View Single Post
Old 10-25-2024   #1
hoathienly19
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 1,368
Thanks: 2,233
Thanked 1,601 Times in 742 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1975




TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1975







Ngày 7 tháng 2 năm 1966, vào lúc 19h
là buổi phát hình đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam và cũng là buổi phát hình đầu tiên trên toàn cõi miền Nam.

Lần đầu tiên người dân :


- Saigon

- Danang

- Quy Nhơn

- Nha Trang

- Cần Thơ được trực tiếp xem truyền hình đen trắng do Đài truyền hình Sài Gòn phát lúc 19 giờ, truyền qua máy bay.

Đài phát sóng có công suất 225kw, bán kính hữu hiệu 75-90 dặm Anh ( 120-140km).

Chiếc máy bay dùng để phát sóng là loại máy bay cánh quạt có tên là BLUE EAGLE ( Đại Bàng Xanh) của quân đội Mỹ.

Trên máy bay có :

- Máy phát hình, công suất 1kw do hãng RCA ( Mỹ) chế tạo

- Một studio đọc tin với một Camera

- Một máy Film Chain (hệ thống chiếu phim) và một máy video tape recorder ( máy ghi phát hình video băng trần, viết tắt là VTR) loại 4 đầu từ, dùng băng lớn 2 inches ( 50mm).

Thời lượng phát sóng trung bình từ máy bay là 2 giờ/ đêm , bắt đầu từ 19 giờ và kết thúc lúc 21 giờ.





Trong giờ phát sóng, máy bay BLUE EAGLE bay trên không phận Sài Gòn và vùng lân cận.

Sóng phát đi từ anten Dipole đặt dưới bụng máy bay.

Với tốc độ cao phát sóng vài ngàn mét, vùng thẩm hình khi đó rất rộng, gồm hầu hết các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Từ Phan Thiết đến Cần Thơ đều có thể thu rõ.

Do phát hình từ máy bay nên sóng truyền hình rất dễ thu, không cần đến anten cồng kềnh phức tạp.

Tuy nhiên, kiểu phát hình như vậy hết sức tốn kém.

Có lẽ phát hình bằng máy bay như đã sử dụng ở Sài Gòn cũng là một trường hợp hiếm có trên thế giới....




https://www.youtube.com/watch?v=y0nSh8nddCI




Để đào tạo chuyên viên Việt Nam,
chính phủ cử tám người sang Đài Loan thụ huấn trong 6 tháng cùng hai học viên khác do cơ quan Viện trợ Văn hóa Á Châu cử đi, tổng cộng là 10 người.

Trong đó có một người là :


- Tổng thư ký Bộ Quốc gia Giáo dục và hai cô nhân viên thuộc Bộ học về chương trình giáo dục bằng VTTH, hai người thuộc Thông tin Công giáo.

Phía Nha VTTH có các nhân viên học về kỹ thuật, về làm chương trình và về đạo diễn.

Đến Đài Bắc,
các học viên được tập huấn tại Quang Khải Xã, đài truyền hình lớn nhất Đài Loan lúc ấy.

Họ được làm quen với tất cả các công đoạn làm chương trình truyền hình như :




- Lập kế hoạch


Đạo diễn Lê Hoàng Hoa – giám đốc chương trình kiêm quản lý sản xuất của đài truyền hình VNCH – cùng người thư ký tại bàn làm việc của mình





- Viết bản tóm lược


Người nữ thủ trong thư viện chứa hàng nghìn phim tư liệu đủ mọi thể loại





- Phân cảnh





- Đạo diễn


Chuyên gia sản xuất chương trình truyền hình người Mỹ Wyndham P. Duncan điều chỉnh chiếc microphone trên cao trong lúc hai diễn viên người Việt mặc đồ cổ trang ngồi trước phông cảnh, trước khi buổi ghi hình bắt đầu






- Quay phim


Ông Hoàng Thái – người phụ trách trường quay – kiểm tra một máy ghi băng Ampex 1100 trước buổi ghi hình của các bản tin sắp tới





- Thu hình





- Âm thanh


Một kỹ sư kiểm tra máy ghi băng Amplex khi buổi ghi hình cho bản tin hàng đêm sắp kết thúc





- Bày trí phông





- Hướng dẫn diễn viên và hóa trang.




(Người hướng dẫn là chuyên viên thuộc Quang Khải Xã và từ hai đài truyền hình ở Đài Trung và Đài Nam.)

Một kỹ thuật viên xử lý phim 35mm Houston Peerless trong phòng tối để chuẩn bị cho công đoạn biên tập.





Họ được sử dụng máy móc giống như dàn thiết bị mới được trang bị ở Sài Gòn.

Trong khi lưu lại, họ được dự các buổi phúc khảo hoặc việc sản xuất thực tế của các chương trình thường xuyên của Quang Khải Xã.

Khóa huấn luyện kết thúc vào cuối tháng 3 năm 1967.

Sau khi về nước, họ đã có thể sản xuất trọn vẹn một chương trình Việt Nam...




https://www.youtube.com/watch?v=lZ8AtXYoQGc



Dân Sài Gòn xem truyền hình công cộng tại một chiếc ti-vi nhỏ ở Bến Bạch Đằng





Đài THVN được phát trên băng tần số 9 trong khi đài Quân đội Mỹ AFVN phát tín trên băng tần số 11.


https://www.youtube.com/watch?v=IhX2CS5KV10



https://hoiquanphidung.com

https://phamhongphuoc.wordpress.com
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	hq720.jpg
Views:	0
Size:	51.5 KB
ID:	2444274  
 
Page generated in 0.06807 seconds with 10 queries