View Single Post
Old 02-25-2022   #40
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Jan 2005
Posts: 35,032
Thanks: 29,894
Thanked 20,360 Times in 9,325 Posts
Mentioned: 163 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 810 Post(s)
Rep Power: 85
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Default

THOẢ THUẬN CỦA CƯỜNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Nguyễn ngọc Chu

I. ÔNG PUTIN ĐĂ BIẾN THOẢ THUẬN BUDAPEST 05/12/1994 VỀ UKRAINE THÀNH GIẤY LỘN
Ngày 05/12/1994 tại Budapest, 3 nước Nga, Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Mỹ, đă kư Bản ghi nhớ với Ukraine về Đảm bảo an ninh cho Ukraine để Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Ukraine lúc đó là cường quốc hạt nhân thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga. Lực lượng hạt nhân của Ukraine lớn hơn lực lượng hạt nhân của cả 3 cường quốc Anh, Pháp, Trung Quốc cộng lại. Ukraine sở hữu khoảng 1/3 kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô gồm 130 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) UR-100N với 6 đầu đạn hạt nhân mỗi tên lửa, 46 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RT-23 Molodets với 10 đầu đạn hạt nhân mỗi tên lửa, 33 máy bay ném bom hạt nhân hạng nặng, tổng cộng c̣n hơn 1700 đầu đạn hạt nhân.
Điều khoản đầu tiên của thoả thuận Budapest 05/12/1994 là:
1. Liên bang Nga, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết của họ với Ukraine, trong sự phù hợp với các nguyên tắc của Đạo luật cuối cùng của Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở Châu Âu, tôn trọng nền độc lập và chủ quyền và các biên giới hiện có của Ukraine.
Điều khoản thứ 2 là:
2. Liên bang Nga, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tái khẳng định nghĩa vụ kiềm chế trước đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lănh thổ hoặc độc lập chính trị của Ukraine, và không một vũ khí nào của họ sẽ không bao giờ được sử dụng để chống lại Ukraine, ngoại trừ để tự vệ, hoặc theo cách khác theo Hiến chương của Liên Hợp Quốc.
Nhưng bất chấp cam kết “tôn trọng nền độc lập và chủ quyền và các biên giới hiện có của Ukraine”, “không sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lănh thổ hoặc độc lập chính trị của Ukraine”, “không một vũ khí nào của họ sẽ không bao giờ được sử dụng để chống lại Ukraine, ngoại trừ để tự vệ”, tháng 2 năm 2014 ông Putin mang quân chiếm Crimea của Ukraine và sát nhập vào Nga, tháng 2 năm 2022 ông Putin kư sắc lệnh công nhận 2 vùng lănh thổ của Ukraine là Donestk và Lugansk là những “quốc gia độc lập”, và đưa quân vào Donbass. Thoả thuận Budapest kư ngày 05/12/1994 về đảm bảo an ninh cho Ukraine, tôn trọng chủ quyền và biên giới hiện có của Ukraine, với LB Nga tham gia kư kết, đă bị chính đương kim tổng thống Nga Putin biến thành những tờ giấy lộn.


II. LƯ LẼ KẺ MẠNH VÀ THÔNG ĐIỆP MANG TÍNH “TỐI HẬU THƯ” CỦA ÔNG PUTIN
Ngày 22/2/2022 Tổng thư kư Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres đă khẳng định nhóm lính Nga được triển khai ở miền Đông Ukraine không phải là “lực lượng ǵn giữ hoà b́nh” như Matxcova tuyên bố.
Thực ra, từ khi ông Putin xâm chiếm và sát nhập Crimea tháng 2 năm 2014, là bắt đầu một cuộc chiến tranh không tuyên bố giữa Nga và Ukraine. Dân quân hai vùng Donetsk và Lugansk không thể chống lại được quân đội Ukraine. Lực lượng chủ chốt và vũ khí tại Donetsk và Lugansk là của Nga.
Với việc sát nhập Crimea và công khai đưa quân vào Donbass, chiếm 2 vùng lănh thổ Donetsk và Lugansk của Ukraine, ông Putin đă vi phạm luật pháp quốc tế về biên giới hiện hành, không đếm xỉa đến chữ kư của tiền nhiệm trong Bản ghi nhớ Budapest về đảm bảo toàn vẹn lănh thổ Ukraine, chối bỏ ngay cả thoả thuận của chính ông Putin về tôn trọng đường biên giới hiện hành của Ukraine trong thoả thuận Minsk.
Các đế chế xuất hiện rồi tan biến. Nếu nói rằng Crimea và miền Đông Ukraine là lănh thổ trước đây của Nga nay lấy lại, th́ Mông Cổ sẽ đ̣i lại phần lớn lănh thổ LB Nga (bao gồm Matxcova), Đông Âu và các lănh thổ khác với diện tích lên đến 24 triệu km2; Trung Quốc sẽ đ̣i lại 600 000 km2 vùng viễn đông của LB Nga bao gồm Vladivostok; Người da đỏ sẽ đ̣i lại châu Mỹ; Anh sẽ đ̣i lại 35% lănh thổ thế giới, Nhật Bản sẽ đ̣i lại quần đảo Kurin từ Nga mà Liên Xô đă chiếm của Nhật sau thế chiến thứ hai… Cả thế giới không thể vẽ lại được bản đồ. Lư luận “lănh thổ trước đây” nay tiến hành chiến tranh lấy lại là lư luận bất chấp luật pháp quốc tế, là lư lẽ của kẻ mạnh.
Ông Eltsin, tiếp theo là ông Putin, đă đàn áp bằng được sự đ̣i độc lập của dân tộc Cherchen Cộng hoà Chechnia qua 2 cuộc chiến tranh đẫm máu hoang tàn 12/1994 – 8/1996 và 8/199 – 5/ 2000. Nhưng ông Putin lại ủng hộ và dưỡng sinh những nước “cộng hoà độc lập” trong ḷng Grudia và Ukraine. Những người điếc cũng nghe được tiếng súng mà nhận ra “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh” của các hoàng đế xâm lược và các bạo chúa độc tài.
Ông Putin tập trung khoảng 190 000 quân tại biên giới Ukraine không phải chỉ để tập trận, không phải để đe doạ, mà để hành động. Một bộ phận trong số đó đă được bố trí ngập tràn ở Donetsk và Lugansk.
Hôm 22/2/2022 ông Putin đă không ngần ngại gửi một thông điệp mang tính “tối hậu thư” cho Ukraine và Phương Tây để tránh chiến tranh, với 4 điểm mấu chốt:
“Điều ǵ nên xảy ra để, theo quan điểm của chúng tôi, t́nh h́nh được xem xét giải quyết theo quan điểm lịch sử lâu dài, để chúng ta có thể sống trong ḥa b́nh, không để xảy ra bất kỳ cuộc xung đột nào, đặc biệt là những cuộc xung đột vũ trang”, ông Putin nói.
“Trước tiên, theo ông, mọi người nên công nhận Crimea bị chiếm đóng là của Nga. Thứ hai, Ukraine phải tự nguyện từ bỏ tư cách thành viên NATO. Thứ ba, "giải quyết vấn đề Donbass thông qua các cuộc đàm phán và thực hiện các thỏa thuận Minsk," nhưng điều này, theo Putin, "đă không c̣n phù hợp".
"Và cuối cùng, điều quan trọng nhất, điều thứ 4. Mọi thứ đă nói ở trên có thể được lật ngược trong một giây nếu những người được gọi là đối tác của chúng tôi bơm cho chính quyền Kiev những loại vũ khí hiện đại. Do đó, điểm quan trọng nhất là mức độ nhất định về việc phi quân sự hóa Ukraine ngày nay”.
4 điều kiện mà ông Putin đưa ra, Ukraine khó mà chấp nhận, nguyên tắc nhất là toàn vẹn lănh thổ. Và như ông Putin đe doạ “mọi thứ đă nói ở trên có thể được lật ngược trong một giây”.
Ai cũng biết, NATO không bao giờ dám gây chiến tranh với Nga, tổng thống Mỹ cũng đă tuyên bố rơ ràng như vậy. Trong trường hợp Nga tấn công Ukraine, Anh, Mỹ đều công khai tuyên bố không mang quân trợ giúp, chẳng những thế các nước Phương Tây đă sơ tán cả nhân viên ngoại giao và cảnh báo công dân của họ rời khỏi Ukraine. C̣n Ukraine th́ không bao giờ có thể đe doạ hay tấn công được Nga. Nhưng điều 4 đă cho thấy ông Putin lo sợ Ukraine có vũ khí hiện đại. Ông muốn Ukraine không có được khả năng quân sự đủ đề cầm cự được sự tấn công chớp nhoáng của Nga. Và như vậy, Ukraine luôn nằm trong thế thần phục ông Putin.
Từ năm 1991, sau khi Liên Xô tan ră, Ukraine đă chung sống với LB Nga mà không hề có ư định gia nhập NATO. Ư định gia nhập NATO chỉ xuất hiện sau khi ông Putin xâm chiếm Crimea và sát nhập vào LB Nga năm 2014. Chính ông Putin đă đẩy Ukraine vào thế phải t́m kiếm NATO để bảo vệ lănh thổ.
Nhưng thực chất, vấn đề Ucraine chưa bao giờ được nằm trên bàn NATO để thảo luận. Có 2 điều khoản của NATO mà Ukraine khó vượt qua. Một là, NATO không kết nạp các thành viên đang có tranh chấp lănh thổ. Hai là, chỉ cần 1 nước trong NATO phủ quyết là không được thông qua. Không ít các thành viên trong NATO không chấp nhận Ukraine v́ quan hệ với Nga.
Nhưng bây giờ, khi ông Putin công khai đưa quân vào Donbass, th́ khát vọng gia nhập NATO của Ukraine c̣n lớn hơn, và vấn đề gia nhập NATO của Ukraine có thể ở một t́nh thế khác.
C̣n nói về tên lửa của NATO, th́ 3 nước Ban-tích thành viên NATO là Litva, Latvia, Estonia nằm cạnh Saint Petersburg, gần Matxcova như Kiev. Tất cả các lư do đưa ra đều là lư lẽ của kẻ mạnh.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.04120 seconds with 9 queries