Quan điểm của Phật giáo khác với Thiên Chúa giáo ở chỗ trạng thái của đời sống sau khi chết tùy thuộc vào nghiệp. Khi nghiệp chính muồi như một hạt giống và nảy mầm thành một cái cây, có những khả năng mới xảy ra. Thêm nữa, mục đích của đời sống sau khi chết không chỉ là để giải thoát mình ra khỏi thế giới khổ đau, mà cũng làm việc để đưa tất cả chúng sanh khác đến sự an bình của Phật quả và Niết-bàn.
Trong Phật giáo Đại thừa về sau ở Đông Á, quan điểm về một linh hồn thường hằng trở nên phổ biến. Vào lễ Vu Lan (Obon), linh hồn của những người thân yêu được tin quay về từ bờ giác bên kia hay từ cõi Tịnh độ để giúp đỡ trong công việc trồng trọt và thu hoạch vụ mùa bằng việc mang mưa và sự sinh sôi đến. Những người quá cố cũng được tin là đang trông nom những người thân yêu của họ ở trong đời sống này và giúp đỡ vào những lúc khó khăn.
Trong giáo lý Phật giáo, quan niệm về thưởng và phạt không mang nghĩa đen. Chúng được gọi là “upaya”, một thuật ngữ Sanskrit mà nó có nghĩa là một phương tiện thiện xảo để thúc đẩy sự quan tâm và phát triển tôn giáo. Tuy nhiên, vẫn có những người hiểu những hình ảnh huyền bí theo nghĩa đen như là những trạng thái hiện hữu thực sự. Họ đã bỏ ra những nguồn tài sản đáng kể vào việc cúng kiếng nhằm siêu thoát người chết. Tuy nhiên, phần lớn những hình ảnh này được so sánh với những trạng thái tâm lý. Ví dụ, hình ảnh ngạ quỷ phổ biến tại lễ Vu Lan có một cái bụng lớn và miệng nhỏ, phản ánh trạng thái tinh thần tham lam mà tất cả chúng ta trải nghiệm. Những miêu tả là để hướng dẫn trạng thái tinh thần của chúng ta trong đời sống này và khổ đau mà ta có thể tạo ra.
Thông qua những niềm tin này, Phật giáo có thể giúp người ta chấp nhận những khó khăn trong đời sống và có những cái nhìn tích cực hơn đối với số phận của tất cả. Những niềm tin này tương phản với một số trình bày của Thiên Chúa giáo, trong việc nhấn mạnh rằng giải thoát sau cùng sẽ đến với tất cả mọi chúng sanh. Kẻ xấu ác đã phạm phải điều gì, thì sự trừng phạt sẽ tương thích với điều đó. Có sự công bằng cuối cùng dành cho tất cả. Mặc dù có những hình ảnh gây sợ hãi trong cả Thiên Chúa giáo và Phật giáo, những hình ảnh Phật giáo không phải là những trình bày mang nghĩa đen mà có giá trị giáo dục trong việc khuyến khích việc tự phản chiếu bản thân và thấu rõ trạng thái tinh thần hiện tại của ta.
|