Có một câu hỏi vui, thế nào là “Phụ nữ”?
Một người đàn ông trả lời. Bởi v́ Chúa đă lấy xương sườn đàn ông để làm thành đàn bà. Nên người đàn bà luôn phụ thuộc đàn ông. Chỉ là phụ thôi, không bao giờ là chánh. Chỉ có đàn ông mới là quan trọng.” Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”
Có phải như vậy hay không các chị? Các chị phụ nữ ở Úc, Canada, Đức, Ư, Pháp, Mỹ, Việt Nam.
Có chương tŕnh đàm luận, người ta đặt vấn đề:
– Khi người vợ làm tiền lương nhiều hơn chồng, các ông nghĩ sao?
Có tự ái không? Có bất măn không? Trong ḷng có vui không? Thật ra các ông chả vui tí nào. Mất cái uy nghi, mất cái quyền làm chủ, mất cái thế thượng phong. Họ nh́n người vợ ḿnh với đôi mắt dè chừng, dọ dẫm.
C̣n các chị nghe câu hỏi thường là nói “ Có sao đâu. Kinh tế gia đ́nh dồi dào hơn, tiêu xài thoải mái hơn, có tiền dành dụm nhiều hơn để vợ chồng con cái đi du lịch khi có dịp.
Có chị c̣n thỏ thẻ “ Nếu vậy chắc chồng em sẽ không vui. Nhưng không sao. Tùy theo thái độ của ḿnh. Em sẽ khéo léo để ông xă không bị áp lực. Của chồng, công vợ. "
Theo truyền thống dân tộc ta, người phụ nữ luôn là phụ thuộc đàn ông dù người đàn ông đó có bất tài vô dụng đến đâu. Có phải chăng khi gia đ́nh chồng mang sinh lễ, trầu cau đi cưới. Trong cái lễ nghi trang trọng đó, khi người mẹ chồng đeo cho con dâu đôi bông tai, sợi dây chuyền hay đôi xuyến vàng là đă nhắn nhủ: " Từ nay con đă thuộc về gia đ́nh ta". Người con gái từ giả đời sống tự do để "Lấy chồng là đeo gông vào cổ".
Người phụ nữ dù gia đ́nh giàu có đến đâu nhưng nếu đă gọi là con nhà gia giáo đều phải học thuộc nằm ḷng câu:" Làm vợ là phải biết phục tùng chồng" là phải "Nâng khăn sửa túi cho chồng".
Cái thế hệ cha ông chúng ta, đa phần các ông có dăm ba bà vợ. Phụ nữ như những cây chùm gởi sống bám vào một người đàn ông. Dù đôi khi người đàn ông đó nhiều tật xấu: Rượu chè, gia trưởng hay vũ phu. V́ hạnh phúc gia đ́nh, người phụ nữ phải nai lưng làm quần quật để sinh nhai, để phục vụ chồng, đẻ con và nuôi con.
Phụ nữ Việt Nam chúng ta phải cám ơn bà Ngô Đ́nh Nhu đă mạnh tay ra đạo luật hôn nhân "Một Vợ Một Chồng ". Từ đó đến nay số lượng đàn ông đa thê đă giảm lần và dứt hẳn. Đạo luật đó đă giúp các bà vợ lớn không c̣n khóc thầm, đau khổ. Giúp các vợ lẻ khỏi xấu hổ một kiếp chồng chung.
Mẹ tôi là một trong số những người phụ nữ đó. Mẹ một đời hy sinh cho chồng, con và gia đ́nh. Ba tôi yêu thương mẹ tôi sâu nặng như thế nào tôi không biết. Nhưng tôi biết chắc chắn ông cũng có 2, 3 người phụ nữ khác ông yêu thương hết mực. Người đàn ông trong ông trải đều cho những người đàn bà bên cạnh. Cho những đứa con ông sinh ra và có trách nhiệm với họ. Cái quan niệm chồng chúa vợ tôi đă khiến mẹ tôi nép ḿnh vào đó chịu đựng để yêu thương chồng và con cái của chồng.
Mẹ tôi không được cái diễm phúc ăn sung mặc sướng làm vợ cả, mà oằn lưng ra với bao nhiêu trách nhiệm. Gánh vác một gia đ́nh đông người, nuôi dưỡng mẹ chồng cho tới lúc ṃn hơi kiệt sức. Mẹ tôi yêu thương và ch́u chuộng ba tôi rất mực. Mẹ là cái bóng đi bên cha tôi mà không một lời phiền trách. Mẹ như cây cau ốm yếu nổi bật trên nền trời, mang trên ḿnh một đàn con chi chít những quả. Mẹ là người đàn bà đúng nghĩa phụ thuộc chồng. Mẹ tôi làm dâu đến năm bà 70 tuổi bà nội tôi mới mất ở tuổi 95. Tôi đă từng rơi nước mắt khi thấy mẹ ngần ấy tuổi, có cháu nội, cháu ngoại, ăn trầu ngoáy vẫn tận tụy săn sóc mẹ chồng và phục vụ cho ba tôi.
Ba tôi ư! Ông coi việc chăm lo gia đ́nh, nội trợ, việc nhà là của mẹ tôi. Ông ăn trên, ngồi trước và mọi quyết định quan trọng trong nhà là của ông. Khi tôi c̣n bé, cả 5 anh em tôi chưa bao giờ được mẹ cho ngồi chung bàn ăn cơm với cha. Ba tôi ăn riêng một mâm cơm tươm tất. Chúng tôi và mẹ ăn trước hoặc sau với một mâm cơm riêng biệt. Đôi khi bằng những thức ăn cha tôi đă ăn thừa.
Chúng tôi cũng không thấy đó là điều lạ v́ nó đă được an định như vậy từ khi chúng tôi biết cầm muỗng để múc. Mẹ tôi th́ coi việc cung phụng chồng là nhiệm vụ người vợ. Không oán than hay đặt vấn đề.
Những người vợ lẽ của ba tôi cũng vậy. Họ chiều chuộng ba tôi c̣n hơn cả mẹ tôi. Họ c̣n trẻ, tràn đầy tuổi xuân. Họ nói cười ve vuốt, nũng nịu với ba tôi mỗi khi ông đến. Những chiếc gối, cái mền thơm phưng phức mỗi khi ba tôi ở lại nhà d́ đă khiến tôi bực tức, giận ba và ghét cay ghét đắng d́ ghẻ. Sau này lớn lên, hiểu biết và nh́n vào thực tế tôi đă thấy ḿnh sai. Tôi thấy thương hại d́ và thông cảm khi d́ đă chân t́nh thú nhận:" Ba con không có dụ dỗ d́ đâu. Không hiểu sao gặp ba con d́ đă thương và theo ổng". D́ cũng vất vả bươn chải nuôi các em tôi, bởi v́ đồng lương của ba tôi không thể đảm bảo cuộc sống cho một đại gia đ́nh hai ba ḍng con.
Tôi không ghét ba tôi v́ thật ra ông không có lỗi. Quan niệm trọng nam khinh nữ, năm thê bảy thiếp đă đi sâu vào máu huyết và văn hóa VN. Ông từng dạy các anh tôi “ Đàn ông phải làm việc đại sự, chuyện lặt vặt trong nhà là của đàn bà, không được nhúng tay vào. “
Kết cuộc ngoài việc đi làm các anh tôi không dám giúp mẹ, giúp vợ bất cứ cái ǵ gọi là việc vặt của đàn bà. Mà việc của đàn bà là việc vô h́nh làm hoài không hết. Ăn xong lại đói, dọn dẹp xong th́ lại dơ, nước vừa đầy xong, th́ xài lại hết... Tôi chỉ thấy bất măn cho một xă hội bất công. Một nền luân lư coi nhẹ người phụ nữ. Nhưng oái oăm thay, cái luân lư ấy đă đi sâu vào đời sống mọi người trong đó có mẹ tôi và mẹ chồng tôi.
Tôi lập gia d́nh năm tôi 23 tuổi. Cái tuổi chính chắn của một người con gái thời đó. Tôi bước vào một gia đ́nh người Trung nặng về phong kiến. Mẹ chồng tôi góa bụa khi c̣n rất trẻ. Bà ở vậy thờ chồng, nuôi con và phụng dưỡng cha mẹ chồng. Cái mục tiêu đời sống của bà là thờ phụng gia nương bên chồng. Sinh con cháu nối dơi tông đường, khói hương thừa tự. Chồng tôi là con trai một của ḍng dơi hiếm hoi, nên mặc nhiên anh ấy là trái tim của mẹ, là trung tâm của gia phả nhà anh. Và tôi là con dâu duy nhất phải thực hiện cho bằng được những mong ước, hoài bảo của mẹ chồng tôi.