R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,149 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
|
ĐỆ NHỊ KHOA HỌC (Toán và Thực nghiệm)
I. Văn học sử: Cũng như lớp Đệ nhị Văn chương nhưng khái quát, sơ lược hơn (với mục đích mở mang kiến thức phổ thông và đào tạo tâm hồn nhân bản hơn là hướng dẫn vào các ngành văn học nghệ thuật như các ban văn chương).
II. Văn thể: Thơ mới
III. Trích giảng: Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nhóm Đông Dương tạp chí (Nguyễn Văn Vĩnh), Nhóm Nam phong (Phạm Quỳnh), Nguyễn Khắc Hiếu (văn vần), Tự lực văn đoàn: Nhất Linh (Đoạn tuyệt), Khái Hưng (Nửa chừng xuân), Hoàng Đạo (Mười điều tâm niệm).
CHƯƠNG TR̀NH CÔNG DÂN GIÁO DỤC
HUẤN THỊ
VỀ CÁCH GIẢNG DẠY MÔN CÔNG DÂN GIÁO DỤC
Môn Công dân giáo dục có mục đích làm cho học sinh:
- Nhận định được chân giá trị của con người cùng địa vị và bổn phận con người trong gia đ́nh, giữa xă hội;
- Thấu triệt quyền lợi cùng bổn phận người công dân trong một quốc gia dân chủ và độc lập. Trong chương tŕnh này, Đức dục và Công dân giáo dục bổ túc lẫn nhau, dùng học đường để chuẩn bị học sinh bước vào đời sống xă hội và quốc gia, đào luyện một “con người” đầy đủ đức tính đồng thời cũng là một “công dân” xứng đáng.Trong phương pháp giảng dạy, lư thuyết sẽ đi đôi với thực hành. Về mỗi vấn đề đem ra giảng dạy có hai phần:
- Phần lư thuyết gồm một bài học ngắn, giản dị, dùng ít danh từ trừu tượng, và một bài học thích ứng trích trong văn chương, sử kư;
- Phần thực nghiệm một bài vấn đáp cốt làm sáng tỏ ư nghĩa bài học hoặc giải thích những điểm phụ thuộc vào bài học và một hoạt động để thực hành những điều giảng dạy.Từ Đệ thất đến Đệ nhị, giờ Hiệu đoàn [Sinh hoạt học đường] sẽ dành riêng cho hoạt động thực hành này.
Tại lớp Đệ nhất, không c̣n một giờ lư thuyết về môn Công dân giáo dục, giờ Hiệu đoàn sẽ dùng để thực hành và nhắc lại những điều đă học trong những năm trước.
Sự giảng dạy phải có tính cách thực tế và linh động làm cho học sinh hiểu những điều học tập. Giáo sư cần phải nêu rơ lư do của những bổn phận hoặc quy tắc, tránh cách học nhồi sọ. Trong khi diễn giảng, giáo sư có thể dùng tranh ảnh, đĩa thâu thanh hoặc các phương tiện khác. Giáo sư sẽ lấy thí dụ trong thời sự, đời sống hàng ngày và những sự kiện lịch sử hiện đại Việt Nam.
Học sinh không được thụ động: bài vấn đáp rất quan trọng giúp cho học sinh suy nghĩ, đặt câu hỏi diễn tả và trao đổi ư kiến. Hoạt động thực hành dưới sự điều khiển của giáo sư, có thể dùng phương pháp diễn kịch, du học thực hành, điều tra, phỏng vấn, thuyết tŕnh, bích báo, tham gia các tuần lễ xă hội do chánh phủ tổ chức (tuần lễ giao thông vệ sinh…).
CHƯƠNG TR̀NH CÔNG DÂN GIÁO DỤC
(Từ Đệ thất đến Đệ nhị: 2 giờ mỗi tuần)
ĐỆ THẤT
Nhân bản:Thể xác và tinh thần
- Con người và ngoại vật
- Bổn phận không phung phí vật phẩm, không hành hạ súc vật.
Bổn phận đối với bản thân:
- Thân thể
-T́nh cảm
- Ư chí
-Trí tuệ.
Trau giồi nhân cách và đề cao tinh thần tự trọng.
Đời sống trong gia đ́nh:
- Tổ tiên, cha mẹ; anh em, thân thuộc (họ nội, họ ngoại), gia nhân.
- Tri ân tổ tiên, gia đạo, hiếu đễ, tương thân, tương ái.
Đời sống tại học đường:
- Bổn phận đi học, học nghề
- Bổn phận đối với thầy học (kính trọng, vâng lời, tri ân).
- Cách đối xử với bạn học (sự ganh đua, nghĩa đoàn thể, tính khiêm nhượng, ḷng tôn trọng lẫn nhau).
- Kỷ luật học đường- (chuyên cần, tôn trọng kỷ luật, danh dự học đường, giữ ǵn vật dụng học đường).
- Tư cách học sinh (y phục, cách ăn nói, danh dự và giá trị cá nhân).
ĐỆ LỤC
Đời sống trong xă hội:
Liên hệ giữa cá nhân và xă hội - nhân loại - hoạt động và công tŕnh liên đới của các thế hệ đă qua, hiện tại và tương lai.
Chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, tập quán, tục lệ.
Các đoàn thể nhân quần: xóm giềng, làng xă, quốc gia, quốc tế - ái hữu, hiệp hội, hợp tác xă, nghiệp đoàn.
Bổn phận đối với xă hội:
- Kỷ luật trong đoàn thể và luật pháp trong xă hội, công lư và bác ái.
- Bổn phận cần lao, đời sống người cần lao, bổn phận góp sức vào sự tiến triển của nhân loại.
- Yêu chuộng ḥa b́nh (những đức tính cần thiết).
Xă giao:
Phép lịch sự và kỷ luật xă hội: phục sức, chào hỏi, giới thiệu, tiếp khách; cử chỉ tại những nơi công cộng: ngoài đường, rạp hát, tiệm ăn…
ĐỆ NGŨ
Tổ chức công quyền Việt Nam:
Hiến pháp và luật lệ (căn bản của tổ chức công quyền).Quốc kỳ, quốc ca.Tổng thống; Quốc hội; Các bộ, các công sở, các ṭa án; Các địa phận hành chánh: làng, tổng, quận, tỉnh, thành phố, thủ đô.
ĐỆ TỨ
Quốc gia:
Yếu tố cấu thành quốc gia: lănh thổ, dân tộc, chính quyền.
Quốc gia độc lập, giao dịch quốc tế: t́nh thân hữu và chính sách không bài ngoại.
Chính quyền trong quốc gia: hiến pháp (thành lập, sửa đổi).
Sơ lược về các chính thể: quân chủ, dân chủ, độc tài, cộng ḥa.
Quyền lợi và nhiệm vụ của công dân:
Các đảm bảo về bản thân (an ninh cá nhân, tôn trọng đời tư và danh dự cá nhân, quyền làm việc), các tự do tư tưởng (tín ngưỡng, ngôn luận, hội họp, văng lai, cư trú, hành nghiệp, tham chính), các quyền kinh tế và xă hội (quyền tư hữu, tiết kiệm, kinh doanh, các an ninh xă hội)
- Ḷng ái quốc, bổn phận tôn trọng và bảo vệ hiến pháp, tinh thần trọng luật, bổn phận đóng thuế, quân dịch.
- Nhấn mạnh về quyền và bổn phận bầu cử.
Ghi chú: Về chương tŕnh Đệ ngũ và Đệ tứ, giáo sư sẽ lấy thí dụ cụ thể trong những thực hiện của Chánh phủ Việt Nam để củng cố nền độc lập và chính thể Cộng ḥa.
ĐỆ TAM
Khái lược về chính trị:
- Chế độ dân chủ: nguồn gốc, tiến triển.
- Nguyên tắc phân quyền.
- H́nh thức tổ chức chính quyền: Tổng thống chế, Đại nghị chế và Quốc hội chế.
- Tổ chức quốc tế : Liên Hiệp Quốc và thí dụ về vài cơ quan Quốc tế (cơ quan Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Quốc tế (U.N.E.S.C.O.), cơ quan Lao động Quốc tế (B.I.T.), cơ quan Y tế Quốc tế (O.M.S.)
Giao tế và sinh hoạt xă hội: nơi công cộng- lễ gia đ́nh (lễ cưới, tang lễ…) - hội họp, tiệc tùng.
Hiệp hội có tính cách xă hội: nghiệp đoàn, hội ái hữu, đoàn thể văn hóa…
ĐỆ NHỊ
Khái lược về kinh tế:
- Chủ nghĩa kinh tế, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xă hội, kinh tế tự do, kinh tế chỉ huy.
- Yếu tố sản xuất: vốn, nhân công, kỹ thuật, tài nguyên, thiên nhiên.
- Cơ quan sản xuất và mậu dịch: xí nghiệp tư và công, công nghiệp và nông nghiệp, hợp tác xă.
- Tiền tệ: tiền vàng và tiền giấy.
- Ngân hàng và tín dụng.
- Mậu dịch và quốc tế.
|