Việc cần tránh khi nước vào tai
nước vào tai
Nếu lấy nước ra khỏi tai sai cách, bạn có thể làm xước ống tai hay gây hưởng tới ráy tai cũng như tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bạn cần tránh những cách chữa nước vào lỗ tai không đúng cách như:
• Dùng tăm bông lau tai: Tăm bông có thể đẩy ráy tai và bụi bẩn vào sâu bên trong ống tai. Việc này không chỉ khiến tai mất lớp sáp bảo vệ mà c̣n gây kích ứng vùng da mỏng trong ống tai.
• Đưa ngón tay hoặc móng tay vào tai: Ngón tay hay móng tay có thể làm trầy xước ống tai. Do đó, bạn không nên đưa tay vào trong tai để lấy nước ra.
Dấu hiệu nhiễm trùng do nước vào tai
Bạn cần đi khám nếu các cách chữa nước vào tai không hiệu quả và xuất hiện dấu hiệu bị viêm tai ngoài. Một số dấu hiệu bạn cần để ư sớm là:
• Ngứa trong ống tai
• Phần bên trong của tai bị đỏ
•Tai tiết chất lỏng trong suốt, không mùi
• Cảm giác khó chịu hoặc đau hơn khi chạm phần bên ngoài tai hay ấn vào vết sưng ở tai
Nếu bạn có những triệu chứng này, bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ tai diệt vi khuẩn hoặc nấm gây nhiễm trùng để giúp bạn giảm bớt đau, sưng và viêm.
Cách pḥng tránh nước vào tai
nước vào tai
Để tránh những rắc rối khi bị nước vào trong lỗ tai, bạn cần thực hiện một số biện pháp pḥng tránh như:
– Không đeo tai nghe nếu cơ thể đang đổ mồ hôi nhiều
– Dùng nút bịt tai khi sử dụng keo xịt tóc hoặc thuốc nhuộm tóc
– Sử dụng nút tai khi tắm hay đi bơi. Khi đi bơi, bạn cũng nên đội thêm mũ bơi để nước khó lọt vào tai hơn.
– Đến bác sĩ để lấy ráy tai nếu bạn thấy ráy tai đang tích tụ quá nhiều. Nếu được sự chỉ định từ bác sĩ, bạn có thể lau ráy tai tại nhà bằng oxy già 3%.
Nước vào tai có thể là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu hay nặng hơn là viêm tai. Do đó, bạn cần biết xử trí đúng cách và t́m cách pḥng ngừa nước vào tai nếu thường xuyên tham gia các hoạt động dưới nước nhé.
|