 15.000 đến 20.000 euro và không được đảm nhận bởi bảo hiểm y tế.
(SCIENCE ET VIE 1/2010)
|