R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,148 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
|
Một bữa kia, lúc gia đ́nh chúng tôi đă dựng được một căn nhà lá và đă dọn ra khỏi nhà Bác Năm, khi chúng tôi vừa khởi sự ăn cơm th́ Cụ Trùm Xưa ghé thăm. Cụ là người đă cho bố mẹ tôi miếng đất để cất nhà. Tuổi cụ lúc đó chắc đă sáu mươi mấy hoặc bảy mươi. Cụ có người con trai cả làm linh mục nhưng lối xóm không ai gọi cụ là “Ông Cố” như người công giáo miền Bắc. Trái lại họ gọi cụ là Ông Câu Xưa v́ cụ từng là câu nhất của Họ Cù Lao Giêng. Tuy nhiên bố mẹ tôi cảm thấy ngượng miệng khi gọi cụ là ông câu v́ “câu” trong ngôn ngữ vùng chúng tôi là tiếng gọi ông từ nhà thờ hoặc ông bơ, tức là người để cha xứ và quan viên, quư chức sai vặt. Thay vào đó, chúng tôi gọi cụ là ông trùm. Khi nghe bố tôi giải thích về cách xưng hô đó, cụ bằng ḷng ngay. Tuy mới quen biết nhau có mấy tháng nhưng ông trùm đă trở nên rất thân thiết với gia đ́nh chúng tôi. Ông gọi bố tôi là “thằng Tư” và mẹ tôi là “con vợ thằng Tư”, trong khi các con ông, kể cả vị linh mục th́ gọi bố mẹ tôi là Anh Tư, Chị Tư.
Hôm đó vừa thấy cụ bước vào, cả nhà chúng tôi đều buông đũa và đồng thanh lễ phép: “Mời ông xơi cơm” theo đúng phép lịch sự Miền Bắc. Chẳng dè ông vui vẻ ngồi vào bàn ngay và hỏi: “Chén đũa của tao đâu bay?” Chúng tôi sững sờ đến mấy mươi giây rồi mới cuống quưt đi lấy bát xới cơm và lấy đũa cho ông. Ông ăn vui vẻ, thật thà, tới hai, ba chén. Chúng tôi học được một bài học quư giá, chuẩn bị sẵn sàng để thực hành trong tương lai. Ít bữa sau, ông lại qua chơi, cũng nhằm ngay bữa cơm. Chúng tôi lại đồng thanh: “Mời ông xơi cơm!” và chuẩn bị chén, đũa. Ai dè ông nói: “Hổng thèm, tao ăn rồi, bay ăn đi!” Chúng tôi chưng hửng. Mọi người bụng bảo dạ: chắc tại lần trước ḿnh mời mà không sẵn sàng chén đũa nên ông nghĩ ngợi và buồn, nên lần này ông mới không ăn. Nhưng không phải vậy. Ông ngồi chơi tự nhiên, thoải mái, bỏ thuốc rê ra vấn rồi hút, chờ chúng tôi ăn cơm xong. Khi bố mẹ tôi ra tiếp ông, ông vui vẻ chuyện tṛ và ăn bánh, uống trà do chúng tôi bưng ra mời. Chúng tôi thở phào, nhẹ nhơm.
Nhân đây tôi cũng viết thêm về sự khác biệt khá rơ ràng trong cách đối xử với hàng giáo sĩ của giáo dân Miền Bắc và Miền Nam. Ở Miền Bắc, khi một người đàn ông được phong chức linh mục th́ cha mẹ của ông ấy được mọi người gọi một cách kính trọng là “ông cố, bà cố.” Anh ruột của linh mục được gọi là “quan bác.” Em ruột của linh mục được gọi là “quan chú.” Mọi nguời trong gia đ́nh, kể cả cha mẹ ruột của linh mục đều gọi linh mục bằng “cha” trong xưng hô hằng ngày. Giáo dân, bất kể tuổi tác, khi gặp linh mục th́ thường phải nói: “Con xin phép lạy cha.” Nếu chỉ nói đơn giản: “Chào cha” th́ sẽ bị coi là “vô phép.” Trường hợp của vị linh mục con trai của cụ Trùm Xưa th́ hoàn toàn không giống như thế. Cụ vẫn gọi vị linh mục là “Hai” khi cha con nói chuyện với nhau. Em ruột và em bà con vẫn thân t́nh gọi ông ấy là Anh Hai hoặc ngắn gọn là “Hai.” Vị linh mục làm việc ở đâu tôi không rơ, nhưng thỉnh thoảng vẫn về thăm nhà. Một bữa kia cụ trùm tới nhà tôi và nói với bố mẹ tôi: “Anh Hai bay về rồi đó, vợ chồng thằng Tư và xấp nhỏ có muốn xưng tội th́ vô mà xưng.” Tôi thấy rơ nét ngạc nhiên trên mặt bố mẹ tôi. Khi chúng tôi tới nơi th́ đă có mấy người lối xóm đến trước và đă có người đang xưng tội với cha. Cha ngồi sau một cái cánh gà và người xưng tội th́ quỳ gối ở phía trước… Vị linh mục này thật hiền hậu, b́nh dân, sống chan hoà với xóm làng…
Sau này khi về Thủ Đức, tôi lại thấy rơ sự khác biệt Nam, Bắc trong cách đối xử với một vị giám mục. Lúc đó các giáo xứ Bắc di cư chưa được “địa phương hoá” nên vẫn c̣n thuộc quyền của giám mục địa phận gốc ngoài Bắc. Xứ đạo tôi thuộc địa phận Bùi Chu. Một bữa kia Đức Giám Mục Phê-rô Ma-ri-a Phạm Ngọc Chi, giám mục Bùi Chu (đă di cư vào Nam) tới viếng thăm một tu viện di cư gốc Bùi Chu. Cha xứ chúng tôi là tu sĩ của ḍng này, nên cha tổ chức cho toàn thể giáo dân, già trẻ, lớn bé, mang cờ xí, chiêng trống, xếp hàng hai bên đường, dài tới nửa cây số để nghênh đón đức cha. Đức cha xuống xe và được rước long trọng tới tận cửa nhà ḍng, nơi các cha, các thày mặc lễ phục, tay cầm nến, đồng thanh hát “Benedictus qui veni in nomine Domini”(chúc tụng đấng nhân danh Chúa mà đến) để đón đức cha vào bên trong tu viện. C̣n giáo dân th́ giải tán, ai về nhà nấy. Sau ngày “địa phương hoá”, xứ tôi thuộc địa phận Sài g̣n. Khi Đức Cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền, giám mục Sài g̣n về ban Phép Thêm Sức cho thiếu nhi xứ tôi, chúng tôi lại cờ quạt, chiêng trống xếp hàng đi đón đức cha. Đức cha tới th́ cha xứ ra hiệu cho xe ngừng lại và mời đức cha xuống xe để được rước vào nhà thờ. Chẳng dè đức cha nói: “Cha làm cái ǵ kỳ cục vậy?” và tiếp tục ngồi yên trong xe cho tài xế chở thẳng tới cửa nhà thờ. Mọi người “tẽn ṭ,” tan hàng, lục tục kéo nhau vào thánh đường. Tôi đoán rằng đó là lần đầu tiên đức cha đi ban Phép Thêm sức tại một họ đạo Bắc di cư nên mới ngỡ ngàng trước cảnh tiếp đón long trọng, “ŕnh rang” mà ngài chưa từng thấy khi thăm các họ đạo Miền Nam trước đó…
Tuy nhiên, càng ngày th́ cách cư xử, đón tiếp linh mục, giám mục theo kiểu Miền Bắc càng thịnh hành và thêm ŕnh rang hơn nữa, cho đến ngày Miền Nam mất vào tay cộng sản. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các giám mục vẫn tiếp tục đi thăm các họ đạo, ban Phép Thêm Sức, nhưng đến và đi một cách thật đơn sơ, âm thầm, nặng tính chất thánh thiêng mà thôi. Từ khi cộng sản cởi mở hơn vào cuối thập niên 1980 th́ các h́nh thức tiếp rước long trọng lại được thực hành như xưa hoặc hơn xưa, đặc biệt là có tàn, lọng như đón vua quan thời quân chủ.
Đồng ruộng Cù Lao Giêng bao la, bát ngát, thẳng cánh c̣ bay. Sau khi ổn định chỗ ở trong ngôi nhà sàn của Bác Năm, tôi theo các con bác ra ruộng chơi. Lạ lùng thay, trên khắp cánh đồng, không biết rau muống ai trồng mà xanh tốt quá sức, đầy ngọn non vươn dài, đụng tới là gẫy đánh tách, ḍn tan. Rau mọc xen kẽ với lúa. C̣n cua và ốc th́ nhiều vô số kể, ngó đâu cũng thấy chúng ḅ tràn lan. Sông nước Cù Lao Giêng đầy tôm cá, không ai ăn cua và ốc, c̣n rau muống th́ chưa được người Miền Nam coi là rau vào thời điểm đó. Tuy nhiên đối với người Bắc di cư th́ đó là ba món ăn khoái khẩu. Thế là chúng tôi hái rau muống về luộc, xào, chẻ quăn ăn ghém hoặc xắt nhỏ nấu canh. C̣n ốc bươu th́ lần đầu tiên trong đời chúng tôi xài sang chỉ ăn phần thân cứng và vứt bỏ phần ruột mềm phía dưới. Ốc bươu luộc với lá chanh, chấm nước mắm tỏi là ngon tuyệt trần. Đó là chưa kể ốc nấu chuối xanh hoặc bún ốc. Cua thi bắt về, lột vỏ, giă nát, chắt lấy nước thịt, nấu riêu, ngon ngọt không chê vào đâu được. Bún riêu ăn với rau muống chẻ quăn trộn rau kinh giới ăn không biết no. Dù sao, món canh cua ngon nhất phải là canh cua rau đay. Nhưng Cù Lao Giêng không có rau đay, chỉ có mấy cánh đồng trồng cây bố (ngoài Bắc gọi là đay gai) là loại cây có họ rất gần với rau đay nhưng trồng để lấy sợi đan bao bố (tiếng Bắc là bao gai) đựng gạo. Người Bắc thèm canh cua rau đay quá bèn xin chủ ruộng cho hái ít ngọn cây bố về nấu canh. Rau bố hơi đắng nhưng vẫn có mùi vị rau đay, lại nhờ có nhiều riêu cua bù vào nên nồi canh vẫn ngon ngọt như canh rau đay “chính gốc Bắc Kỳ”. Lúc đó, bà con Miền Nam bảo nhau: “Mấy ‘người Bắc’ ăn uống thiệt khác với ‘người Việt’ ḿnh, ăn cua, ăn ốc, ăn rau muống, bây giờ lại ăn cả đọt bố!”
Đó là món ăn Bắc Kỳ giữa ḷng Miền Nam. C̣n món ăn thuần tuư Miền Nam th́ tôi nhớ nhất là món cá lóc nướng trui. Sau khi gặt hái xong th́ cũng là mùa khô cạn. Nước vốn ngập mênh mông cả cánh đồng bát ngát, giờ thu lại thành những cái đ́a lúc nhúc đầy tôm cá, nhất là cá lóc. Có những cái đ́a lớn khi tát cạn có thể thu hoạch hàng mấy tạ cá. Người ta chọn những con cá lóc thật to, mỗi con vài kí lô, thọc một cái que vào họng chúng, cắm que xuống đất rồi trùm rơm lên và đốt. Lửa tàn là cá chín, người ta lột vỏ cháy bên ngoài, lấy thịt cá trộn với rau sống, rau thơm, cuốn bánh tráng, chấm nước mắm chua ngọt, ăn không biết chán.
Tuy là ḍng dơi của những người Việt tiên phong, mạo hiểm nam tiến, phá rừng, bạt núi, đánh cọp, chém rắn để sinh cơ lập nghiệp nơi những vùng đất hoàn toàn xa lạ, người Cù Lao Giêng vẫn tỏ ḷng kính nể các thế lực thiên nhiên, kể cả các thú rừng lớn như cọp, voi. Họ gọi cọp là Ông Ba Mươi và voi là Ông Tượng, với giọng nghiêm chỉnh chứ không có tính cách diễu cợt như ta thường thấy trên báo chí, sách vở. Tuy theo đạo Công Giáo, nhiều người Cù Lao Giêng vẫn kiêng sợ các cây to, rậm rạp v́ tin rằng nơi đó có ma quỷ ẩn nấp, ngự trị. Một bữa kia, Cụ Trùm Xưa lật đật đi về phía nhà tôi, lớn tiếng gọi mẹ tôi từ đàng xa: “Con vợ thằng Tư đâu rồi?” Mẹ tôi chạy ra chào ông th́ ông chỉ tay về phía con đường lớn dẫn ra đồng ruộng và nói: “Mày ra ngay ngoài đó kêu thằng Tư về kẻo con quỷ một gị vặn cổ nó bây giờ!” Mẹ con tôi đi theo hướng ông chỉ th́ thấy bố tôi đang h́ hục cắt dọn một cành cây gáo khá lớn bị gió đánh găy trong đêm trước. Nó nằm chắn ngang con đường nhưng không ai dám dọn v́ sợ con quỷ một gị. Thậm chí xe trâu đi qua đó cũng phải quành xuống ruộng để tránh cành gáo. Bố tôi th́ không tin dị đoan như vậy nên sẵn ḷng dọn cành gáo găy cho dân làng ra ruộng thong thả. Dĩ nhiên không có con quỷ nào vặn cổ bố tôi hết.
Có một tục lệ ngày Tết tôi thấy lần đầu tiên ở Cù Lao Giêng, chứ không thấy ở làng tôi ngoài Bắc. Đó là việc con cháu quỳ lạy ông bà, cha mẹ ngày Mùng Một Tết để chúc tuổi. Mọi người hẳn lấy việc này làm quan trọng lắm. Bằng cớ là hôm đó, khi bố mẹ tôi dẫn chúng tôi tới thăm để chúc tết Hai Bác Năm th́ thấy anh Hai Liêm đi ra, mặt mày buồn bă, dường như anh đang khóc. Anh kể cho bố tôi hay rằng v́ anh có nói điều ǵ đó làm phiền ḷng Bác Năm Gái nên bữa nay Mùng Một Tết Bác Năm Trai cấm không cho anh lạy hai bác. Bố tôi bảo anh đi theo trở lại nhà Bác Năm. Sau khi chúc tuổi hai bác, bố tôi xin hai bác tha lỗi cho anh Hai Liêm và cho anh lạy nhưng Bác Trai không chịu. Bố tôi năn nỉ măi và anh Hai Liêm cũng khóc lóc xin tha tội một hồi th́ Bác Trai mới nguôi giận, ngồi xuống ghế để cho anh lạy chúc tuổi.
Tuy cùng là người Việt Nam nhưng ngôn ngữ Nam, Bắc cũng có lắm bất đồng. Có những bất đồng vô thưởng, vô phạt như người Bắc nói “gọi”, người Nam nói “kêu”.
Bắc nói “ngô”, Nam nói “bắp”.
Bắc “gầy”, Nam “ốm”.
Bắc “ốm”, Nam “bịnh” v.v.
Nhưng cũng có những bất đồng gây hiểu lầm. Em Liên tôi lúc đó được hai tuổi, bụ bẫm, xinh xắn, nói chuyện bi bô. Một bà hàng xóm Miền Nam trầm trồ: “Con nhỏ ngộ quá!” Mẹ tôi xụ mặt v́ “ngộ” trong ngôn ngữ của chúng tôi gần đồng nghĩa với điên hay ít nhất cũng dở người, như trong câu: “Học quá hoá ngộ” nói về những người học giỏi rồi sau bị điên loạn hoặc tâm lư bất b́nh thường. C̣n lá mơ, thứ rau thơm không thể thiếu của món gỏi cá và nhiều món ăn truyền thống Bắc Kỳ th́ lại bị người Miền Nam gọi là lá thúi địt. Rồi chúng tôi đi học, thày không gọi chúng tôi bằng em hay con mà gọi bằng “tṛ”. Lạ lùng hơn nữa là chính học sinh cũng gọi nhau bằng tṛ. Thí dụ: “Tṛ Huy, tṛ cho tôi mượn cục gôm một chút”. Hoặc mách thày: “Thưa thày, Tṛ Cúc vảy mực vào tập của em.”
Đó là những kỷ niệm vui về Cù Lao Giêng. Tôi không nhớ một kỷ niệm cá nhân nào thật buồn về Cù Lao Giêng, ngoài việc chúng tôi phải đột ngột ra đi v́ có những xô xát đáng tiếc giữa một số người Bắc “chống cộng triệt để” và một số người Miền Nam bị tố cáo là cộng sản, đưa tới án mạng. Dù vậy t́nh cảm của chúng tôi dành cho Cù Lao Giêng và của Cù Lao Giêng dành cho chúng tôi vẫn không suy giảm.
|