3. Cảm giác cần phải kiểm tra
Bạn thường làm xong một việc nhưng vẫn quay đi quay lại kiểm tra nhiều hơn 3 lần? Cảm giác thôi thúc cần phải kiểm tra có thể do bạn có tính cách cẩn trọng, song đồng thời cũng là một dấu hiệu của bệnh OCD. Cảm giác này tác động đến 30% người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, có thể xuất phát từ nỗi sợ hãi sự vô trách nhiệm.
Bạn nên lưu ý nếu thấy bản thân có những dấu hiệu bệnh OCD sau đây:
• Bạn thường đi trễ vì loay hoay kiểm tra điện, nước hay ổ khóa nhà.
• Bạn có xu hướng kiểm tra một việc mình mới làm xong nhiều hơn 3 lần.
• Bạn hay bị trễ deadline vì luôn kiểm tra mọi thứ rất nhiều lần nên tốn nhiều thời gian.
Người bệnh OCD thường rất kỹ càng khi làm bất cứ công việc gì. Điều này giúp công việc giảm thiểu sai sót nhưng cũng gây ra tình trạng mệt mỏi.
4. Nỗi ám ảnh về những con số
dấu hiệu bệnh ocd là bị ám ảnh bởi con số thứ sáu ngày 13
Một số người luôn chú ý đến con số khi làm việc, thích đếm bậc thang… Thậm chí, một số người còn tin tưởng vào những con số may mắn như số 7, số 9 hoặc sợ hãi những con số như tầng số 4 hay thứ Sáu ngày 13. Xét về khía cạnh tâm linh, nhiều người còn thích chọn những “con số may mắn” theo con giáp, phong thủy… Vậy khi nào mới là dấu hiệu của bệnh OCD?
Để xác định bạn có mắc bệnh OCD với nỗi ám ảnh con số hay không, bạn có thể xem xét các cấu hiệu sau đây:
• Bạn gây phiền phức cho người khác vì yêu cầu họ phải nghiêm túc với những con số.
• Bạn luôn đếm số mọi thứ như số lượng đầu việc, các mục tiêu, số người trong phòng…
• Bạn sẽ cảm thấy bất an hay lo lắng khi gặp phải những con số mà bạn cho là không may mắn.
5. Khả năng tổ chức rất tốt
Những ai mắc bệnh OCD thường là người cầu toàn nên có khả năng tổ chức đáng nể. Họ không những quan tâm đến từng chi tiết nhỏ mà còn bị ám ảnh bởi tính đối xứng của mọi thứ xung quanh. Tiến sĩ Szymanski cho biết: “Mọi thứ phải mang đến cảm giác ổn, nhìn cân đối và đúng số lượng”.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội về khả năng tổ chức, sự cầu toàn có thể gây ra một số vấn đề sau đây cho người bệnh OCD:
• Bạn không thể nghỉ ngơi vì muốn phải hoàn thành xong công việc.
• Bạn khiến người khác khó chịu vì sự cầu toàn quá tiểu tiết của bản thân.
• Bạn có thể làm chậm tiến độ vì tập trung nhiều vào những quy trình phức tạp.
Khi mắc bệnh OCD, bạn sẽ phù hợp với những công việc đòi hỏi có tính tỉ mỉ và sự cẩn trọng như biên tập viên, bác sĩ phẫu thuật…
6. Nỗi sợ hãi phóng đại về bạo lực
dấu hiệu bệnh ocd: ám ảnh xâm hại tình dục
Bất cứ ai cũng có thể sợ hãi bạo lực, song bạn cần phân biệt được mức độ như thế nào là “phóng đại”. Nếu bạn né tránh đám đàn ông đánh nhau trên đường phố thì là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn không dám ra công viên vào sáng sớm để tập thể dục vì tưởng tượng cảnh sẽ gặp yêu râu xanh hay trộm cướp thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh OCD.
Sau đây là một số nỗi sợ ám ảnh mà bạn có thể trải nghiệm khi mắc bệnh OCD:
• Sợ hãi bị người thân bạo hành khi làm một điều gì đó sai lầm hoặc có lỗi.
• Sợ hãi con mình đi học bị bạn bè bắt nạt, cô giáo đánh đòn hay gặp kẻ xấu.
• Sợ hãi bị người khác đánh đập hay xâm hại tình dục mỗi khi ra đường lúc vắng người.
7. Những ý nghĩ ám ảnh về tình dục
Bạn có bao giờ nghĩ về cảnh giường chiếu nóng bỏng với một người không phải người yêu hay bạn đời của mình? Ham muốn tình dục là bản năng bình thường của con người. Tuy nhiên, nếu bạn thường nghĩ đến những tình huống quan hệ mà bản thân không mong muốn thì có thể bạn đang có dấu hiệu bệnh OCD.
Nỗi ám ảnh về tình dục có thể biểu hiện qua những ý nghĩ quan hệ với các đối tượng sau đây:
• Bạn quan hệ với một ai đó hấp dẫn nhưng không hề quen biết.
• Bạn quan hệ với trẻ em hoặc người có cùng giới tính với mình.
• Bạn quan hệ với một người đồng nghiệp hay khách hàng trong công ty.
8. Cảm giác dằn vặt về các mối quan hệ
dấu hiệu bệnh ocd các mối quan hệ
Khi yêu mến một ai đó, bạn sẽ có xu hướng quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của họ nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên cảm thấy dằn vặt sợ làm người khác tổn thương hay gây tổn hại đến họ thì đây cũng là một dấu hiệu của bệnh OCD. Bạn bị ám ảnh đến mức chỉ nóng lòng muốn biết suy nghĩ của đối phương càng sớm càng tốt để có thể cảm thấy thoải mái hơn.
Cảm giác không chắc chắn sẽ khiến bạn ăn ngủ không yên, nhất là trong các tình huống sau đây:
• Bạn vừa nói nặng lời với đồng nghiệp hoặc xung đột với cấp trên.
• Bạn làm một điều sai lầm đối người khác nhưng không biết làm sao để sửa lỗi.
• Bạn cảm thấy bất an khi yêu, lớn tiếng với người thân trong gia đình, thậm chí vô tình xúc phạm họ.
Bản chất của các mối quan hệ là phụ thuộc vào cảm xúc mà điều này rất khó nắm bắt nên người bệnh OCD có tính cách hướng nội sẽ lại càng dằn vặt nhiều hơn.
9. Niềm kỳ vọng vào sự bảo đảm
Một cách mà người bệnh OCD thường áp dụng để tìm kiếm sự bảo đảm là luôn hỏi ý kiến mọi người xung quanh về vấn đề của mình. Nếu mắc chứng bệnh tâm lý này, bạn sẽ luôn hoài nghi về những lựa chọn của mình. Vì thế, bạn có xu hướng kỳ vọng người khác sẽ có thể giúp mình cảm thấy an tâm hơn.
Hãy cùng xem bạn có các dấu hiệu của bệnh OCD khi kỳ vọng sự bảo đảm không nhé:
• Bạn không ký bất cứ một văn bản nào nếu chưa đọc kỹ từng điều kiện và quyền lợi.
• Bạn hỏi rất nhiều người trước khi quyết định một việc quan trọng trong cuộc đời mình.
• Bạn muốn người yêu hay bạn đời mình phải đảm bảo đầy đủ điều kiện mới kết hôn hay chuẩn bị sinh con.
|