Bạn có biết viêm gan B lây qua đường nào?
Nơi cư ngụ ưa thích của virus viêm gan B là dịch cơ thể, chủ yếu gồm:
•Máu
•Dịch âm đạo
•Tinh dịch
Ngoài ra, virus này c̣n có thể tồn tại trong một số loại dịch trong cơ thể khác như sữa mẹ, nước tiểu, nước bọt hay nước mắt. Tuy nhiên, khác với ba loại dịch cơ thể trên, số lượng chủng vi sinh vật này hiện diện ở đây rất thấp.
Chính v́ điều này, đáp án cho câu hỏi viêm gan B lây qua đường nào sẽ bao gồm:
Đường máu
Viêm gan B lây qua đường nào 2
Máu là một trong những “địa bàn cư trú” của phần lớn virus viêm gan siêu vi B. Do đó, một người có thể bị lây nhiễm viêm gan B qua đường máu khi:
•Nhận máu đă bị nhiễm HBV
•Dùng chung kim tiêm hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh qua vết thương hở
•Sử dụng chung vật dụng cá nhân có tỷ lệ dính máu cao với người mắc bệnh, chẳng hạn như bàn chải đánh răng, dạo cạo râu, dụng cụ xăm h́nh hay nhổ răng…
•Thực hiện phẫu thuật với bộ dụng cụ chưa được xử lư tiệt trùng đúng quy cách
Quan hệ t́nh dục
Viêm gan B lây qua đường nào 3
Bên cạnh máu, virus viêm gan B c̣n có thể chọn tinh dịch hoặc dịch âm đạo làm “điểm dừng chân”. Theo một số nghiên cứu, cơ hội cho viêm gan B lây qua đường t́nh dục cao hơn so với HIV gấp 50 – 100 lần.
Chính v́ vậy, bạn sẽ gặp nhiều rủi ro nhiễm HBV hơn nếu có thói quen quan hệ t́nh dục không an toàn, ví dụ như:
•Quan hệ bằng miệng (oral sex) hoặc hậu môn
•Sử dụng chung đồ chơi t́nh dục (sextoy) mà không tiệt trùng trước đó
•Quan hệ không an toàn (không dùng bao cao su)
•Quan hệ thô bạo, gây ra các vết xước trên da hoặc niêm mạc, tạo điều kiện để virus lan truyền theo đường máu
•Quan hệ đồng giới, tập thể hoặc quan hệ với trai, gái mại dâm
Ngoài ra, kể cả khi bạn thực hiện quan hệ t́nh dục an toàn, tỷ lệ lây nhiễm viêm gan B vẫn cao nếu bạn hoặc bạn t́nh không tiêm chủng đúng theo quy định y tế. Vậy, liệu HBV vẫn c̣n khả năng lây qua đường t́nh dục sau khi bạn đă tiêm pḥng đầy đủ?
Thực tế, dù hiệu quả bảo vệ của vắc xin viêm gan B cao nhưng vẫn chưa đạt đến tỷ lệ 100%. V́ vậy, người đă tiêm pḥng bệnh đầy đủ vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus qua đường t́nh dục.
Mặt khác, kể cả khi bạn đă tiêm pḥng đầy đủ cũng như thực hiện quan hệ t́nh dục an toàn, rủi ro nhiễm HBV vẫn c̣n đó. Điều này có thể giải thích bởi hiệu quả bảo vệ cơ thể của vắc xin viêm gan B c̣n quyết định bởi hàm lượng kháng thể kháng HBsAg (anti HBs hay HBsAb) trong máu người tiêm chủng, bao gồm:
•Nồng độ từ 10 mIU/ml trở lên: đạt hiệu quả bảo vệ
•Hàm lượng trên 100 mIU/ml: hiệu quả miễn dịch rất tốt
•Nồng độ dưới 10 mIU/ml: không có khả năng bảo vệ
Ngoài ra, mỗi người có hàm lượng HBsAb khác nhau và loại kháng thể này sẽ giảm dần theo năm đó. Do đó, theo thời gian, hiệu quả bảo vệ cơ thể của vắn xin viêm gan B cũng sẽ không c̣n tốt như lúc mới tiêm ngừa. Để khắc phục vấn đề này, các chuyên gia khuyến khích người có nồng độ HBsAb thấp hơn 10mIU/ml nên tiêm chủng bổ sung theo định kỳ.
|