8- Jamiesweeney
Wow! Thật là vui sướng v́ tôi thuộc về lớp xưa. Hai vợ chồng tôi đều tương kính lẫn nhau nên rất ḥa hợp trong cuộc sống. Tôi nghĩ rằng đây là tâm tính (mentality) của hôn nhân. Nếu cả hai người đều nghĩ: “Tôi có thể làm ǵ cho vợ/ cho chồng tôi?” thay v́ nghĩ: “Ổng hay bả có thể làm ǵ được cho ḿnh?” th́ cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Đây là sự khác biệt giữa ḷng tử tế xuất phát từ con tim so với tánh vị kỷ chỉ nghĩ, chỉ biết có ḿnh mà thôi. Đây là Luật Tương hỗ Phổ quát: “Hăy đối xử với người khác theo cách ḿnh muốn họ đối xử với ḿnh”.
Mượn bài “Hậu quả ăn hủ tíu dai” thay cho kết luận
http://www.tredeponline.com/post/archives/33493
“...Hóa ra, đàn ông rất hay bị đàn bà rầy la. Lúc bé th́ mẹ mắng. Lớn lên một tí bị chị mắng. Lớn tí nữa, bị người yêu chê trách. Lấy vợ bị vợ đay nghiến. Về già lại bị con gái kêu ca.
* Đàn ông luôn tỏ ra bất măn với “bệnh nói nhiều” của phụ nữ, thậm chí coi đó là một giấc mộng kinh hoàng nhất trong cuộc đời. Trong khi đó, hầu hết phụ nữ lại cho rằng họ buộc phải nói nhiều để “chiến đấu” với tật xấu của bạn đời.
Theo các chuyên gia về gia đ́nh th́ không có ǵ hoang tưởng hơn là chỉ dùng lời nói mà có thể cải tạo được một người đàn ông. Trái lại, không ít cuộc ly hôn đă là hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của những cuộc tra tấn bằng ngôn ngữ triền miên
Một cuộc điều tra 3.000 người đàn ông ở Thượng Hải với câu hỏi: “Tính xấu của vợ mà anh ngán nhất?” th́ 86% người trả lời: “Nói nhiều”. Các nhà tâm lư học cho rằng, hầu hết đàn ông đều sợ cái tính nói dai của các bà vợ. Nỗi sợ này có nguồn gốc sâu xa từ hồi nhỏ, khi anh ta bị mẹ mắng mỏ. Đàn ông lẩn tránh các lời khuyên của vợ cũng giống như khi c̣n bé họ lẩn tránh lời dạy bảo của mẹ.
Hóa ra, đàn ông rất hay bị đàn bà rầy la. Lúc bé th́ mẹ mắng. Lớn lên một tí bị chị mắng. Lớn tí nữa, bị người yêu chê trách. Lấy vợ bị vợ đay nghiến. Về già lại bị con gái kêu ca...” (Ngưng trích bài Hậu quả ăn hủ tíu dai - Không biết tác giả).
Nguyễn Thượng Chánh, DVM