View Single Post
Old 05-02-2019   #8
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,149 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

II. TÀI LIỆU VÀ SÁCH GIÁO KHOA TRUNG HỌC





1. Những tạp chí giáo khoa Trung học

Cũng như ở bậc Tiểu học, trong giai đoạn đầu phát triển nền giáo dục Trung học chuyển ngữ tiếng Việt, sách giáo khoa cũng rất thiếu, nên đi trước một bước, một số tư nhân đă cho xuất bản những tạp chí giáo khoa để làm tài liệu học tập hoặc để tham khảo cho việc giảng dạy các môn học trong nhà trường.

Căn cứ theo 2 bản mục lục thư tịch đă dẫn trên về báo chí, và một số tạp chí c̣n lưu trữ ở các thư viện, tính từ khoảng năm 1948 trước khi thành lập Quốc gia Việt Nam tới thời kỳ đầu Việt Nam Cộng ḥa, chúng tôi thấy có một số tuần san, nguyệt san chuyên về giáo khoa bậc Trung học như sau:

- Học báo (1948), Le guide autodidactique (Hướng dẫn tự học), xuất bản hàng tuần tại Sài G̣n. Số 1 ngày 21/8/1948, số 19 (Bộ mới) ngày 25/12/1948. Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Tứ; Thư kư ṭa soạn: Thiếu Lăng Quân.

- T́m học (1948-1949), tuần báo xuất bản ở Sài G̣n. Chủ nhiệm: Lê Huỳnh Mai. Năm I, số 1 ngày 11/1/1948, số 2 ngày 27/2/1949.

- Giáo dục nguyệt san (1948-1949), Enseignement 2 è degrée/ Giáo dục Trung học, Hà Nội. Số 2 năm 1948-1949.

- Việt Nam giáo khoa (1950-1951), tuần san xuất bản tại Sài G̣n do Lê Tràng Kiều làm chủ nhiệm. Năm thứ I số 1 ngày 26/11/1950, năm thứ II số 10, năm 1951.

- Cần học (1951), Ban Trung học, xuất bản không định kỳ tại Gia Định, do Cha Jacques Của làm Giám đốc (Lê Ngọc Trụ ghi: Tập 22, năm thứ II, số 35, ngày 30/6/1951).

- Việt Nam giáo khoa, Dạy theo chương tŕnh Đệ thất ban Trung học phổ thông (Chương tŕnh Trung học 1949), xuất bản mỗi tháng 2 kỳ vào ngày 1 và 15 tại Sài G̣n do Thẩm Thệ Hà chủ biên. Bộ mới số 1 (Số tựu trường) ngày 15/9/1951. Mỗi số đều có Phần giáo khoa và Phần tổng quát. Phần giáo khoa “có đủ bài giảng dạy rành rẽ” về: Việt văn, Hán văn, Pháp văn, Toán học, Lư hóa học, Vạn vật học, Sử kư, Địa dư, Luân lư, Công dân giáo dục, Âm nhạc, Mỹ thuật… “Với chí cần học, bạn không phải chỉ bỏ tinh thần trong một khuôn khổ nhỏ hẹp nào, mà bạn có thể vươn ḿnh lên cao, nh́n vào nền giáo dục mới thuần túy Việt Nam đang h́nh thành, để t́m những cái ǵ mà bấy lâu nay bạn mong mỏi, bạn khao khát” (trích “Bức thư gởi cho các bạn học sinh Việt Nam” của Thẩm Thệ Hà).

- Việt Nam giáo khoa tập san, Trung học phổ thông (Lớp Đệ thất và lớp Đệ tứ), xuất bản tại Sài G̣n. Năm thứ nhứt số 1 ngày 1/3/1952; năm thứ nh́ số 12, ngày 15/10/1952 (Lớp Đệ thất, Đệ lục và Đệ tứ). Giám đốc: Phạm Trường Xuân; Cố vấn: Trần Cửu Chấn; Thơ kư ṭa soạn: Nguyễn Khoa. “Các bạn sẽ thấy nơi đây nhiều bài học soạn một cách kỹ càng, hợp phương pháp giáo khoa và chương tŕnh giáo dục hiện hành, bởi một nhóm giáo sư và văn nhân mà các bạn từng nghe tên, biết tiếng” (trích “Cùng quư độc giả” của Trần Cửu Chấn).

- Tập sách hồng, Luyện thi Trung học Đệ nhất cấp, dành cho lớp Đệ tứ. Bộ A tập 1 đến tập 7 (15/3/1957 đến 1/6/1957). Do Nxb Thăng Long chủ trương, đă ra từ tập 1 đến tập 26.

- Tập sách xanh, Luyện thi Tú tài phần I, dành cho lớp Đệ nhị. Do Nxb Thăng Long chủ trương, đă ra từ tập 1 đến tập 24.

- Giáo khoa Trung học (1959), do Thanh quang xuất bản không định kỳ tại Sài G̣n. Tập 1-tập 5 (1959).

- Hiếu học (1959), tuần báo do Nxb Sống mới phát hành tại Sài G̣n. Tập 1 đến 16 (1959).

- Siêng học (1959-1962), tuần báo xuất bản tại Sài G̣n. Chủ nhiệm: Trịnh Vân Thanh (Lê Ngọc Trụ ghi: Tập 1 đến tập 21, niên khóa 1959-1960, và các tập về niên khóa 1960-1962).

- Chăm học (1959), tuần báo xuất bản tại Sài G̣n do Nguyễn Văn Hợi làm Giám đốc. Tập 1 đến tập 12.

- Luyện thi Trung học Đệ nhất cấp (1959), bán nguyệt san do Nxb Văn hào phát hành tại Sài G̣n. Số 1 tháng 3/1959 đến số 5 tháng 5/1959.

- Khuyến học (1959), tạp chí không định kỳ tại Sài G̣n do Việt Nam Tu thư cuộc chủ trương. Tập 1 đến tập 5 (1959).

- Học báo Anh ngữ (1959-1960), mỗi tháng 3 số tại Sài G̣n do Lê Bá Kông làm Giám đốc. Số 1 năm 1959, xuất bản đến năm 1960.

- Học báo dẫn giải (1961-1962), tuần báo xuất bản tại Sài G̣n do Liêm Huyền Vũ chủ trương, Phan Văn Sĩ làm Giám đốc. Số 1 không đề ngày, số 3 ngày 15/10/1961 đến số 17 ngày 30/7/1962.

- Học hỏi (1964), Trung học Đệ nhất cấp, tuần san xuất bản tại Sài G̣n. Số 1 ngày 27/5/1964, đến số 10 th́ đ́nh bản.

2. Sách giáo khoa Trung học

Đầu những năm 50 của thế kỷ trước, trong thời kỳ Quốc gia Việt Nam (1949-1954), sách giáo khoa các môn học bậc Trung học lấy tiếng Việt làm chuyển ngữ đă bắt đầu xuất hiện lần lần.

Năm 1951, nhà xuất bản Tân Việt (Sài G̣n) cho in sách Việt Nam thi văn giảng luận (2 quyển) của GS Hà Như Chi (Quốc học Huế), biên soạn rất công phu, được coi là bộ sách giáo khoa tiên phong quy mô nhất, đầy đủ nhất về môn giảng văn/ văn học trích giảng dùng cho giáo chức dạy Quốc văn ở các trường trung học. Trước đó chúng ta c̣n được biết đến cuốn Giảng văn Chinh phụ ngâm của Đặng Thai Mai xuất bản năm 1950…

Cũng khoảng năm 1951, nhà xuất bản Thế giới (Hà Nội) do ông Nguyễn Văn Hợi làm Giám đốc đă bắt đầu cho ra nhiều sách giáo khoa thuộc đủ các môn học, như Giảng văn Đệ thất và Đệ lục của GS Lê Hữu Thu, Sử Việt Nam Đệ tứ của Lê Hữu Thu, Luận văn thị phạm (Đề thi Trung học Phổ thông và Tú tài) của GS Nghiêm Toản, Địa lư từ Đệ thất đến Đệ tứ của GS Bùi Đ́nh Tấn, Để hiểu rơ mẹo tiếng Pháp (bậc Trung và Tiểu học) của GS Nguyễn Văn Dung, Toán phápĐệ thất và Đệ tam của GS Ngô Duy Cầu, Tính đại số, Số học, H́nh học, Vật lư, Hóa học của GS Ngô Ngọc Bích, Toán lư hóa Đệ ngũ và Đệ tứ của GS Đào Văn Dương, Bản kê số (table de logarithme) của Nguyễn Dương Đôn…

Nhà xuất bản Trường Thi, hoạt động từ hồi c̣n ở Hà Nội, sau năm 1954 di cư vào Nam, tiếp tục in các loại từ điển (Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh,Danh từ khoa học của Hoàng Xuân Hăn, Chánh tả Việt ngữ của Lê Ngọc Trụ…), sách tham khảo văn học (Đại Nam quốc sử diễn ca, Mai đ́nh mộng kư…), và cho ra những sách giáo khoa về Văn, Toán, Thiên văn, Lư hóa… của một số tác giả nổi tiếng (như Khảo luận về Khái Hưng của Lê Hữu Mục, Thiên văn học của Nguyễn Xuân Vinh…).

Từ thời Đệ nhất Cộng ḥa (1955-1963) trở đi, sách giáo khoa trung học đủ loại của các nhà xuất bản tư nhân trăm hoa đua nở. Phải nói về mặt này nhà nước không theo kịp tư nhân, phần v́ số học sinh trung học tư thục chiếm đến hơn 65% tổng số học sinh trung học toàn miền Nam (xem H.G.C., “Tư thục Việt Nam”, Giáo dục nguyệt san, số 25, tháng 12/1968, tr. 11), phần v́ nhà nước lo không xuể, lại phải tập trung ưu tiên mở trường, in sách, thực hiện chính sách cưỡng bách giáo dục cho bậc Tiểu học.

Khoảng thời gian này, trong điều kiện tự do báo chí-xuất bản, hàng chục nhà xuất bản ra đời, cạnh tranh nhau in sách giáo khoa. Không ít nhà nổi tiếng như Tân Việt, Bốn phương, Tao đàn, Sống mới, Á Châu, Văn hào, Khai trí, Trí đăng, Trí dũng, Hàn Thuyên, Yểm Yểm thư quán…. Sang thời Đệ nhị Cộng ḥa (1967-1975), trong ḷ lửa chiến tranh ác liệt, việc học hành thi cử trở nên vội vă và càng nhộn nhịp hơn (với một phần mục đích thi đậu Tú tài để được lên Đại học và được hoăn dịch học vấn…), mạng lưới trường tư thục và các lớp luyện thi phát triển mạnh, không ít nhà xuất bản mới được lập ra chỉ để in sách giáo khoa, như Siêng học, Yên Sơn, Thăng Long, Bạn trẻ, Học đường, Đăng đàng, Giáo dục nguyệt san (tên gọi nhà xuất bản), Alpha…

- Về môn Quốc văn cấp 2 có thể kể tiêu biểu một số tác giả quen thuộc được tin cậy như Phan Ngô, Đỗ Văn Tú, Vũ Khắc Khoan, Tô Đáng, Phạm Xuân Thu…; cấp 3 có Phạm Thế Ngũ, Trịnh Vân Thanh, Trần Trọng San, Nguyễn Sỹ Tế, Nguyễn Duy Diễn, Vũ Kư, Tạ Kư, Lữ Hồ, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Tăng Chương, Vơ Thu Tịnh, Hoàng Khôi, Cao Bá Vũ, Hà Khải Hoàn… Các sách giảng luận/ luận đề văn chương dành riêng cho từng tác giả có trong chương tŕnh học (như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đ́nh Chiểu, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Khắc Hiếu, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…) để “luyện thi” môn nghị luận văn chương được xuất bản hàng loạt, phần nhiều do nhà xuất bản Thăng Long (từ Bắc di cư vào Nam năm 1954), như những sách của Bùi Giáng, Nguyễn Sỹ Tế, Vũ Khắc Khoan, Tạ Văn Ru, Kiêm Đạt…





Sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng Ḥa


- Về môn Công dân giáo dục, từ năm 1956 trở đi có đến hàng chục tác giả: Trần Mộng Chu, Phạm Thị Tự, Lê Xuân Khoa, Lê Thái Ất, Nguyễn Quư B́nh, Nguyễn Huy Côn, Ngô Đ́nh Độ, Phạm Gia Hưng, Trần Đức Long, Cao Văn Luận, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Bá Lương, Lê Kim Ngân, Đàm Sỹ Hiến, Nguyễn Vũ Khương, Nguyễn Bá Kim, Vũ Huy Chấn…

- Sách Triết lớp 12, có vẻ ít người tham gia v́ biên soạn không đơn giản, và phần lớn là của những tác giả từng đi du học nước ngoài về. Đáng kể có: Nguyễn Văn Trung (Luận lư học, Đạo đức học), Cao Văn Luận (Đạo đức học, Luận lư học, Tâm lư học), Trần Văn Hiến Minh (Tâm lư học, Luận lư học, Đạo đức học, Triết học tổng quát), Phạm Mạnh Cương, Trần Bích Lan (Luận lư học, Tâm lư học), Trần Xuân Tiên (Luận lư học, Đạo đức học, Tâm lư học), Vĩnh Đễ (Tâm lư học, Luận lư học, Đạo đức học, Siêu h́nh học), Nguyễn Đăng Thục (Triết học Đông phương)… Vào những năm cuối của chế độ Cộng ḥa, bộ sách Triết lớp 12 của Vĩnh Đễ được nhiều người chọn dùng v́ biên soạn gọn gàng, dễ hiểu, và lại kịp cập nhật hóa theo chương tŕnh mới.

- Pháp văn: Vũ Quư Măo, Đoàn Rạng, Trần Như Thuần, Ngô Đức Kính, Roch Cường, Vũ Ngọc Ánh…

- Anh văn: Lê Bá Kông, Nguyễn Văn Khôn, Vũ Ngọc Ánh, Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Điền, Đỗ Khánh Hoan, Hà Văn Bửu, Đắc Sơn, Lê Văn Ruệ…

- Sử, Địa: Tăng Xuân An, Trần Hữu Quảng, Bằng Phong, Nguyễn Trọng Phong, Bùi Tân, Lê Như Dực, Đặng Đức Kim…

- Toán: Đặng Văn Nhân, Đặng Sỹ Hỷ, Nguyễn Đ́nh Chung Song, Nguyễn Văn Kỷ Cương, Đinh Đức Mậu, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Tá, Nguyễn Phượng Các, Trần Kim Quy, Đoàn Văn Phi Long…

- Lư hóa: Bùi Phượng Ch́, Phạm Đ́nh Ái, Trần Thượng Thủ, Hà Văn Dương, Nguyễn Ngọc Huân, Nguyễn Đ́nh Phú, Nguyễn Hữu Tài, Nguyễn Thanh Khuyến, Nguyễn Mạnh Hà, Lê Khắc Huy, Vũ Văn Tiên, Trần Xuân Hài, Chu Phạm Ngọc Sơn, Cao Huy Tấn, Bùi Quang Hân.

- Vạn vật học: Đỗ Đức Công, Nguyễn Nhuận, Nguyễn Đức Thịnh, Vũ Văn Tuyên, Nguyễn Ngọc Nam, Đỗ Đức Thịnh, Chu Ngọc Thủy, Phùng Thanh Loan…

Riêng sách giáo khoa Trung học của Trung tâm Học liệu Bộ Giáo dục xuất bản tương đối ít, tính đến năm 1972 có thể kể:

- Quốc văn: Việt văn độc bản lớp 10 (in lần thứ 6) và lớp 11 (in lần thứ 7) của Trần Trọng San, Phương pháp làm bài nghị luận của Thuần Phong Ngô Văn Phát (in lần thứ nhất, 1968), Văn phạm giản dị và thực dụng (dùng chung cho giáo chức Trung, Tiểu học) của Bùi Đức Tịnh (in lần thứ hai, 1972).

- Hán văn: Hán văn giáo khoa thư lớp 6 và lớp 7 của Vơ Như Nguyện-Nguyễn Hồng Giao (in lần thứ nhất, 1964).

- Sử: Thế giới sử lớp 12 của Tăng Xuân An (in lần thứ 5 năm 1964).

- Anh ngữ: Anh ngữ lớp 6 (in lần 1 năm 1962) và lớp 7 (in lần 1 năm 1964) của Nguyễn Đ́nh Ḥa.

- Toán, Lư, Hóa: Đại số học lớp 12 của Nguyễn Bá Cường (in lần 1, năm?), Lượng giác học lớp 12 B của Nguyễn Xuân Vinh (in lần thứ nhất, 1962), H́nh học họa h́nh lớp 12 B (in lần thứ nhất, 1960), Số học lớp 12 A, B (in lần thứ năm, 1968), Thiên văn học lớp 12 A, B (in lần thứ hai, 1960) của Đặng Văn Nhân;Vật lư học lớp 10 A, B (in lần thứ ba, 1964), Vật lư thực hành lớp 10 A, B (in lần thứ nhất, 1960), Vật lư quang học lớp 11 A, B (in lần thứ nhất, 1962), Thực tập vật lư lớp 11 A, B (in lần thứ nhất, 1962) của Bùi Phượng Ch́; Cơ học lớp 12 của Nguyễn Xuân Vinh (in lần thứ hai, 1967); Hóa học lớp 10 (in lần thứ bảy, 1968), lớp 11 (in lần thứ sáu, 1970) và lớp 12 (in lần thứ sáu, 1970) của Phạm Đ́nh Ái.

- Thủ công: Thủ công Trung học lớp 6 của Lê Xuân Thủy (in lần thứ nhất, 1963).

Nhưng có lẽ quan trọng và có ư nghĩa hơn hết là việc Trung tâm Học liệu đă cho tái bản được một số sách tham khảo rất có giá trị về Văn, Sử như: Việt Nam văn học sử yếu (in lần 10 năm 1968), Việt Nam thi văn hợp tuyển (in lần 9 năm 1968), Văn học Việt Nam (in lần 4 năm 1968) của Dương Quảng Hàm;Thượng Chi văn tập của Phạm Quỳnh (5 tập, in lần thứ nhất, 1962), Nữ thi hào Việt Nam của Phạm Xuân Độ (in lần thứ hai, 1970), Việt Nam sử lược (2 quyển) và Nho giáo (2 quyển) của Trần Trọng Kim.

Về nội dung, cũng như ở những cấp/ bậc học khác, sách giáo khoa Trung học ở miền Nam trước 1975 biên soạn theo chương tŕnh quy định của Bộ Quốc gia Giáo dục, nhưng được tùy nghi vận dụng theo sở kiến riêng của từng soạn giả. Giáo viên đứng lớp, c̣n có thể tự do hơn nữa, v́ không bắt buộc phải dùng hẳn một cuốn sách giáo khoa duy nhất nào, mà họ được dạy theo sự tâm đắc về môn học do ḿnh phụ trách. Họ có thể dẫn một đoạn văn hay bài toán nào đó, không có trong bất kỳ sách giáo khoa chính thức nào, để giảng cho học tṛ. Riêng phần Kim văn (tức văn học hiện đại) của môn Quốc văn, trích giảng đầy đủ các tác giả không phân biệt nhân thân, xu hướng chính trị hay ư thức hệ, v́ thế hầu hết những tác giả là nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lư luận phê b́nh văn học… đang sống, làm việc cho phía đối kháng “bên kia ḍng Bến Hải” đều được đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy, như Nguyên Hồng, Tô Hoài, Trần Tiêu, Nguyễn Tuân, Nguyễn Lân, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên…, không kể những tác giả miền Bắc khác vào lúc đó đă quá cố.

Về h́nh thức, sách giáo khoa Trung học phần lớn in b́a 2 màu, ruột sách in đen trắng. Chỉ vào khoảng đầu những năm 70 của thế kỷ trước, nhà xuất bản Alpha ở Sài G̣n do ông Lư Thái Thuận làm giám đốc mới bắt đầu có sáng kiến cho ra những sách in màu cả b́a lẫn ruột theo kỹ thuật in offset hiện đại, cho những sách về các môn khoa học tự nhiên như Toán, Lư hóa, Vạn vật…, và đă khá thành công, v́ lần đầu tiên ở Việt Nam sách chữ Việt có màu mè đẹp, thu hút được sự chú ư của giáo chức và học sinh Trung học thời đó.



C. SƠ LƯỢC CHƯƠNG TR̀NH VÀ SÁCH GIÁO KHOA ĐẠI HỌC


Bậc đại học phổ thông (Văn khoa, Luật khoa…) và chuyên nghiệp (Y, Dược, Sư phạm…) của miền Nam trước 1975 đào tạo cử nhân, cao học và tiến sĩ. Hệ thống đại học được tự trị về học vụ và chuyên môn theo quy định của Hiến pháp 1967, không lệ thuộc Bộ Giáo dục, cũng không có cơ quan chủ quản (trừ trường Y Dược thuộc Bộ Y tế chủ quản), v́ thế chương tŕnh học và sách giáo khoa cũng được tự do, phần lớn chỉ tùy thuộc ở giáo sư phụ trách giảng dạy bộ môn dưới sự chấp thuận của Hội đồng Khoa và Khoa trưởng của mỗi nhà trường riêng biệt.

Nói chung, chương tŕnh học trong các cơ sở giáo dục đại học miền Nam được chia làm ba cấp. Cấp 1 học 4 năm, nếu theo hướng các ngành nhân văn, khoa học… th́ lấy bằng cử nhân (như cử nhân Triết, cử nhân Văn chương, Toán…); nếu theo hướng các ngành chuyên nghiệp th́ lấy bằng tốt nghiệp (như bằng tốt nghiệp Đại học Sư phạm, bằng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh…) hay bằng kỹ sư (thí dụ kỹ sư Điện, kỹ sư Công chánh…). Cấp 2, học thêm 1-2 năm sẽ thi lấy bằng cao học hay tiến sĩ đệ tam cấp (tiếng Pháp: docteur de troisième cycle, tương đương thạc sĩ bây giờ). Cấp 3, học thêm 2-3 năm có thể làm luận án để lấy bằngtiến sĩ(tương đương với bằng Ph. D của Hoa Kỳ). Riêng ngành Y, v́ phải có thời gian thực tập ở bệnh viện nên sau khi học xong chương tŕnh dự bị y khoa phải học thêm 6 năm hay lâu hơn mới hoàn tất chương tŕnh đại học.

V́ hệ thống đại học rộng lớn phức tạp, tri thức đại học lại quá mênh mông, nên tại đây, chỉ xin nói lướt qua riêng về chương tŕnh học của các trường đại học-cao đẳng sư phạm, và về t́nh h́nh chung của sách giáo khoa các trường đại học, cao đẳng, giai đoạn 1955-1975.

Thời VNCH, có nhiều trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học và giáo học bổ túc như Quốc gia Sư phạm (Sài G̣n), Sư phạm Long An, Sư phạm Vĩnh Long, Sư phạm Quy Nhơn, Sư phạm Ban Mê Thuột (Buôn Ma Thuột)…, hoặc các trường sư phạm đào tạo giáo sư trung học đệ nhất cấp, đệ nhị cấp như Cao đẳng Sư phạm sau đổi thành Đại học Sư phạm (Sài G̣n, Huế, Đà Lạt). Có Đại học Sư phạm 1 năm đào tạo giáo sư Trung học Đệ nhất cấp; 3 năm đào tạo giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Nói chung, loại trường nào cũng gồm nhiều ban như Việt văn, Triết, Sử Địa, Pháp văn, Anh văn, Toán, Lư hóa, Vạn vật… tương ứng với các môn sẽ dạy khi ra trường, vừa giúp các giáo sinh củng cố, mở rộng kiến thức chuyên môn (học về nội dung các môn ḿnh sẽ dạy), vừa đào tạo khả năng chuyên nghiệp cho họ về khoa sư phạm cả lư thuyết lẫn thực hành.

Lấy Đại học Sư phạm Sài G̣n (thuộc Viện Đại học Sài G̣n) làm tiêu biểu. Chương tŕnh học tại đây thay đổi tùy theo ngành mà giáo sinh được lựa chọn. Như ngành Đệ nhất cấp học trong 2 năm với quyền chọn một trong 4 ban: Việt văn, Anh văn, Toán, Lư hóa. Ngành Đệ nhị cấp học 4 năm, chọn một trong 4 ban: Anh văn, Pháp văn, Toán, Lư hóa. Nếu đă có sẵn Chứng chỉ Dự bị Đại học của trường khác, giáo sinh được miễn học năm Dự bị ở Sư phạm và chỉ phải học 3 năm ở ngành Đệ nhị cấp, với tất cả 7 ban được lựa chọn, gồm: Việt Hán, Sử Địa, Anh văn, Pháp văn, Toán, Lư hóa, Vạn vật. Riêng ở ngành Đệ nhị cấp Cấp tốc, giáo sinh chỉ học 1 năm.

Các môn học thay đổi tùy theo từng ban. Thí dụ ban Việt Hán, phải học các phần Việt học, Cổ học, Hán văn và ngoại ngữ (Anh hoặc Pháp); ban Sinh ngữ phải học về Văn hóa, Văn chương, Văn phạm thực hành và một ngoại ngữ khác với sinh ngữ đă chọn…

Về chuyên môn, phải học một số môn như: Lịch sử giáo dục Việt Nam và Đông phương, Tâm lư giáo dục, Giáo dục hướng dẫn, Giáo dục đối chiếu, Phương pháp dạy học, Luân lư chức nghiệp, Vấn đề giáo dục, Quản trị học đường.

Trước năm 1975, đă thấy có những sách tiếng Việt xuất bản phục vụ cho chuyên ngành sư phạm như sau:

- Sư phạm khoa giản yếu của Phạm Xuân Độ và Ngô Đức Kính, tác giả xuất bản tại Sài G̣n năm 1957.

- Tâm lư học ứng dụng của Phạm Xuân Độ, Bộ Quốc gia Giáo dục in lần thứ nhất năm 1958, lần thứ 3 năm 1970.

- Sư phạm lư thuyết của Trần Văn Quế, Bộ Quốc gia Giáo dục in lần thứ nhất năm 1964, lần thứ 2 năm 1968.

- Sư phạm thực hành của Trần Văn Quế, Bộ Quốc gia Giáo dục in lần thứ nhất năm 1964, lần thứ 2 năm 1969.

- Sư phạm chuyên biệt của Hồ Văn Huyên, Bộ Quốc gia Giáo dục in lần thứ nhất năm 1969.

- Phương pháp dạy học của Mai Tâm và Long Điền, do Giáo dục nguyệt san xuất bản.

- Nghệ thuật dạy học của Sư huynh Mai Tâm, do Giáo dục nguyệt san xuất bản, in lần thứ 2 năm 1969.

- Sổ tay sư phạm của Sư huynh Mai Tâm, do Giáo dục nguyệt san xuất bản.

- Tâm lư giáo dục của Sư huynh Mai Tâm, do Giáo dục nguyệt san xuất bản.

- Tâm lư thanh thiếu niên của Sư huynh Mai Tâm, do Giáo dục nguyệt san xuất bản.

- Triết lư giáo dục của Mai Tâm, do Giáo dục nguyệt san xuất bản.

- Luân lư chức nghiệp nhà giáo của Nguyễn Gia Tưởng, Bộ Quốc gia Giáo dục in lần thứ nhất năm 1968.

- Luân lư chức nghiệp của Lê Thanh Hoàng Dân-Nguyễn Ḥa Lạc, do Trẻ xuất bản tại Sài G̣n năm 1971.

- Tác phong nhà giáo, dịch của H. Simon, do Giáo dục nguyệt san xuất bản.

- Lịch sử giáo dục của Nguyễn Văn Kế, do Giáo dục nguyệt san xuất bản.

- Các vấn đề giáo dục (2 tập) của nhóm Lê Thanh Hoàng Dân, Trần Hữu Đức…, do Trẻ xuất bản tại Sài G̣n năm 1971.

- Vấn đề giáo dục của Nguyễn Hổ Dư và Trần Doăn Đức, Văn khoa xuất bản năm 1971.

- Quản trị học đường của Trần Văn Quế-Ngô Kim Xán-Vũ Nam Việt, Bộ Quốc gia Giáo dục in lần thứ nhất năm 1964.

- Quản trị và thanh tra học đường của nhóm Lê Thanh Hoàng Dân, Trần Hữu Đức…, Trẻ xuất bản tại Sài G̣n năm 1972.

Ngoài ra, đáng chú ư có những dịch phẩm dùng tham khảo cho ngành sư phạm của nhà xuất bản Trẻ (phân biệt với Nxb Trẻ TP HCM bây giờ) do Trần Hữu Đức và Lê Thanh Hoàng Dân chủ biên. Đă dịch được một số cuốn như: Lịch sử giáo dục, Triết lư giáo dục, Kinh nghiệm nhà giáo, Giáo dục mới, Tâm lư nhi đồng, Tâm lư giáo dục, Phái nữ, Phương pháp sư phạm, Tâm lư t́nh cảm, Tánh t́nh và giáo dục, Trẻ khó dạy... Tất cả đều đă được xuất bản trong khoảng những năm 1970-1971.
Sách bàn về nghề giáo, nhà giáo có 3 cuốn đáng chú ư: Vài ư nghĩ của giáo Mưu của Vũ Ngô Mưu do Nhóm Thiện Chí xuất bản, Sài G̣n, 1965 (dày 84 trang, gồm 7 chương, nêu những kinh nghiệm, những nhận xét của tác giả “về một vài vấn đề dạy học để gửi tới đồng nghiệp bốn phương”); Câu chuyện thầy tṛ của Huỳnh Phan (Nguyễn Hiến Lê đề tựa, Nxb Trí đăng, 1970; tập hợp các câu chuyện nhỏ và những bài thảo luận về t́nh nghĩa thầy tṛ và quan hệ giữa thầy và tṛ); Nhà giáo của Nguyễn Văn Y (Nxb Nam Hà, Sài G̣n, 1973).

Nếu tính chung về sách giáo khoa đại học các ngành (ngoài ngành sư phạm) th́ có thể nói sinh viên trước đây phần lớn đều học theo giáo tŕnh (cours) do các giáo sư, giảng viên đại học tự biên soạn cho môn học ḿnh phụ trách, phần lớn in roneo, một số khác được in typo với kỹ thuật đơn giản, ít chú trọng h́nh thức. Tỷ như Đại học Luật khoa Sài G̣n, khi ghi tên theo học, ngay đầu năm phải đóng luôn tiền mua sách với giá khá cao, cho 9 môn học của năm thứ I (gọi là Cử nhân I): Kinh tế học, Luật Hiến pháp, Dân luật, Cổ luật, Pháp chế sử, Quốc tế công pháp, Diễn tiến kinh tế xă hội, Danh từ kinh tế, Luật đối chiếu. Những sách này thường có ghi ḍng chữ ngoài b́a: “Giảng văn dùng cho các sinh viên, cấm bán tại các hiệu sách”, hoặc “Sách này chỉ ấn hành rất hạn chế để dùng trong phạm vi trường Luật”… V́ sinh viên năm thứ I đông (khoảng trên dưới 20 ngàn) nên sách giáo khoa cũng trở thành một “nguồn lợi” kiếm thêm của một số giáo sư Đại học Luật.

Ở Đại học Văn khoa Sài G̣n, việc phổ biến sách giáo khoa cho sinh viên xem ra có vẻ “văn nghệ” và phóng khoáng hơn. Phần lớn giáo sư chỉ định cho tổ chức sinh viên trong nhà trường quay ronéo bài giảng với giá rẻ; một số khác dạy các môn Văn, Sử, Triết… thường có sách vừa để học trong trường vừa tiêu thụ ra ngoài như mọi sách đọc phổ thông khác (như của các tác giả Thanh Lăng, Phạm Văn Diêu, Lê Ngọc Trụ, Nguyễn Thế Anh, Kim Định, Nguyễn Văn Trung, Lê Tôn Nghiêm, Nguyễn Duy Cần…), thường in đẹp. Ngoài sách ở thư viện (với khoảng 20.000 sách và 200 chỗ ngồi) mà sinh viên được sử dụng, các giáo sư cũng thường đề nghị sinh viên quay ronéo thêm tài liệu tham khảo, đặc biệt là đối với những sách cổ, sách cũ quư hiếm (như Kinh Thi của Tản Đà,Đường thi trích dịch của Bùi Khánh Đản…), sách của các tác giả miền Bắc.

Một số sách giáo khoa dùng chung cho nhiều trường đại học hoặc có đối tượng sử dụng rộng đă được Trung tâm Học liệu Bộ Giáo dục xuất bản, như Cây cỏ miền Nam Việt Nam (in lần 2 năm 1970), Sinh học thực vật (in lần 3 năm 1972), Tảo học (in lần 2 năm 1972), Hiển hoa bí tử (in lần 1 năm 1968), Rong biển Việt Nam (in lần 1 năm 1968), của Phạm Hoàng Hộ; Nông học đại cương của Tôn Thất Tŕnh (in lần 1 năm 1967); Sản khoa của BS Đặng Hóa Long (in lần 1 năm 1968); Giao thoa (in lần 1 năm 1969), Nhiễu xạ (in lần 1 năm 1969), Phân cực (in lần 1 năm 1971), Phổ học (in lần 1 năm 1971) của Nguyễn Chung Tú;Điện học của Vơ Đức Diễn (in lần 1 năm 1970); Việt Nam Dân luật khái luận (1961), Việt Nam Dân luật lược khảo (1962) của Vũ Văn Mẫu; Luật Thương mại toát yếu của Lê Tài Triển (in lần 1 năm 1959); Nhập môn Triết học Ấn Độ của Lê Xuân Khoa (in lần 2 năm 1972); Lược khảo văn học I, II của Nguyễn Văn Trung (in lần 1 năm 1968); Luận lư Toán học đại cương của Lê Thành Trị (in lần 1 năm 1972); Lịch sử Triết học Đông phương của Nguyễn Đăng Thục (in lần 2 năm 1968); Tự điển chữ Nôm của Nguyễn Quang Xỹ-Vũ Văn Kính (in lần 1 năm 1971).

Ngoài ra, c̣n có những sách về danh từ chuyên môn do Ủy ban Soạn thảo Danh từ Khoa học của Khoa học Đại học đường (năm 1967 đổi thành Ủy ban Quốc gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn) biên soạn, như Danh từ Toán học Pháp Việt, Danh từ Hóa học Pháp Việt, Danh từ Thực vật Pháp Việt, Danh từ Động vật Pháp Việt, Danh từ Mỹ thuật Pháp Việt…

Cũng có trường đại học lập được Ban Tu thư, như Viện Đại học Huế, nhưng chỉ in được lẻ tẻ vài sách tham khảo. Đôi khi cũng có một nhà xuất bản tư nhân nào đó chịu nhận in sách cho giáo sư đại học, chắc do có sự quen biết, nhưng trường hợp này hiếm, và thường th́ tác giả phải tự lo xuất bản lấy.

Việc in sách giáo khoa bậc Đại học do tư nhân phụ trách có lẽ chỉ bắt đầu phát triển và thành nếp khá hơn kể từ năm 1969 khi có sự tham gia của nhà xuất bản Lửa thiêng, xuất bản tổng hợp nhiều thứ sách nhưng chủ yếu nhắm vào sách giáo khoa đại học hoặc sách tham khảo cho tŕnh độ tương đương đại học. Đây là một nhà xuất bản tư nhân có quy mô hoạt động lớn, chỉ trong ṿng 5 năm, tính đến năm 1974, đă xuất bản được khoảng 130 đầu sách, thuộc đủ các bộ môn khoa học. Có thể kể vài cuốn trong số đó như: Dân số học của Lâm Thanh Liêm (1969), Bán đảo Ấn Độ (Từ khởi thủy đến thế kỷ XVI) của Phạm Cao Dương (1970), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ của Nguyễn Thế Anh (1970), Thổ nhưỡng học đại cương của Thái Công Tụng (1970), Nhân chủng học và lược khảo thân tộc học của Bửu Lịch (1971), Phương pháp nghị luận và phân tích văn chương của Nguyễn Thiên Thụ (1971), Căn bản địa chất học của Trần Kim Thạch (1971), Khí tượng canh nông của Nguyễn Kim Môn (1972), Địa chấn học nhập môn của Nguyễn Hải, Pháp văn tuyển dịch của Lê Trung Nhiên (1972), Văn chương Nam Bộ và cuộc kháng Pháp 1945-1950 của Nguyễn Văn Sâm (1972), Triết học và Khoa học của Đặng Phùng Quân (1972), Sắt thép thế giới của Sơn Hồng Đức (1972), H́nh luật tổng quát của Nguyễn Quang Quưnh (1973), Cơ cấu Việt ngữ của Trần Ngọc Ninh (1973), Lịch sử các học thuyết chánh trị của Nguyễn Ngọc Huy (năm 1973), Hán văn tân khóa bản của Nguyễn Khuê (1973), Dân số thế giới của Ngô Văn Lắm (1973), Nham thạch thông thường của Liêu Kim Sanh (1973), Văn học và Ngữ học của Bùi Đức Tịnh (1974), Thống kê thực dụng của Châu Nguyệt Hồng (1974)…

TẠM KẾT

Qua sự tổng hợp tư liệu và phân tích, nhận định cho từng phần như trên, chúng ta nhận thấy chương tŕnh học và sách giáo khoa miền Nam trước năm 1975 có cả những mặt ưu điểm lẫn khuyết điểm. Nhất là về chương tŕnh, mặt khuyết điểm tồn tại khá nhiều, bị không ít nhà giáo dục lên án, đại khái cho rằng c̣n quá nặng mà lại thiên về cái học từ chương khoa cử thoát ly thực tế cuộc sống, vốn chịu ảnh hưởng chương tŕnh học cũ của thời phong kiến và của Pháp. Tuy nhiên, các nhà chức trách giáo dục nói chung đă rất có thiện chí biết lắng nghe dư luận của các giới quan tâm, nên qua nhiều lần sửa đổi, chương tŕnh học cũng ngày càng nhẹ đi, nhất là ngành giáo dục những năm cuối cùng của chế độ đă tích cực hướng sang chương tŕnh giáo dục Tiểu học Cộng đồng bằng việc cộng đồng hóa 100% các trường tiểu học (theo Nghị định số 2463-GD/PC/NĐ ngày 25/11/1969), cũng như đă khởi động trên thực tế chương tŕnh trung học tổng hợp với nội dung giảng dạy sát với đời sống hơn qua việc thử nghiệm ở Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức và một số trường khác ở các tỉnh.

Khi nghe lời phê b́nh gay gắt của các nhà hữu tâm với giáo dục, chúng ta dễ có cảm giác như thể tất cả các bộ chương tŕnh Trung, Tiểu học do Bộ Giáo dục soạn ra đều hỏng bét hết cả nhưng thực tế chắc không phải vậy. Việc đời cũng như việc trị nước thông qua công tŕnh tổ chức giáo dục quốc dân, bao giờ cũng có hai mặt, nếu “nhân bản, dân tộc, khai phóng” quá cũng chết, c̣n như ngược lại, cứ quá đà chạy theo khoa học-kỹ thuật thực dụng để công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như bây giờ người ta hay nói cũng có chỗ không ổn. V́ phát triển khoa học-kỹ thuật hướng tới thực dụng mà không dựa trên nền tảng triết lư giáo dục nhân bản th́ tất yếu cũng sẽ sinh ra nhiều điều tai hại, về mối quan hệ giữa người với người trong xă hội cũng như giữa con người với thiên nhiên, mà hậu quả là sự tha hóa con người và phá hủy môi trường sống, vô phương cứu chữa, như trường hợp Trung Quốc hiện nay sau mấy mươi năm “đại nhảy vọt” mà nhà cầm quyền Trung Quốc tự hào là thành công nhưng chính họ cũng đang phải xét lại nhiều mặt.

Cho nên b́nh tĩnh mà xét, có lẽ chúng ta cũng nên cảm thông sâu sắc với những nhà soạn thảo chương tŕnh thời đó: nắm quyền “định đoạt” giáo dục trong tay với chút ít quan liêu chủ nghĩa, phần lớn họ đều được đào tạo trong thời Pháp thuộc, đă quen với những bộ chương tŕnh học nặng nề dày cộp đầy lư thuyết của Pháp, nên tuy có thực tâm cải cách họ vẫn khó thay đổi tư duy nhanh chóng trong một sớm một chiều; mặt khác, họ cũng có phần hơi hào hứng, lăng mạn, lư tưởng ở chỗ đ̣i hỏi nỗ lực học tập quá nhiều ở con em ḿnh, cũng như đă quá chú mục theo đuổi triết lư giáo dục nhân bản, nên dễ thoát ly thực tế. Tuy nhiên, nếu chọn một đường lối chiết trung nào đó th́ có lẽ hay hơn, bởi một phần nếu học hành theo lối của họ bên cạnh cái dở cũng có nhiều điều bổ ích, trên thực tế đă đào tạo nên một thế hệ thanh niên tương đối tốt về chất lượng học vấn, nhất là ở chỗ họ không bao giờ quên phải giáo dục nhân cách con người và ḷng nhân ái qua những bài học của các môn Văn, Sử, Đức dục, Công dân giáo dục…, trên tinh thần luôn không hoàn toàn đồng thuận với mọi sự kích động về ḷng căm thù giữa đồng bào và đồng loại.

C̣n về sách giáo khoa, chương tŕnh học định ra thế nào th́ sách giáo khoa cũng như thế ấy. Nói chung, về nội dung biên soạn tốt theo chương tŕnh quy định của Bộ Giáo dục, theo đúng triết lư “nhân bản, dân tộc, khai phóng” ở những môn khoa học nhân văn, và nhờ tính cạnh tranh trong quyền được tự do biên soạn của tư nhân và quyền chọn của người sử dụng nên phong phú đa dạng và ngày càng được cải tiến tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo dục Mỹ thuật Bộ, Chương tŕnh Trung học, in lại trong La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hăn, Tập I, Nxb Giáo dục, 1998.
- Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam, Chương tŕnh giáo dục (Bậc Tiểu học và Trung học), Nhà in các Công báo, Sài G̣n, 1953.
- Chương tŕnh Tiểu học, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài G̣n, 1960.
- Chương tŕnh Tiểu học (áp dụng kể từ niên khóa 1967-1968), Trung tâm Học liệu, Sài G̣n, 1968.
- Chương tŕnh Trung học, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài G̣n, 1960.
- Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng ḥa, Chương tŕnh Trung học Phổ thông (Cập nhật hóa), Sài G̣n, 1970.
- Bộ Giáo dục, Chương tŕnh Trung học, Sài G̣n, 1971.
- Trần Thái Hồng, Khảo sát hiện trạng Giáo dục Trung học Tổng hợp, Tiểu luận đệ tŕnh Hội đồng Cao học Giáo dục Trường Đại học Sư phạm, Viện Đại học Sư phạm, Viện Đại học Sài G̣n, 8/1973.
- Nguyễn Khắc Hoạch, Xây dựng & phát triển văn hóa giáo dục, Lửa thiêng, Sài G̣n, 1970.
- Lê Thanh Hoàng Dân (Chủ biên), Các vấn đề giáo dục I, II, Trẻ xuất bản, Sài G̣n, 1971.
- Nguyễn Hổ Dư-Trần Doăn Đức, Vấn đề giáo dục, Văn khoa xuất bản, 1971.
- Pḥng Tâm lư và Hướng nghiệp Đắc Lộ, Chỉ nam giáo dục cao đẳng Việt Nam, Sài G̣n, 1974.
- Văn hóa tập san XIII, Nha Văn hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài G̣n, 1974.
- Tập san Minh đức, Số ra mắt (đặc biệt về Phát triển & Giáo dục), Sài G̣n, tháng 6 & 7, 1972.
- Giáo dục nguyệt san, các số 28 (12/1968), 49 (5/1971), 53 (12/1971), 54 (1/1972), 59-60 (6-7/1972).
- Bách khoa, các số 128, 129, 130, 131 (từ 1/5/1962 đến 1/6/1962), và 184 (1.9.1964).
- Lê Ngọc Trụ, Mục lục báo chí Việt ngữ trong 100 năm (1865-1965), bản in ronéo, Sài G̣n, 1966.
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thư tịch báo chí Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.
- Nguyễn Hùng Cường, Thư tịch về khoa học xă hội tại Việt Nam, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài G̣n, 1970.
- Nguyễn Q. Thắng, Khoa cử và giáo dục Việt Nam, Nxb Văn hóa, 1998.
- Trần Văn Quế, Sư phạm thực hành, Bộ Văn hóa Giáo Dục, in lần thứ nhất, Sài G̣n, 1964.
- Nguyễn Phú Phong, “Quốc ngữ trong chương tŕnh tiểu học thời Pháp thuộc”, Từ Đông sang Tây, Cao Huy Thuần chủ biên, Nxb Đà Nẵng, 2005.
- Lê Thanh Hoàng Dân (Chủ biên), Quản trị và thanh tra học đường, Trẻ xuất bản, Sài G̣n, 1972.
- Sách giáo khoa thuở xưa(h́nh chụp các b́a sách), _https://www.facebook.com/media/set
- Sách giáo khoa các thời kỳ (h́nh chụp các b́a sách), thuongmaitruongxua.v n
- Thư mục 1972 Trung tâm Học liệu Bộ Giáo dục, Sài G̣n, 1972.
- Một số sách dạy Văn bậc tiểu học từ lớp Năm tới lớp Nhất (Lớp 1 tới lớp 5) xuất bản trước năm 1975.


Nguồn: Tạp chí Nghiên Cứu & Phát Triển, số 7-8 (114-115).2014 (Chuyên đề: Giáo dục miền Nam Việt Nam 1954-1975)

Trần Văn Chánh
27/10/2014
florida80_is_offline   Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to florida80 For This Useful Post:
Blue_bonnet (05-02-2019), tampleime (05-02-2019), theone09 (05-02-2019)
 
Page generated in 0.04722 seconds with 9 queries