Phương pháp tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm
tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm
Có rất nhiều phương pháp và công cụ để tẩy da chết. Về cơ bản chúng được chia thành 2 nhóm chính sau đây:
Tẩy da chết cơ học (vật lư)
Phương pháp này chủ yếu dùng lực tác động lên bề mặt da nhằm loại bỏ các tế bào chết trên da. Thường dùng các công cụ sau đây:
♦ Cọ/miếng rửa mặt: thường có đầu lông chổi mềm hoặc gai silicone chất lượng cao, thích hợp để sử dụng thường xuyên mà không làm kích ứng da. Một số loại có gắn máy (c̣n gọi là máy rửa mặt), có khả năng làm sạch sâu hơn nhờ công nghệ rung sóng âm.
♦ Mút rửa mặt – konjac sponge: đây là một dụng cụ để tẩy tế bào chết một cách nhẹ nhàng nhưng mang lại hiệu quả cao. Sản phẩm này có cấu tạo từ sợi konjac – một loài thực vật tự nhiên giàu chất xơ, protein, vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, loại mút rửa mặt này có nhược điểm hao ṃn, thời gian sử dụng ngắn, chỉ từ 3-6 tháng.
Mút rửa mặt – konjac sponge
♦ Hạt scrub: loại tẩy da chết dạng hạt này cực kỳ thông dụng. Thành phần thường là các loại hạt nhỏ để ma sát, lấy đi tế bào da chết trên bề mặt da. Tuy nhiên, các bạn có da nhạy cảm sẽ có cảm giác hơi rát da sau khi sử dụng. Các hạt này có thể gây xước da và khiến da tổn thương nếu bạn chà sát lâu và nhiều lần.
♦ Peeling gel: thường được gọi là tẩy tế bào chết dạng kỳ, sản phẩm có dạng gel lỏng, không có hạt như scrub. Khi massage trên da, gel này sẽ nhanh chóng vón lại thành những vụn nhỏ. Peeling gel làm sạch nhẹ nhàng, êm ái, không gây xước bề mặt da như scrub. Chính v́ vậy, đây là dạng tẩy da chết vật lư phù hợp với làn da nhạy cảm, da kích ứng hoặc bị mụn.
Tẩy da chết hóa học
Tẩy tế bào da chết hóa học được dùng như 1 sản phẩm đặc trị, khi nó không rửa đi và lưu trên da th́ có thể liên tục đào thải các tế bào chết.
Tẩy da chết hóa học
♦ Alpha-hydroxy acid (AHA): một số loại AHA điển h́nh là glycolic acid, lactic acid, tartaric acid và citric acid. Nó hoạt động bằng cách phá vỡ sự liên kết của các tế bào chết, bụi bẩn trên bề mặt da và loại bỏ chúng. AHA phù hợp với da khô, lăo hóa, xỉn màu. Nồng độ AHA trong sản phẩm nên ở từ 5-10% và có độ pH vào khoảng 3-4 sẽ phù hợp cho da.
♦ Beta-hydroxy acid (BHA): loại BHA được dùng phổ biến nhất chính là salicylic acid. BHA dễ dàng thẩm thấu qua lỗ chân lông từ đó loại bỏ các bă dầu tắc nghẽn gây nên mụn, đồng thời kiểm soát lượng dầu thừa. BHA hoạt động khá nhẹ nhàng nên sẽ là sự lựa chọn lư tưởng cho da mụn, da nhạy cảm, dễ kích ứng. Nồng độ BHA phù hợp cho da ở khoảng từ 1-2% và có độ pH vào khoảng 3-4.
|