Thread: Sưu tầm
View Single Post
Old 12-12-2019   #293
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,149 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Sự cảm thọ của mũi có giống nhau không? Như người miền Nam nghe mùi sầu riêng nói: thơm quá! Nhưng người miền Trung bảo: hôi quá! Cùng một mùi sầu riêng người nói thơm, người nói hôi. Như vậy ai đúng? Người nói mùi sầu riêng là thơm sẽ căi với người kia. Người nói mùi sầu riêng là hôi sẽ căi lại. Hai người sẽ đi đến ẩu đả nhau. Ai đúng? Ai sai? Người bàng quan ngoại cuộc nếu ở miền Nam th́ cho rằng người ngửi thơm là đúng, nếu ở miền Trung th́ cho người ngửi hôi là đúng. Do sự huân tập khác nhau nên sự cảm thọ có sai biệt. Sự tranh căi đúng sai thật là vô ích, không khôn chút nào hết, lại làm buồn ḷng nhau, chẳng phải nguồn gốc của đau khổ sao? Buồn giận nhau, không ngó mặt nhau, gọi là oán tắng hội, đau khổ từ đó mà sanh.

Sự cảm thọ của lưỡi cũng khác nhau! Thí dụ cô đầu bếp làm thức ăn. Cô nấu canh nêm nếm đàng hoàng rất là vừa ư. Nhưng v́ cô quen ăn mặn nên những người quen ăn lạt chê là nêm canh quá mặn. Cô đầu bếp tức giận nghĩ ḿnh nấu nướng kỹ lưỡng, nêm nếm vừa ăn lắm mà c̣n bị chê trách! Chung qui chỉ v́ thói quen của cái lưỡi người quen ăn mặn, người quen ăn lạt mà thôi. Người quen ăn mặn cảm thấy vừa miệng th́ người quen ăn lạt cho là mặn và ngược lại, người quen ăn lạt cảm thấy vừa ăn th́ người quen ăn mặn cho là lạt. Như vậy lấy đâu làm tiêu chuẩn? V́ sao lại căi nhau cho sự cảm thọ của ḿnh là đúng? Mỗi người có khẩu vị khác nhau. Cùng một thức ăn, người khen ngon, người chê dở. Người thích món ăn này, người thích món ăn kia, v́ mỗi người có cảm thọ riêng biệt theo thói quen của ḿnh. Chẳng những chúng ta có thói quen đời này mà c̣n cả thói quen của đời trước nữa.

Thí dụ có người khi cha mẹ sanh ra chỉ ăn chay lạt, không ăn thịt cá được. V́ lư do ǵ? Có phải là cảm thọ quá khứ c̣n lại, nên không thích mùi thịt cá. Lại có người cha mẹ bảo ăn chay, th́ thích dùng thức ăn mặn. Như vậy là do thói quen của mọi người, hoặc ở hiện tại, hoặc đă huân tập trong quá khứ. Chúng ta không nên chủ quan bắt buộc người khác phải giống ḿnh. Nhưng ở trên thế gian này phần đông chúng ta đều chủ quan muốn ai cũng giống ḿnh, nhất là con cái trong nhà. Nếu con trong nhà làm khác ư cha mẹ, cha mẹ sẽ bực tức giận trách rầy la, tạo bao điều đau khổ trong gia đ́nh. Tất cả cũng do sự cảm thọ sai biệt mà ra. Cảm thọ của thân như thế nào? Cũng riêng biệt tùy theo mỗi người.




Thí dụ hai người ở chung một căn pḥng, một người mập béo, một người gầy ốm. Căn pḥng có một cửa sổ, khi trời vừa mát người gầy ốm cảm thấy lạnh vội đi đóng cửa sổ… Người mập béo nghĩ thế nào? Cảm thấy bực bội, khí trời nóng bức vừa dịu mát lại đóng cửa sổ, không giận sao được! Rồi hai người căi vă nhau, có khi đi đến ẩu đả. Như vậy lẽ thật ở đâu? Đó là do cảm thọ sai biệt của thân nên người ta bất đồng ư với nhau rồi sanh bất ḥa, đó là nguồn gốc đau khổ.

Thứ sáu là cảm thọ của ư. Điều này là quan trọng hơn hết. Cảm thọ của ư là gồm nghiệp của quá khứ và thói quen của hiện tại. Mỗi người chúng ta sống trong hoàn cảnh gia đ́nh và xă hội khác nhau nên được sự giáo dục và hiểu biết khác nhau. Người thấy thế này là phải, người thấy thế kia là phải.

Thí dụ: Một người sanh trong gia đ́nh theo đạo Phật từ thuở bé, một người sanh trong gia đ́nh theo đạo Chúa từ thuở bé. Hai người ngồi nói chuyện với nhau, do sự huân tập khác nhau nên có những cảm nghĩ khác nhau. Người tin Chúa cho đạo Chúa là đúng, không chấp nhận đạo Phật. Người tin Phật cho đạo Phật là hay, không chấp nhận đạo Chúa. Hai người tranh luận với nhau, có những quan điểm bất đồng, bực bội căi vă lẫn nhau. Đó là nguồn gốc của đau khổ.

Đến đời sống của vợ chồng trong gia đ́nh cũng vậy. Người chồng có sự huân tập của người nam, lo việc rộng lớn ngoài xă hội, người vợ có sự huân tập của người nữ, lo việc tỉ mỉ trong nhà. Hai vợ chồng có hai huân tập khác nhau, nên thường không đồng ư kiến với nhau. Ai cũng thấy ḿnh là đúng, người kia là sai, nên không ai chịu thua ai, cuối cùng đi đến ly dị, hậu quả là con phải chịu đau khổ! Nguyên do từ đâu? Chỉ do sự cảm thọ sai biệt, rồi chấp chặt cho quan niệm của ḿnh là đúng, bắt người khác phải nghe phải thấy như ḿnh, phải có những cảm nghĩ những hiểu biết như ḿnh. Nếu không đồng ư nhau th́ lắc đầu than thở: Sao không có ai là bạn tri kỷ với ḿnh! Thử hỏi trên thế gian này có mấy người tri kỷ giống ḿnh như một? Chắc là không rồi, vậy mà buộc ḷng phải sống chung nhau thật là quá đau khổ! Thế th́ phải làm sao cho hết đau khổ! Chỉ đừng chấp nê là hết đau khổ! Cùng một mùi trái cây tôi ngửi cho là thơm cũng đúng, chị cho là hôi cũng đúng theo thói quen của mỗi người, như vậy ḥa nhau, tránh được sự tranh căi.
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.06196 seconds with 9 queries