View Single Post
Old 12-14-2019   #4
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,148 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

C.- Khảo Sát Về Thời Tính

(Trung luận, Chương II, gồm 25 bài tụng, ĐCTT/ĐTK. No.1564, tập 30, trang 03..., phẩm Quán khứ lai).

Chúng ta thấy rằng, Trung luận được mở đầu từ phẩm "Quán nhân duyên", mà trong "Quán nhân duyên" th́ được mở đầu bằng Tám cái không (Bát bất). Tám cái không này là nội dung cơ bản của phép biện chứng phủ định, hay nói đúng hơn, nó là điểm trung tâm, xuyên suốt toàn bộ phép biện chứng của Trung Quán. Trong thể cách diễn đạt, nó được nói đến bằng Tám cái không, nhưng thực chất mục tiêu tối hậu của nó, nếu có thể nói được, cũng chỉ là "Nhất thiết pháp không". Và "không" như thế nào, trong phần "Phê b́nh nhân duyên" đă tŕnh bày khái lược. Giờ đây, bước sang một luận đề thứ hai đó là phê b́nh về "Thời Tính".

Như đă tŕnh bày ngay từ đầu, Trung luận ra đời nhằm mục đích "phá tà hiển chánh", phá bỏ mọi kiến chấp sai lầm để thể nhập thực tại-Tính Không. Nhưng trước viễn cảnh của thực tại, chứng lư tối thượng và hiển nhiên của con người vẫn là thế giới được vây bủa bởi muôn ngàn sự thể cá biệt mà hoài vọng của tri thức thường t́nh luôn mong muốn sở hữu hóa căn tính tự nhiên của sự vật và bao phủ cho mỗi mỗi hiện thể một ngă tính độc lập hay là một bản sắc cá biệt, để rổi bám víu lấy nó dễ dàng hơn.

Và bao lâu tri thức của con người c̣n hoạt động trong sự thủ trước như thế, th́ đối tượng của tri thức vẫn là sự hiện hữu của vô vàn sai biệt. Như thế, làm sao chúng có thể một phen diện kiến "chân lư" trên đỉnh hư không, khi mà mọi thứ điên đảo mộng tưởng của trần gian mộng mị đều đặt trọn trên đôi vai vuông vắn của chúng. Nếu muốn quay trở lại, th́ trước tiên hăy quăng tất cả những ǵ được thủ trước ngay trong tâm thức của ḿnh, để trả nó cho nó một sự thanh b́nh. V́ chỉ có sự thanh b́nh thực thụ mới khả dĩ đi vào hiện quán và thể nhập thực tại-Tính Không. Và như thế, vấn đề được đặt ra ở đây chính là vô thường - cánh cửa đầu tiên để tiếp xúc với Tính Không.

Do năng lực hiện quán về vô thường, mà con người rơ được cái tính chất như mộng như huyễn của sự vật, từ thế giới ư niệm cho đến thế giới hiện thực khách quan, như cỏ cây, hoa lá, sông suối, núi đổi, chiếc xe, ṭa nhà, con voi, con ngựa, đàn ông, đàn bà... Vả lại, khi đối diện với thế giới hiện thực, con người thường đụng phải các nguyên lư công ước về nhân quả, về thời gian v.v... Và, nếu thừa nhận định luật nhân quả th́ đương nhiên phải thừa nhận sự hiện hữu của thời tính như đă được phạm trù hóa theo thể cách của quá khứ, hiện tại và vị lai. Và như thế, một sự thể nếu được quy định bởi nhân quả và thời gian, th́ sự thể đó chỉ có thể xuất hiện như một tổng thể và chỉ làm đối tượng cho tri thức thường nghiệm.

Và, nếu chỉ nhận diện hiện hữu qua tổng thể, hay tổng tướng của nó không thôi, th́ đó là một nhận thức phiến diện và sẽ không bao giờ đạt đến bất kỳ một sự thật nào cả. Do đó, chỉ khi nào đạt đến một sự kiến chiếu từ trong cái bản thể tự nội, th́ khi đó mới đủ khả năng thể nghiệm chân lư. Đó chính là khi mà chủ thể hiện quán và đối tượng hiện quán cùng hiện hữu trong mỗi sát na sinh diệt ; ở đó, mọi sự thể đều được hiển bày trong tự tướng của nó trên cùng "ḍng vận hành" của thực tại-chân thực, một thứ thực tại phi thời gian. V́ thế, những nỗ lực của Trung Quán trong việc phủ định mọi nguyên lư công ước của thời gian cốt là để giúp soi sáng mọi sinh mệnh phù vân của hiện thể trước định luật vô thường.

1- Bài tụng số 1 :

"Cái đă đi không đi
Cái chưa đi cũng không đi
Ngoài cái đă đi và chưa đi
Cái đang đi cũng không đi"
(2 ḍng chữ Nho)

Bài tụng trên, như ta thấy, trước hết, nó giả định một "chủ thể đi" và một "hành động đi" trên căn bản của ba thời - quá khứ, hiện tại và vị lai ; rổi sau đó, nó phủ định cả "tính cách vận hành của hiện thực" và "thời tính của hiện thực".

Trước hết, bàn về thời tính của hiện thực. Do thừa nhận giá trị của tương quan nhân quả (từ nhân đi đến quả) của một sự thể hay một tác dụng mà buộc ḷng phải nói đến thời tính. Ở đây, thời tính xuất hiện như sự nối kết của một ḍng tương tục kéo dài từ quá khứ đến hiện tại và vị lai. Tỉ dụ, một kẻ bộ hành lang thang trên con đường dài vô tận, đi qua một đoạn đường rồi anh ta dừng nghỉ ; như thế, điểm dừng nghỉ sẽ được gọi là hiện tại, và khi hiện tại được nói ra, thế có nghĩa là điểm hiện tại đó xuất hiện trong tương quan nối kết giữa quá khứ (đă đi), hiện tại (đang đứng) và tương lai (sẽ đi). Như vậy, bất kỳ một hiện tại nào, cũng cưu mang trước nó một tương lai và sau nó một quá khứ. Nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại ; nếu không có hiện tại sẽ không có vị lai ; quá khứ và vị lai nếu không có, th́ hiện tại cũng không có. Do đó, trong diễn tiến của suy luận, trước bất kỳ một điểm hiện tại nào cũng có một chuỗi dài của quá khứ, hiện tại và vị lai. Ở đây, tính chất của thời tính chỉ được xét đến trong tương quan với tác dụng mà thôi. Ngược lại, đối với một sự thể không có tác dụng, nghĩa là không nằm trong đối tượng của tri thức, th́ đương nhiên, thời tính sẽ không được bàn đến.

Trở lại với bài tụng trên, chúng ta thấy rằng, "cái đă đi không đi", v́ hành động đi đă xảy ra rổi, nó không có trong hiện tại. "Cái chưa đi cũng không đi", v́ hành động đi chưa xảy ra. Và "cái đang đi cũng không đi", v́ hành động đang đi không thể xác định, gọi là "đang đi" v́ nó tương quan với cái "đă đi" và "sẽ đi". Và để giải rơ hơn sự kiện này, bài tụng số 12 nói:

"Không có hành động vừa cất bước trong cái đă đi,
Không có hành động vừa cất bước trong cái chưa đi,
Không có hành động vừa cất bước trong cái đang đi,
Vậy, hành động vừa cất bước xảy ra ở chơ nào ?"
(2 ḍng chữ Nho)

Từ bài tụng trên, ta sẽ bàn đến tính cách vận hành của hiện thực. Ở đây, nếu căn cứ vào nguyên lư Duyên khởi, th́ rơ ràng thời gian vốn là không có thực thể, nó chỉ được nói đến trong ư niệm và chỉ có trong ư niệm chứ không có trong thực tại. Bởi lẽ, trước hết nó hoàn toàn không có một biên giới nào để phân định giữa khoảng cách của ba thời. Cũng cùng một khái niệm thời gian, như hiện tại chẳng hạn, nhưng đối với người này th́ nó là quá khứ, đối với người khác là vị lai v.v... Cho đến cái mà gọi là hiện tại chính nó cũng là bất định. V́ nó luôn luôn là hành động đă khởi và vẫn c̣n đó, tức là ngay nơi điểm mà hành động bắt đầu. Như thế, đó là một thứ hành động bắt đầu và phải "bắt đầu măi măi"..., nếu vượt qua th́ trở thành quá khứ, mà dừng lại th́ biến thành tương lai. Do đó, sẽ không có bất kỳ một hiện tại thuần túy nào có thể hiện hữu trong ḍng vận hành của thực tại. Như tiếng vỗ của bàn tay, nếu không vỗ sẽ là vị lai, nếu vỗ sẽ là quá khứ, c̣n hiện tại, nó chỉ là một ư niệm được phát sinh trong tương quan giữa quá khứ và vị lai, vậy thôi.

Dù có hay không có một giả định về thời gian, mọi hiện hữu đều phải trôi lăn theo định luật vô thường, nghĩa là chúng luôn luôn vận hành, một sự vận hành bất tuyệt vượt qua mọi khuôn khổ của thời gian, vượt qua mọi ư niệm trong tri thức và trong suy luận. Đó là một thứ vận hành mà trong con mắt của tri thức thường t́nh, biểu hiện của nó là sinh, lăo, bệnh, tử ; là sinh, trụ, dị, diệt ; là thành, trụ, hoại, không ; là phân, ly, phi, tán v.v...

Sự bàn luận như trên cốt là để phá hủy mọi khuôn khổ ước lệ và ư niệm về thời gian trong cái nh́n được phóng chiếu trên chiều tuyệt đối. Phủ định sạch trơn về quá khứ, hiện tại và vị lai ở đây không có nghĩa là sự phá vỡ mọi cơ cấu trật tự của nguyên lư tương quan nhân quả, nếu xét trên b́nh diện công ước ; cũng không phải là sự thừa nhận có một khả thể tồn tại theo kiểu bây giờ và ở đây (the here and now). Mà trái lại, mục tiêu thực tiễn của nó chính là sự khai thông-phương tiện nhằm đưa đến một sự toàn tri (giác ngộ) trong bản thể-thực tại-chân như, TATHATA.

(Đây là phần đại cương khảo sát về thời tính).
florida80_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.08401 seconds with 9 queries