R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,149 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
|
Hỏi:
- Chúng tôi có thể hiểu biết được “cách thức” Nó xảy ra thế nào với ông không?
UG:
- Rất tiếc là không được.
Hỏi:
- Chúng tôi có thể hiểu biết được “cái gì” đã xảy ra với ông chứ?
UG:
- Bạn có thể đọc những sự kiện diễn tả về cuộc đời của tôi, chỉ có vậy thôi. Một ngày nọ vào khoảng sinh nhật 49 tuổi của tôi, điều gì đó xảy ra; ngày kế tiếp thì có một giác quan đã thay đổi; ngày thứ ba thì giác quan khác thay đổi… Tiến trình mọi sự đã xảy đến cho tôi đã được ghi chép lưu trữ lại. Điều đó có giá trị gì đối với bạn? Tuyệt đối là không có giá trị chút nào cả. Mặt khác nó rất nguy hiểm bởi vì bạn cố gắng bắt chước những biểu lộ hình tướng bên ngoài. Người ta thường hay bắt chước những điều này và tin rằng điều gì đó sẽ xảy đến với họ -- đó là cái điều mà những người này thường hay làm. Tôi đã hành xử một cách bình thường, tự nhiên. Tôi cũng không biết cái gì đang xảy ra. Nó là một tình cảnh lạ lùng. Nó không để lại, lưu lại bất cứ dấu vết gì hết – mọi người sẽ chỉ bắt chước những hình tướng bên ngoài mà thôi. Tâm thái đó là một tình trạng hoàn toàn tự nhiên.
Từ trên đi xuống phần thân trên của UG, đầu và cổ, có những vị trí mà những người Ấn Độ sùng đạo gọi là “luân xa”, bạn của UG quan sát thì thấy có những chỗ phồng lên với những hình nét và màu sắc đa dạng. Những chỗ phình lên này lúc thì ẩn lúc thì hiện theo từng khoảng thời gian. Ở vùng bụng dưới của ông nổi lên một đường có hình dáng cỡ điếu thuốc xì-gà vắt ngang qua. Phía trên rún một chút thì có một chỗ nổi u lên, rắn cứng, có hình nét giống như quả hạnh (almond). Ở giữa ngực thì nổi phồng lên một dấu hiệu hình nét như tấm huy chương lớn, cứng rắn và có màu xanh. Một hình nét tương tự như thế, nhưng nhỏ hơn có màu đỏ nâu nổi phủ lên ở chỗ lõm cổ họng. Hai cái hình “huy chương” này dường như thể là hai khoen tròn phình lên treo lơ lững xung quanh cổ của ông, màu sắc biến đổi đa dạng – xanh dương, nâu và vàng lợt, y như là trong các bức tranh thượng đế của Ấn giáo (xem hình 1 - 2).
Hơn nữa có sự tương đồng giữa những chỗ nổi lồi lên này với những bức họa mô tả của nghệ thuật tôn giáo Ấn Độ: cổ họng của ông nổi phồng lên khối u mà khi nhìn vào thì trông giống như là cằm của ông đang tựa nghỉ trên đầu của con rắn mang bành, như trong những hình ảnh cổ truyền về thần Shiva. Ở ngay phía trên chót sống mũi ông có một hình hoa sen màu trắng nổi đụn lên. Trải khắp ở trên đầu ông, những mạch máu nhỏ trương phồng lên bện lại, kết thành mẫu hình giống như trên đầu của những tượng Phật. Và cũng trên đầu có hai chỗ sưng u lên, lớn và cứng rắn, khi ẩn khi hiện, hình dáng giống như hai chiếc sừng của Môi-sen hay biểu tượng huyền nhiệm phần âm phần dương của đồ hình thái cực (xem hình 3 - 4 - 5). Những động mạch trên cổ ông trương phù lên, màu xanh dương và có hình dáng giống như con rắn đi thẳng lên trên đầu của ông.)
Tôi không phải là kẻ thích phô trương, nhưng bạn là bác sĩ; có những hình nét so với ý thức hệ biểu tượng ở Ấn Độ - hình tượng con rắn mang bành. Bạn có thấy những chỗ sưng phồng lên này không? Chúng nó có hình dáng của con rắn mang bành. Hôm qua là ngày trăng non (những ngày đầu tháng âm lịch). Thân thể bị ảnh hưởng bởi mọi sự đang xảy ra xung quanh bạn; nó không tách rời khỏi sự thể đang xảy ra chung quanh bạn. Bất cứ sự thể gì xảy đến ở đó thì cũng xảy ra ở đây, chỉ là sự đáp ứng của cơ thể. Đây là sự tác động. Thân thể bạn bị ảnh hưởng bởi mọi sự đang xảy ra xung quanh bạn; và bạn không thể ngăn chận sự kiện này được. Lý do đơn giản là chiếc áo giáp (ý nghĩ, ý tưởng) mà bạn tạo nên bao bọc xung quanh bạn sẽ bị vô hiệu hóa đi, vì thế nó dễ dàng bị xâm nhập bởi mọi điều đang xảy ra ở đó. Với những chu kỳ của mặt trăng – trăng tròn, trăng khuyết – những chỗ nổi phình lên này đây sẽ có hình tượng của rắn mang bành. Có thể đây là lý do tại sao một số người đã sáng tạo nên tất cả những hình ảnh này – thần Shiva và những hình ảnh tương tự như thế. Tại sao nó có hình dáng con rắn? Tôi đã hỏi nhiều bác sĩ tại sao nổi sưng lên ở đây, nhưng không có bác sĩ nào cho tôi câu trả lời thỏa mãn cả. Tôi không biết là có những tuyến hoặc cái gì đó ở đây chăng.
Có những tuyến nhất định nào đó… Tôi đã thảo luận vấn đề này nhiều lần với các bác sĩ đang nghiên cứu về tuyến nội tiết. Những người Ấn giáo gọi những tuyến đó là những “luân xa”. Vị trí của những tuyến nội tiết này được định rõ một cách chính xác giốngnhư những vị trí mà người Ấn giáo suy đoán là những “luân xa”. Có một tuyến ở cổ được gọi là “ cơ quan tuyến nội tiết” (thymus gland). Tuyến này rất năng động khi bạn còn là một đứa bé – rất là năng động – nó có cảm xúc, nhạy cảm đặc biệt lạ thường. Khi bạn đến tuổi dậy thì tuyến này trở nên thụ động, đó là những gì các bác sĩ, nhà nghiên cứu nói. Khi bạn có được thể nghiệm chứng ngộ, khi bạn được phục sinh, tuyến đó sẽ tự động hoạt động trở lại. Vì vậy tất cả cảm giác đều nằm ở đó. Sự mẫn cảm không phải là tư tưởng, không phải là tình cảm ủy mị; bạn cảm thông cho một ai, chẳng hạn vậy. Nếu một người khiến anh ta bị thương tích đau nơi nào đó, bạn cảm được nỗi đau ngay nơi chốn đó trên chính bạn – không giống như là cơn đau đớn, nhưng mà là cảm giác, bạn hiểu chứ -- bạn tự động cảm nhận ra và nói “Ah!”
Điều này quả thật đã xảy ra khi tôi lưu trú ở trong đồn điền cà phê: người mẹ đánh đứa con, đứa trẻ còn nhỏ. Bà ấy đang nổi khùng, cơn giận dữ chết người, và bà ấy đánh đứa trẻ rất nặng tay, đứa bé hầu như sợ hãi xanh mặt. Có một người hỏi tôi “tại sao tôi không ngăn can bà ấy lại?” Tôi đang đứng đó, hết sức bối rối, bạn hiểu chứ. Tôi mới trả lời người hỏi: “Tôi nên thương xót ai đây, người mẹ hay đứa con?” “Ai chịu trách nhiệm?” Cả hai bọn họ ở trong tình cảnh kỳ cục: người mẹ không thể kiềm chế cơn nóng giận, và đứa bé thì bất lực và vô tội. Tình trạng đó diễn biến tiếp tục – nó di chuyển từ người mẹ đến người con – và sau đó tôi phát hiện những dấu vết này trên lưng của tôi. Thế nên tôi cũng là một phần của họ. (Không phải tôi nói những điều này để yêu sách điều gì.) Sự việc đó có thể là vậy lắm bởi vì tâm thức thì không thể tách rời ra được. Bất cứ điều gì đang xảy ra ở đó sẽ tác động lên bạn, đây là ảnh hưởng, bạn hiểu không? Đừng có ngồi đó mà phán đoán, xét xử ai. Hoàn cảnh tình cờ xảy ra thế đó, vì vậy bạn bị ảnh hưởng bởi nó. Bạn bị ảnh hưởng bởi mọi sự đang xảy nơi đó.
Hỏi:
- Trong toàn thể vũ trụ chăng?
UG:
- Điều đó thì quá to tát, bạn hiểu chứ. Bất cứ sự việc gì đang xảy ra trong phạm vi tâm thức của bạn. Tâm thức, dĩ nhiên là không có giới hạn rồi. Nếu đứa bé bị đau ở đó, bạn cũng sẽ bị đau ở đây. Nếu bạn bị đau ở đây, thì lập tức có sự đáp ứng ở đó. Tôi không thể nói về vũ trụ, toàn thể vũ trụ vạn vật. Nhưng tôi có thể nói về tầm ảnh hưởng trong phạm vi tâm thức của bạn, trong phạm vi giới hạn mà bạn đang hoạt động trong một khoảnh khắc riêng biệt nào đó, bạn đang đáp ứng – chứ không phải là bạn đang phản ứng.
Và có nhiều tuyến khác cũng ở tại đây… Rất nhiều tuyến. Thí dụ “tuyến yên” – “mắt thứ ba” (Ajna chakra), họ nói thế. Khi mà sự quấy nhiễu của tư tưởng không còn nữa, luân xa này được điều khiển bởi tuyến yên. Chính tuyến yên này đưa ra chỉ thị hay mệnh lệnh cho cơ thể; tư tưởng không còn ra chỉ thị nữa, tư tưởng không thể xen vào quấy nhiễu được. (Có thể đó là lý do tại sao họ gọi nó là Ajna – mệnh lệnh. Tôi không muốn dịch giải nó hoặc bất cứ sự việc gì như vậy; có thể qua điều diễn giải này bạn có một ý tưởng về nó.) Tuy nhiên ý tưởng này đã tạo tác nên chiếc áo giáp vô hình bao phủ quanh bạn, và chính nó không cho bạn bị ảnh hưởng bởi mọi sự vật xung quanh. ..
Tháng giêng 2007, U.G. Krishnamurti bị ngã, tuy không gãy xương nhưng cũng làm UG phải nằm liệt giường . Vì không muốn làm phiền các bạn bè phải chăm sóc cho mình nên UG đã nhịn ăn uống cho tới lúc từ giã cõi thế!
|