View Single Post
Old 10-15-2019   #481
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,149 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Tiếp theo, cũng trong kinh ấy Phật dạy:

"Hỏi các Tỳ kheo, khi mà Ngă hay bất cứ cái ǵ thuộc về Ngă không thực có, th́ quan điểm tư duy này: "Vũ trụ là Ngă, ta sẽ là Ngă sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn, bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian", quan điểm ấy có phải là hoàn toàn điên rồ chăng?"[17]
.
Ở đây Phật nói rơ rằng một Àtman, hay linh hồn, hay Ngă, th́ không thể t́m thấy đâu trong thực tại, và thật điên rồ để tin tưởng rằng có một chuyện như thế.

Những người t́m kiếm một cái Ngă trong giáo lư Phật trích ra một ít ví dụ mà trước hết họ dịch sai, rồi giải thích một cách lầm lẫn. Một trong những ví dụ ấy là câu danh tiếng attà hi attano nàtho trong kinh Pháp cú (XII, 4 hay câu thơ 160), đă được dịch là "Ta là chúa tể của ta", và được giải thích rằng nó có nghĩa cái Ngă lớn là chúa tể của cái ngă nhỏ.
.
Trước hết, lối dịch ấy không đúng. Attà đây không có nghĩa là ngă trong nghĩa linh hồn. Trong tiếng Pàli, danh từ attà thường được dùng như một đại danh từ, trừ số ít trường hợp được dùng theo nghĩa đặc biệt triết học để chỉ thuyết linh hồn như đă thấy ở trên.

Theo cách dùng thông thường, như trong chương XII của Pháp cú, từ đấy câu trên được trích, và trong nhiều nơi khác, attà được dùng như một đại danh từ hay đại danh từ bất định có nghĩa "chính tôi", "chính anh", "chính nó", "chính ta", "chính người ta" v.v..[18]

Kế đến, chữ nàtho không có nghĩa là "chúa tể", mà là "nơi nương tựa", "trú ẩn, giúp đỡ, che chở" [19]. Bởi thế Attà hi attano thật sự có nghĩa "Ta là chỗ nương của chính ta". Nó không dính dáng ǵ đến một cái ngă hay linh hồn siêu h́nh nào cả. Nó chỉ có nghĩa bạn phải nương cậy vào chính bạn chứ đừng ỷ lại vào kẻ khác.




.
Một ví dụ khác về sự cố đưa ư tưởng về ngă vào giáo lư Phật là câu danh tiếng Attad́pà viharatha, attasarana anannasaranà được tách khỏi mạch văn kinh Đại Bát Niết Bàn[20]. Câu này dịch sát ư có nghĩa: "Hăy là ḥn đảo cho chính ngươi, là nơi trú ẩn cho chính ngươi, và đừng xem ai khác là nơi nương cậy"[21]. Những người muốn t́m ngă trong Phật giáo đă giải thích từ ngữ attad́pà và attasaranà là "lấy ngă làm ngọn đèn", "lấy ngă làm nơi nương tựa"[22].
.
Ta không hiểu trọn ư nghĩa lời Phật khuyên A-nan (Ànanda) nếu không xét đến bối cảnh và mạch văn trong đó những lời này được thốt ra.
.
Lúc ấy đức Phật đang nghỉ tại một khu làng gọi là Behuva, ba tháng trước khi Ngài mất, Bát Niết-bàn (parinirvàna). Bấy giờ Ngài đă 80 tuổi, đang lâm bệnh nặng. Nhưng Ngài nghĩ không nên chết mà không từ giă những môn đệ vốn gần gũi yêu mến Ngài. Bởi thế, một cách can đảm, cả quyết, Ngài chịu đựng tất cả đau đớn, thắng lướt cơn bệnh, và b́nh phục. Nhưng sức khỏe Ngài c̣n kém. Sau khi b́nh phục, một ngày kia Ngài ngồi trong bóng mát ở bên ngoài chỗ Ngài lưu trú. A-nan, vị thị giả tận tụy nhất của Phật, tiến đến đức Đạo sư quư mến của ḿnh, ngồi bên cạnh đức Thế Tôn và bạch:
.
"Bạch đức Thế Tôn, con đă săn sóc sức khỏe đức Thế Tôn, con đă hầu hạ Ngài trong khi Ngài lâm bệnh. Nhưng khi thấy bệnh t́nh của Ngài, bầu trời đối với con trở nên mờ mịt, và các giác quan của con không c̣n sáng suốt nữa. Tuy nhiên con c̣n một điều an ủi nhỏ này: con nghĩ đức Thế Tôn sẽ không nhập Niết-bàn mà không để lại những lời di giáo đề cập đến đoàn thể Tăng già."
.
Khi ấy đức Phật đầy từ bi và nhân ái, đă khoan ḥa nói với người thị giả tận tụy thân yêu:

"A Nan, đoàn thể Tăng già c̣n chờ đợi ǵ nơi ta nữa? Ta đă nói pháp (chân lư) không phân biệt cao thấp. Về phương diện chân lư, Như Lai không có ǵ như nắm tay khép chặt của một ông thầy (àcariyamutthi). Này A-nan, nếu người nào có ư nghĩ muốn lănh đạo Tăng già, Tăng già phải tùy thuộc vào họ, th́ dĩ nhiên họ sẽ đặt ra những chỉ dẫn. Nhưng Như Lai không có ư nghĩ ấy. Vậy th́ sao Như Lai phải lưu lại những lời chỉ dẫn liên hệ đến tổ chức Tăng già? Nay ta đă già, A-nan, đă 80 tuổi. Như một chiếc xe cũ cần phải sửa chữa mới chạy được, cũng thế, thân xác của Như Lai bây giờ cũng chỉ tiếp tục điều hành nhờ sửa chữa. Bởi thế, này A-nan, hăy tự làm ḥn đảo cho chính ngươi, hăy lấy chính ngươi làm nơi nương tựa, không nương tựa vào ai khác; hăy lấy Pháp làm ḥn đảo, lấy Pháp làm nơi nương tựa, không ai khác có thể làm nơi nương tựa cho ngươi [23].
.
Những ǵ đức Phật muốn truyền dạy A-nan thật quá rơ ràng. A-nan đang buồn sầu đau đớn. Ông nghĩ rằng ḿnh sẽ hoàn toàn cô độc, không người giúp đỡ, không nơi nương tựa, không người hướng dẫn, sau khi đức Đạo sư vĩ đại qua đời. Bởi thế đức Phật ban cho ông những lời an ủi, khuyên ông can đảm, tin tưởng, dạy rằng nên nương vào chính đạo và nương vào "Pháp" Ngài đă truyền, chứ đừng nương vào ai khác, vào cái ǵ khác. Ở đây vấn đề về một Àtman siêu h́nh, hay ngă, là hoàn toàn không nhằm chỗ.
.
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.06164 seconds with 9 queries