Thread: Your's Health
View Single Post
Old 05-05-2019   #592
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,149 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

THÔNG TIN Y HỌC VỀ UNG THƯ DẠ DÀY
(STOMACH CANCER / GASTRIC CANCER)

Lynn Ly tổng hợp thông tin về thông tin về Ung Thư Dạ Dày
(Stomach Cancer / Gastric Cancer)
từ các bài Thời Sự Y Học của Bác Sĩ Nguyễn Văn Thịnh
(Tiếp Theo ... )


THỜI SỰ Y HỌC SỐ 250 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH (28/11/2011)

1/ NHỮNG PROFIL MỚI CỦA LOÉT DẠ DÀY

Hơn 85.000 trường hợp được thống kê mỗi năm, trong khi ta nghĩ là có thể triệt trừ căn bệnh này.

GASTROLOGIE. Mới chỉ cách nay 10 năm, hầu như tất cả các trường hợp loét dạ dày được t́m thấy đều được liên kết với một nhiễm trùng bởi Helicobacter pylori, nên từ đó nảy ra ư nghĩ cho rằng vi khuẩn này là thủ phạm duy nhất. Ngoài ra ta nghĩ là đă giải quyết vấn đề loét dạ dày-tá tràng (ulcère gastro-duodénal) nhờ cho phối hợp các kháng sinh khiến có thể triệt trừ vi khuẩn một cách chắc chắn.

Hai mươi năm sau, những niềm hy vọng cho rằng loét dạ dày chỉ c̣n là một kỷ niệm xa xăm đă biết mất. Thật vậy, các trường hợp loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori chỉ chiếm 49% những loét được chẩn đoán và hơn 30% những vi khuẩn này, được điều trị bằng liệu pháp kháng sinh cổ điển, đă đề kháng lại. Cuộc chiến đấu ác liệt chống lại vi khuẩn Helicobacter pylori do đó chủ yếu cho phép để lộ những nguyên nhân khác, như việc sử dụng kéo dài các thuốc kháng viêm (anti-inflammatoires). Cái mới, đó là xuất hiện những trường hợp loét dạ dày mà nguyên nhân không được t́m thấy.Trước đây ta đă không nghi ngờ sự hiện hữu của chúng. Có nhiều nghi ngờ về cơ thể ở trong một t́nh trạng rất căng thẳng, như trường hợp những người nằm trong pḥng hồi sức. Và những yếu tố nguy cơ ít xảy ra đă được nhận diện, như sự phối hợp loét dạ dày với bệnh Crohn (bệnh viêm măn tính của ruột)

MỘT THÁCH THỨC PHẢI ĐỐI ĐẦU.

“ Trong một cuộc điều tra lớn quy mô quốc gia, trong 31 bệnh viện công được phân bố trên toàn thể lănh thổ của Pháp và được thực hiện ở 960 người được chẩn đoán loét dạ dày hay tá tràng, ta đă không t́m thấy một nguyên nhân nào đă được biết đến đối với 20% trong số những bệnh nhân này, BS Anne Courillon-Mallet, thầy thuốc chuyên khoa tiêu hóa thuộc bệnh viện Villeneuve-Saint-Georges đă xác nhận như vậy.Trong số các giả thuyết, có thể có một sự gia tăng tiết acid của dạ dày, có lẽ do những lư do thể tạng hay do những thức ăn chưa được nhận diện rơ ràng nhưng có một độc tính nào đó đối với dạ dày (gastrotoxicité). Để biết thêm sẽ c̣n phải cần đến những công tŕnh nghiên cứu khác.”

Không những ta không biết tại sao phát khởi 20% trường hợp loét không t́m thấy nguyên nhân, mà ta cũng không biết tại sao chúng tái phát nhiều hơn hay tại sao những trường hợp loét khác có một nguyên nhân được t́m thấy và được điều trị lại không tái phát. Ta cũng không biết tại sao những trường hợp loét này có khuynh hướng bị biến chứng hơn (xuất huyết, thủng hay ung thư). Ta cũng không biết phải điều trị chúng bao lâu để được hiệu quả nhất.

Các thầy thuốc chuyên khoa dạ dày-ruột phải trả lời những câu hỏi này trong những năm đến : một thách thức cần phải đối đầu, càng hóc búa khi ngay cả điều trị cổ điển bệnh loét do Helicobacter pylori ngày nay bị đặt lại vấn đề. Điều trị này luôn luôn dựa vào những loại thuốc thuộc lớp thuốc kháng bơm proton (IPP : inhibiteur à protons), được gọi như thế bởi v́ chúng làm giảm hay làm ngừng tiết acid, nhưng sự phối hợp các kháng sinh đến nay được kê đơn để triệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori không c̣n thích hợp nữa.. “ Hiệu quả của các kháng sinh từ nay dưới 70% do sự đề kháng của vi khuẩn phát triển và chính v́ vậy những khuyến nghị mới đang được xét đến. Nếu những khuyến nghị mới này được hợp thức hóa, khi đó điều trị sẽ dựa vào sự phối hợp của một thuốc kháng bơm proton (IPP) trong 10 ngày (sáng và chiều), với 5 ngày amoxicilline, rồi năm ngày clarithromycine và métronidazole ”, BS Courillon-Mallet đă nói rơ như vậy. Một điều trị hiệu quả nhưng không thích hợp với những người dị ứng pénicilline !

Tất cả bắt đầu với cảm giác rát bỏng (brulure) và đau quặn dạ dày, trầm trọng dần hoặc trong các bữa ăn (loét dạ dày), hoặc trong những giờ tiếp theo và trong đêm nếu đó là loét tá tràng (ulcère duodénal) (phần đầu của ruột). Ít nhất là trên ly thuyết ! Bởi v́ trên thực tế, nhiều trường hợp loét dạ dày, kể cả những loét thoái hóa thành ung thư dạ dày, vẫn không có triệu chứng trong một thời gian lâu và đó mới chính là vấn đề, GS Pierre Michel (service d’hépato-gastro-entérologie, CHU Rouen) đă giải thích như vậy. Nguồn gốc của những rối loạn này : một vết thương trong niêm mạc tiêu hóa, không lành sẹo một cách dễ dàng v́ các dịch tiết tiêu hóa. Thật vậy, dạ dày tiết từ 1 đến 1,5 lít dịch vị mỗi ngày. Thế mà dịch vị được cấu thành bởi 99% nước và 0,5% acide chlorhydrique : một cocktail “ explosif ” đối với một niêm mạc bị làm mảnh dẻ..

Đứng trước những triệu chứng như thế, vài người có phản xạ tự điều trị lấy. Thật vậy, những thuốc kháng toan có thể làm thuyên giảm một ít vào lúc đó nhưng không phải v́ vậy mà loét được chữa lành. “ V́ những người bị loét không luôn luôn đi khám bệnh, nên ta không biết một cách chính xác tần số xuất hiện bệnh loét dạ dày-tá tràng là bao nhiêu. Tuy nhiên Hiệp hội nội soi tiêu hóa Pháp ước tính 85.000 trường hợp loét mới mỗi năm ”, BS Courillon-Mallet đă nhận xét như vậy. Đối với những trường hợp này, có một loại thuốc mà chất cơ bản và bismuth, đă được Âu châu chấp thuận đưa ra thị trường, nhưng vẫn chưa có bán ở Pháp..
(LE FIGARO 14/11/2011)

2/ LOÉT DẠ DÀY : NHỮNG BIẾN CHỨNG KHẢ DĨ CẦN THEO DƠI.

Trong số tất cả các trường hợp loét, loét dạ dày là loại loét đặt ra nhiều vấn đề biến chứng nhất. Loét dạ dày có thể gây chảy máu ít (gây nên thiếu máu) hay nhiều. Thế mà những trường hợp xuất huyết tiêu hóa cần nhập viện vẫn c̣n là nguyên nhân của khoảng 6% những trường hợp tử vong.

Sau đó, mặc dầu là một biến chứng vẫn c̣n hiếm, loét dạ dày có thể bị thủng, gây nên viêm phúc mạc nặng cần mồ cấp cứu. Sau cùng, trái với loét tá tràng không bao giờ thoái hóa thành ung thư, loét dạ dày có thể biến thành ung thư, ta thống kê được khoảng 6.000 trường hợp ung thư dạ dày mới được chẩn đoán mỗi năm.

“ Khi niêm mạc của da dày là nơi của một viêm dạ dày măn tính, nó có khuynh hướng mỏng đi và teo lại. Các tế bào cuối cũng có thể trở thành ung thư. Đặc biệt liên hệ là những người đàn ông trên 60 tuổi, hút thuốc, có những tiền sử gia đ́nh ung thư dạ dày ”, GS Michel đă giải thích như vậy. Thật vậy, ta có hay lần nguy cơ hơn bị ung thư dạ dày nếu một người thân thuộc thuộc thế hệ thứ nhất (cha, mẹ, anh chị em) cũng bị loại ung thư này.

Tại sao ? Nhiều hướng nghiên cứu hiện nay cố trả lời câu hỏi đó. “ Có thể điều này là do tính độc lực của một giống gốc (souche) đặc biệt hung dữ của Helicobacter pylori. Hoặc là trong cùng một gia đ́nh, nói chung chính cùng giống gốc này gây nhiễm tất cả các thành viên. Cũng có thể là những gène có nhiệm vụ kiểm soát quá tŕnh viêm là nguyên nhân. Thật vậy, dường như vài trong số những gène này có thể đóng một vai tṛ trong quá tŕnh ung thư hóa, khi chúng bị thiếu hụt hay tăng hoạt tính. Thuốc lá có thể can thiệp bằng cách làm rối loạn sự vận hành chức năng của các gène này. Sau cùng, v́ lẽ dân châu Á bị ung thư dạ dày nhiều hơn nhiều dân Tây phương, do đó vấn đề về các nguy cơ do một chế độ ăn uống quá mặn và quá lên men được đặt ra ”, GS Saurin đă nhấn mạnh như vậy.

PROFIL NGUY CƠ.

Bởi v́ nhiễm trùng bởi vi khuẩn Helicobacter pylori thường nhất vốn có từ thời ấu thơ, nên mặc dầu được trừ khử trong một điều trị được thực hiện sau khi bệnh loét dạ dày được chẩn đoán, nguy cơ vẫn tồn tại. “ Điều đó có nghĩa rằng phải theo dơi bằng nội soi mềm suốt đời, khi một thăm khám trước đă t́m thấy một loét dạ dày măn tính nghiêm trọng ”, GS Michel đă nhấn mạnh như vậy. Điều đó là quan trọng bởi v́ ta không thể tin vào những triệu chứng báo hiệu của ung thư này : “ Đă không có nhiều triệu chứng trong trường hợp loét không biến chứng, nhưng vào giai đoạn đầu của ung thư lại c̣n tệ hơn : những triệu chứng đau nếu có, có khuynh hướng giảm. Về dấu hiệu gầy ốm, đó là một dấu hiệu muộn ta không thể dựa vào đó để báo động, GS Saurin đă nhấn mạnh như vậy.

Được phát hiện ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày c̣n có tiên lượng tốt trong khi ở giai đoạn di căn, ngoại khoa và hóa học liệu pháp có một tác dụng hạn chế. Vậy phương tiện duy nhất để không bỏ qua một ung thư dạ dày, đó là có được nội soi mềm dạ dày “ dễ dàng ”, khi ta có profil nguy cơ với một tiền căn ung thư dạ dày ở những người thân thuộc.
(LE FIGARO 14/11/2011)

3/ LOÉT DẠ DÀY : NỘI SOI VẪN CẦN THIẾT ĐỂ CHẨN ĐOÁN

Để biết là ta có bị bệnh loét dạ dày hay không, khi ta có những triệu chứng gợi ư, ta không có lựa chọn nào khác là phải chịu một nội soi mềm dạ dày (fibroscopie gastrique) (nội soi dạ dày : gastroscopie). “ Thăm khám này nhằm đưa một ống (un tuyau), được trang bị caméra và vidéotransmission, vào trong thực quản và đến tận tá tràng, để t́m kiếm một thương tổn điển h́nh của niêm mạc. Ống được đưa vào qua miệng, điều này gây nên một phản xạ nôn rất khó chịu, hoặc qua mũi, với một ống mảnh hơn. Phải nhịn ăn uống trong 8 giờ, kể cả một ly nước hay một điếu thuốc, GS Jean-Christophe Saurin (CHU Lyon) đă xác nhận như vậy. Thăm ḍ chỉ keo dài vài phút nhưng triệt để để truy lùng thương tổn loét bé nhỏ nhất. Thật vậy, thầy thuốc chuyên khoa dạ dày ruột thực hiện đồng thời 5 sinh thiết để xác định mọi bất thường. Những mảnh sinh thiết này được phân tích, để biết xem vi khuẩn Helicobacter pylori, nguyên nhân chính của loét dạ dày, có phải đúng là nguyên nhân hay không và để kiểm tra rằng thương tổn loét này trên thực tế không che dấu một ung thư dạ dày, nhất là khi nó xuất hiện lần đầu tiên sau 50 tuổi.”

Mặc dầu nội soi dạ dày có hiệu năng, công cuộc nghiên cứu vẫn tiếp tục để t́m những giải pháp thay thế thăm ḍ này, đôi khi làm nhiều bệnh nhân khó chịu đến độ không muốn khám bệnh. “ Dự kiến nghiên cứu tiến triển nhất là nang dạ dày (capsule gastrique). Đó là một viên thuốc lớn chỉ dùng một lần được bệnh nhân nuốt vào. Capsule này mang ở mỗi đầu mút (ở phía trước và phía sau) một caméra vidéo. Máy caméra này được chiếu sáng bởi một système để diode, cho phép có được những h́nh ảnh và do đó thấy được loét. Chỉ có điều nó không cho phép lấy mẫu nghiệm để làm sinh thiết, nhưng các nhà nghiên cứu đang khao sát điều đó, nhất là ở á châu, là nơi ung thư dạ dày thường xảy ra. Vậy điều này sẽ có thể thực hiện được từ nay đến năm năm nữa ”, GS Saurin đă nhận xét như vậy. Trong lúc chờ đợi, nội soi vẫn là thăm ḍ quy chiếu được chọn lựa đầu tiên.

KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG.

Tin tốt lành : đó là không nhất thiết phải làm lại thăm ḍ xâm nhập này để kiểm tra xem điều trị được thực hiện có đúng là đă cho phép trừ khử vi khuẩn Helicobacter pylori hay không : một trắc nghiệm hô hấp (test respiratoire) trong pḥng thí nghiệm cũng đủ. Thăm ḍ này ngay cả được thực hiện đầu tiên, trong trường hợp tiền căn loét dạ dày và không có triệu chứng, ở mỗi bệnh nhân sử dụng aspirine liên kết với một điều trị kháng đông hay clopidogrel (Plavix), bởi v́ aspirine là một nguyên nhân thông thường khác của loét : trong trường hợp này, việc t́m kiếm Helicobacter pylori, và sự trừ khử nó, là quan trọng để tránh hai nguy cơ gây loét cùng một lúc, biện pháp pḥng ngừa càng được biện minh khi sự phối hợp với các thuốc kháng đông làm gia tăng nguy cơ xuất huyết.

“ Để thực hiện trắc nghiệm hô hấp phát hiện (test respiratoire de dépistage) này, chỉ cần mua một kit ở hiệu thuốc và lấy hẹn ở một một pḥng xét nghiệm phân tích, BS Courillon-Mallet đă giải thích như vậy. Trắc nghiệm được sử dụng nhất là cho bệnh nhân uống một dung dịch chứa carbone 13 không phóng xạ, có thể xác định được vị trí dễ dàng. Khi không có Helicobacter pylori, carbone 13 này được thải ra bởi cơ thể (trong nước tiểu). Lúc Helicobacter hiện diện, vi khuẩn này được t́m thấy trong khí thở ra v́ những phản ứng hóa học gây nên bởi vi khuẩn.” Không thể tránh được ! Như thế, loét và vi khuẩn nguồn gốc của loét không đặt vấn đề ǵ đặc biệt về chẩn đoán, tuy nhiên phải khám bệnh khi có chút ít nghi ngờ để được hưởng những thăm ḍ hiệu năng này.
(LE FIGARO 14/11/2011)

THỜI SỰ Y HỌC SỐ 262 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH (18/3/2012)

8/ LOÉT DẠ DÀY ĐĂ BIẾN MẤT TỪ KHI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BỞI KHÁNG SINH ?

Professeur Daniel Couturier
Gastro-entérologue
Secrétaire général de l’Académie nationale de médecine

Vào năm 1982, hai thầy thuốc người Úc loan báo khám phá gây ngạc nhiên của họ : bệnh loét dạ dày tá tràng được gây nên bởi một vi khuẩn đặc hiệu mà ta sẽ gọi là Helicobacter pylori.

Cho măi đến khi đó, vai tṛ được gán cho tính axit dạ dày (acidité gastrique) được một sự nhất trí gần như hoàn toàn : “ không axit, không loét ” và giả thuyết về một nguồn gốc vi khuẩn không hề được nghĩ đến : dạ dày, do tính axit của nó, buộc phải vô trùng.

Sự khám phá nguồn gốc nhiễm trùng, ngược lại với các thành kiến, cần vài năm để được chấp nhận. Tuy vậy, căn bệnh loét dạ dày tá tràng rất thường xảy ra, một bệnh nhân trên mười bị bệnh này trong suốt cuộc đời ḿnh, tái phát, khó điều trị và có thể gây những biến chứng trầm trọng, xuất huyết và thủng, từ nay dễ chế ngự bằng một điều trị kháng sinh chỉ vài ngày. Rất nhanh chóng, ta nghi ngờ cùng vi khuẩn Helicobacter pylori cũng can thiệp vào trong sự phát triển của ung thư dạ dày. Tầm quan trọng và mức độ của những hậu quả y khoa của khám phá này khiến 23 năm sau B.J Marshall và J.R Warren nhận được giải Nobel y khoa.

Sự phối hợp của hai kháng sinh với một chất chống tiết dạ dày trong 7 đến 10 ngày đảm bảo loại trừ, trong 85% các trường hợp, những loét dạ dày-tá tràng, tuy nhiên với điều kiện xem chừng một sự đề kháng với vài kháng sinh, đôi khi buộc phải điều biến sự lựa chọn và đổi mới chẩn đoán. Dịch Helicobacter pylori ảnh hưởng 2/3 dân số thế giới và các nước đang phát triển là bị liên hệ đầu tiên. Ở Pháp, người ta ước tính rằng 20% những người dưới 40 tuổi và ½ những người trên 60 tuổi được định cư bởi vi khuẩn này. T́nh trạng bấp bênh và cuộc sống cộng đồng làm dễ sự lan truyền của vi khuẩn.

Nhưng sự khuếch tán cực kỳ của vi khuẩn gợi ư rằng, nếu Helicobacter đóng một vai tṛ quyết định trong việc làm phát khởi bệnh loét dạ dày tá tràng, tuy vậy nó không phải là nguyên nhân duy nhất. Ta có thể hy vọng rằng, nếu chế ngự được bệnh loét dạ dày tá tràng nhờ các thuốc kháng sinh, ta sẽ không c̣n những trường hợp loét nữa. Thế mà những thương tổn này vẫn c̣n thường được chẩn đoán, và rất thường chịu trách nhiệm những xuất huyết đáng sợ. Trong khi dưới 10% loét tá tràng xảy ra không liên quan với Helicobacter, th́ tỷ lệ này lên đến 40% đối với những trường hợp loét dạ dày. Phần lớn là do việc sử dụng những thuốc chống viêm không phải stéroide (AINS), đặc biệt là aspirine, mà những tác dụng được biết lên đau thấp khớp, giải thích tại sao những người già, đặc biệt thường nhờ đến chúng một cách dễ dàng, thường tự dùng lấy không cần toa.

CHÚ Ư NHỮNG THUỐC CHỐNG VIÊM

Từ nay ta chứng kiến một sự gặp nhau của các đường cong biểu diễn tần số mắc bệnh : loét do nhiễm trùng (ulcère infectieux) hiếm hơn trong khi các vết loét do điều trị kháng viêm trở nên thường xảy ra hơn. Do đó, ta có thể dự kiến rằng những bệnh nhân bị nhiễm bởi Helicobacter càng đặc biệt dễ bị loét gây nên bởi các thuốc kháng viêm. Người ta đă chứng tỏ rằng, khi thực hiện một điều trị với những thuốc kháng viêm, việc t́m kiếm Helicobacter, và sự loại bỏ nó, cải thiện mức độ dung nạp đối với điều trị.

Tuy nhiên vai tṛ của Helicobacter trong sự xuất hiện một bệnh nghiêm trọng là không thể phủ nhận, vậy có nên dự kiến điều tra phát hiện hệ thống, rồi điều trị tất cả những người bị nhiễm trùng bởi Helicobacter không. Biện pháp y tế cộng dồng này đang được xét đến, nhất là, như Barry Marschall đă gợi ư, vai tṛ của Helicobacter trong sự phát triển của vài ung thư dạ dày giờ đây đă được chứng tỏ. Nhưng một chiến dịch như thế là không thực tế chừng nào ta không có một vaccin có hiệu quả, ít tốn kém và được dung nạp tốt. Công cuộc nghiên cứu hiện đang được tiến hành.

Việc khám phá nguồn gốc nhiễm trùng của bệnh loét dạ dày tá tràng đă là một ngạc nhiên. Sự khám phá này đă đổi mới những ư niệm của một chương quan trọng của bệnh lư tiêu hóa. Nhưng không phải v́ vậy mà những thương tổn loét của dạ dày đă biến mất : liên kết hay thay thế trách nhiệm của nhiễm trùng là những nguyên nhân khác, hàng đầu là việc sử dụng những thuốc kháng viêm.
(LE FIGARO 27/2/2012)

THỜI SỰ Y HỌC SỐ 284 BS NGUYỄN VĂN THỊNH

7/ UNG THƯ : PHẢI LÀM G̀ KHI TA THUỘC VÀO MỘT GIA Đ̀NH CÓ NGUY CƠ ?

Những consultation oncogénétique, cũng như những consultation en pré et postnatal, được hướng vào những người được xác định rơ.

GENETIQUE. Trong tương lai phải chăng ta sẽ có thể không cần những consultation génétique và đ̣i hỏi một trắc nghiệm qua Internet, để biết những tố bẩm của ḿnh đối với những bệnh và những ung thư, hay hơn thế nữa, trong một lănh vực khác, đảm bảo rằng em bé mà ta sẽ sinh ra đời là lành mạnh ? “ Thật vô lư ! ” GS Jean Michel Dupont (Unité fonctionnelle de cytogénétique, Hôpitaux Universitaires de Paris Centre), BS Géraldine Viot (pédiatre généticienne, Hôpitaux Universitaires de Paris Centre) và BS Catherine Dugast (oncogénéticienne) thuộc Centre Eugène Marquis, CHU de Rennes) đă đồng thanh trả lời như vậy. Thật vậy, dầu những trắc nghiệm di truyền (test génétique) được đ̣i hỏi là những trắc nghiệm ǵ, chúng chỉ có ư nghĩa khi chúng được gắn vào một bệnh sử.

Chính v́ vậy ta sẽ c̣n cần và c̣n lâu dài đi thăm khám di truyền (consultation de génétique). Tùy theo những tiền sử gia đ́nh, cá nhân của ḿnh, tùy theo bối cảnh lâm sàng, chính chuyên gia di truyền học (généticien) hướng định những thăm khám nhằm mục đích chẩn đoán của ḿnh. Thí dụ, trong ung thư học, có thể đó là t́m kiếm một biến dị trên một gène (khảo sát phân tử) và khiến cá nhân ta dễ bị ung thư.

“ Những ung thư nguồn gốc di truyền là hiếm hoi nhất : chúng chỉ chiếm 5% các ung thư. Tuy vậy phải tự vấn khi nhiều thành viên của cùng một gia đ́nh phát những ung thư, không nhất thiết cùng những ung thư, nhất là khi điều đó xảy ra trước 50 tuổi. Thật vậy, có những thể gia đ́nh đối với hầu hết tất cả những ung thư ”, BS Dugast đă giải thích như vậy.

LOGICIELS DE PROBABILITE.

Như thế, trong trường hợp những ung thư xảy ra sớm (cancers précoces) trong một gia đ́nh, điều luôn luôn hữu ích là lấy hẹn để thăm khám ung thư di truyền (consultation d’oncogénétique) . Một conseiller en génétique bắt đầu dựng một cây phả hệ (arbre généalogique) của gia đ́nh và cố thu hồi, trong chừng mực có thể được, hồ sơ y khoa của những người đă từng bị một ung thư, để xác định chẩn đoán. Nhờ những kết quả của nó, nhưng cũng nhờ logiciels tính xác suất có những gène biến dị trong gia đ́nh và sau cùng, nhờ những trắc nghiệm di truyền nhắm đích (test génétique ciblé), thầy thuốc ung thư di truyền (médecin oncogénéticien) đến lượt ḿnh đánh giá những nguy cơ ung thư gia đ́nh đối với bệnh nhân thăm khám và đối với những thành viên khác của gia đ́nh bệnh nhân này. Ở mỗi giai đoạn, một thời gian suy nghĩ và một consultation tâm lư được đề nghị.

“ Hiện nay một khảo sát hoàn chỉnh mất từ 4 đến 6 tháng, nhưng thời gian này sẽ giảm bớt nhờ những séquenceur à ADN mới, bắt đầu trang bị các pḥng thí nghiệm (séquençage cho phép đọc toàn bộ một gène ) : những séquenceur mới nhanh hơn nhiều những séquenceur cũ trong việc t́m những gène biến dị ”, BS Dugast đă ghi nhận như vậy.

Trong số những bất thường thường được t́m thấy nhất, có những biến dị của các gène BRCA1 và BRCA2, khiến dễ có nguy cơ bị ung thư vú, buồng trứng và tuyến tiền liệt đối với đàn ông (với BRCA2). Và những bất thường khác, ít được biết đến hơn. “ Khoảng 10 gène khác có lẽ liên hệ vào những nguy cơ ung thư vú, nhưng ta c̣n thiếu thời gian nh́n lại để biết nguy cơ ung thư liên kết với những biến dị này là thấp hay cao. Nhờ những séquenceur mới, ta sẽ có thể t́m kiếm một cách hệ thống hơn và như thế tạo một cơ sở các dữ kiện. Đó là một giai đoạn cần thiết để biết những nguy cơ liên kết với những biến dị này là ǵ. Trong vài năm nữa, khi chúng ta có thể khai thác những dữ kiện này, khi đó các bệnh nhân của chúng ta sẽ nhận được một lợi ích thật sự v́ lẽ chúng ta có thể nói với họ mức độ nguy cơ phát sinh ung thư này là ǵ ”, BS Dugast đă nhận xét như vậy.

Hội chứng Lynch, ít được biết hơn và tuy vậy cũng thường xảy ra, kèm theo một nguy cơ cao bị ung thư tiêu hóa (ung thư đại tràng) và phụ khoa (ung thư nội mạc tử cung, buồng trứng). Hội chứng này cũng có thể cho ra những ung thư hiếm hơn như ung thư dạ dày, đường bài tiết nước tiểu, ruột non, đường mật Chính v́ vậy, khi một hội chứng Lynch được khám phá ở một thành viên gia đ́nh (những tiến bộ đáng kể đă đạt được trong lănh vực này nhờ những trắc nghiệm được thực hiện một cách hệ thống hơn trên những khối u được lấy đi), ta yêu cầu bệnh nhân này báo cho những thành viên khác khả dĩ bị bệnh để khuyên họ thực hiện một điều tra phát hiện.

Trong trường hợp nguy cơ ung thư được xác nhận, một sự theo dơi tiêu chuẩn hóa được đề nghị theo một nhịp độ được xác định : sự theo dơi đi từ IRM vú trong trường hợp nguy cơ ung thư vú đến nội soi đại tràng (colonoscopie) với nhuộm màu đặc biệt (bằng indigo carmin) trong trường hợp hội chứng Lynch. Đôi khi vấn đề một can thiệp ngoại khoa cũng được đặt ra ngày trước khi khối u có thể phát hiện được (ngoại khoa pḥng ngừa). “ Sau cùng, Viện ung thư quốc gia (Inca : institut national du cancer) cố gắng cơ cấu hóa tốt hơn việc xử trí những bệnh nhân có nguy cơ cao này trên toàn bộ lănh thổ. Phối hợp việc theo dơi những bệnh nhân này là một tiến bộ lớn để tránh mất tăm những bệnh nhân có nguy cơ cao này !”, BS Dugast đă kết luận như vậy.
(LE FIGARO 17/9/2012)

THỜI SỰ Y HỌC SỐ 289 - BS NGUYỄN VĂN THỊNH (20/12/2012)

8/ CÁC KHÁNG SINH CÓ THỂ NGĂN NGỪA UNG THƯ DẠ DÀY ?

Professeur Jean-Charles Delchier
Hépato-gastroentérologue
Hôpital Henri-Mondor, Créteil

Ung thư dạ dày hiện đang giảm tần số xuất hiện ở Pháp nhưng vẫn thường gặp với một tỷ lệ 6000 đến 8000 trường hợp mới mỗi năm. Nhất là, đó là một ung thư trầm trọng với một tỷ lệ tử vong 75% lúc năm năm.

70% ung thư dạ dày liên kết với nhiễm trùng do Helicobacter pylori. Ngay năm 1994, vi khuẩn đă được công nhập như là một tác nhân gây ung thư loại I bởi OMS. Nhiễm trùng mắc phải trong thời thơ ấu và kéo dài suốt đời và gây nên một phản ứng viêm ở dạ dày quan trọng ít hay nhiều tùy theo độc lực của vi khuẩn và đáp ứng viêm của kư chủ. Như thế, cứ 100 bệnh nhân bị nhiễm bởi Helicobacter pylori th́ có một phát triển một ung thư sau nhiều thập niên nhiễm trùng.

PHÁT HIỆN ĐẠI TRÀ

Những công tŕnh nghiên cứu mới đây đă cho thấy rằng sự tiệt trừ pḥng ngừa (éradication préventive) nhiễm trùng Helicobacter bằng các kháng sinh ngăn ngừa sự xuất hiện của ung thư dạ dày. Chính v́ vậy điều trị pḥng ngừa này được khuyến nghị sau điều tra phát hiện đại trà trong các nước có tỷ lệ nhiễm trùng mạnh và có tần số xuất hiện ung thư dạ dày cao, như Trung Hoa và Nhật bản.

Ở Pháp, do tỷ lệ ung thư dạ dày thấp, nên điều trị pḥng ngừa chỉ được khuyến nghị ở những bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày : những người có liên hệ ruột thịt với những bệnh nhân bị ung thư dạ dày, những người đă được cắt bỏ một phần dạ dày v́ ung thư, những người sau khi được làm sinh thiết một cách hệ thống có những thương tổn tiền ung thư thuộc loại viêm dạ dày teo (gastrite atrophique) với métaplasie ruột, nghĩa là có sự hiện diện bất thường của những tế bào loại ruột trong dạ dày.

Điều trị nhiễm trùng Helicobacter pylori bằng cách cho, trong khoảng 10 ngày, một kết hợp các thuốc chống tiết dạ dày (antisécrétoire gastrique), nhằm làm giảm tính axit và các kháng sinh nhằm trừ khử vi khuẩn. Chính v́ vậy, ta có thể thật sự nói rằng ung thư dạ dày có thể được pḥng ngừa bởi các kháng sinh.
(LE FIGARO 4/6/2012)
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.04322 seconds with 9 queries