R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Jan 2005
Posts: 35,288
Thanks: 29,989
Thanked 20,518 Times in 9,396 Posts
Mentioned: 163 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 817 Post(s)
Rep Power: 85
|
Thằng Cối ở trường về muộn.
Một ḿnh nó ăn cơm tối, rồi mệt mỏi lên giường nằm.
Thằng Chầy thấy vậy hỏi:
- Hôm nay có ǵ mà về muộn thế?
- Đoàn thanh niên phát động phong trào “Thi đua là yêu nước”, toàn những chuyện tào lao vô tích sự.
Thằng Cối ca cẩm.
Thằng Chầy lắc đầu ngán ngẩm:
- Không biết bây giờ là thời đại nào, c̣n nhồi nhét những thứ vô nghĩa như thế. Vô nghĩa về giá trị thực tiễn, xa rời bản chất con người, tuyên truyền một cách vô thức, ngây ngô và giáo điều một cách đáng ngờ.
Thi đua cái ǵ? Ai thi đua với ai? Mục đích của thi đua để làm ǵ? Trả lời được ba câu hỏi này sẽ thấy khẩu hiệu “thi đua là yêu nước” nó bị lạm dụng như thế nào.
Ngày trước trong chế độ quan liêu, bao cấp, kế hoạch hoá, người chăm chỉ, kẻ lười biếng, thông minh, dốt nát đều thu nhập như nhau - Cùng một mức lương, gạo, thịt..
Mọi động cơ làm giàu cho cá nhân bị diệt trong trứng nước, nên chỉ có kẻ dở hơi mới làm việc hết ḿnh…
Thế là họ nghĩ ra cái phong trào “thi đua là yêu nước” có nghĩa là phải quên lợi ích cá nhân v́ đất nước mà cống hiến.
Họ hô hào “mỗi người làm việc bằng hai, bằng ba”, họ xây dựng các nhân tố điển h́nh, bằng giấy khen, huân huy chương, danh hiệu này nọ… rất là vinh dự tự hào.
Họ đưa “quần chúng” và “nhân dân” vào một giỏ gọi là “quần chúng nhân dân”.
Nhưng thực chất quần chúng và nhân dân là hai đối tượng khác nhau trong cách phân biệt đối xử của chính họ.
Trong văn bản họ viết “quần chúng được kết nạp vào đảng” không bao giờ viết “nhân dân được kết nạp vào đảng”.
Vậy quần chúng được hiểu theo nghĩa là những người yêu đảng, nhưng chưa được đứng trong hàng ngũ của đảng.
Những người này là chủ yếu là giai cấp công nông, họ rất muốn đổi đời, nhưng tŕnh độ, khả năng có hạn nên cách đổi đời duy nhất là phải chạy theo các cuộc thi đua…
Nhân dân bao gồm tất cả, trong nhân dân có quần chúng.
Những người không phải quần chúng họ khác, họ không theo đảng, không chống đảng, và có thể chống đảng.
Những người này chẳng cần thi đua, cái ǵ có lợi ích cho ḿnh là họ làm, đấy là bản chất thật của con người.
Mục đích của các thi đua là tập hợp lực lượng, những ai không tham gia là chống đối, không phải là quần chúng yêu nước.
Cho nên bên ngoài th́ hăng hái tham gia, nhưng bên trong chẳng quần chúng nào thực ḷng - mọi việc cứ thế ́ ra đấy.
Thi đua yêu nước, hô hào mỗi người làm việc bằng hai, bằng ba, nhưng thực tế năng suất lao động của ta vẫn thuộc hàng bét trên thế giới.
Tạo ra những cán bộ lănh đạo trưởng thành từ các phong trào thi đua toàn những kẻ bất tài, vô dụng, nhưng tham và gian, ăn bẩn nhất thế giới.
Cũng phải kể đến nhiều phong trào thi đua được phát động từ những kẻ “vô học, vô hành, vô sư, vô sách” trở thành phong trào phá hoại.
Nông dân thi đua tăng năng suất cứ thế tống phân hoá học, thuốc trừ sâu cho nhiều, tăng ba bốn vụ một năm, giờ mới thấy dốt cộng với tham th́ đă muộn.
Ngành y tế, giáo dục cũng thi đua quyết liệt, hậu quả c̣n khủng khiếp hơn.
Thi đua thực chất là chạy theo thành tích, v́ thế năm nào cũng gần 100% học sinh tốt nghiệp loại khá, giỏi.
Thi đua khám chữa bệnh, bác sĩ cứ tương nhiều kháng sinh liều cao cho bệnh nhân chóng khỏi bệnh, hậu quả người Việt Nam kháng kháng sinh cao nhất thế giới…
Quần chúng thi đua, lănh đạo cũng thi đua.
Đại hội này đưa ra nhiệm vụ kế hoạch hoành tráng hơn đại hội trước.
Năm này, năm nọ trở thành nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đến thập kỷ này, thập kỷ kia là nước có thu nhập cao…
Cuối cùng chẳng có kế hoạch nào thành hiện thực, quần chúng cứ chạy theo ngón tay chỉ đạo bở hết cả hơi tai, chóng hết cả mặt, cả mày.
Lănh đạo dối trá với dân, dân lừa lănh đạo, cuối cùng Chủ nghĩa xă hội chẳng thấy đâu, cùng nhau xuống hố cả nút.
Chế độ quan liêu, bao cấp cáo chung, tự ḿnh trói ḿnh, rồi tự ḿnh hô hào cởi trói, kêu gọi cải cách mở cửa.
Đă kinh tế thị trường, không làm th́ chết đói, giỏi giang chịu khó tiền tấn, tiền tỉ ai cấm.
Chẳng cần hô hào thi đua là yêu nước, cũng phải cong đít lên mà làm.
Càng hô hào càng lộ ra, cái anh nghèo hoá ra là cái anh không yêu nước, quần chúng bây giờ thành bọn ăn bám, bọn phá hoại.
Cho nên chú thấy không, đến bây giờ vẫn hô hào “thi đua là yêu nước” chứng tỏ trong số những cán bộ lănh đạo của ta - những kẻ trưởng thành từ phong trào thi đua, ăn bám vào phong trào c̣n mạnh lắm.
Cải cách mở cửa c̣n những lănh đạo như thế này, lên thiên đường nhanh, chẳng cần thi đua làm ǵ cho mệt.
__________________
|