Theo như có nhiều cư dân mạng tranh cãi kịch liệt về hình ảnh trong đoạn clip lan truyền làm cho nhiều người xôn xao. Đoạn video ngắn, không quá một phút, ghi lại cảnh tượng như thể một dòng người đang lặng lẽ di chuyển trong màn sương dày đặc, phía sau những tán cây rậm rạp. Một lần nữa dậy sóng khi đoạn clip quay cảnh “đoàn diễu hành bí ẩn” đi qua tán cây bất ngờ được lan truyền chóng mặt.
Mạng xã hội một lần nữa dậy sóng khi đoạn clip quay cảnh “đoàn diễu hành bí ẩn” đi qua tán cây bất ngờ được lan truyền chóng mặt. Dưới ánh sáng lờ mờ và màu sắc đen trắng, hình ảnh trong đoạn clip khiến không ít người rợn gáy khi liên tưởng đến một hiện tượng siêu nhiên kỳ bí.
Đoạn video ngắn, không quá một phút, ghi lại cảnh tượng như thể một dòng người đang lặng lẽ di chuyển trong màn sương dày đặc, phía sau những tán cây rậm rạp. Không rõ nguồn gốc, không có âm thanh, chỉ là chuyển động mờ ảo nhưng đủ để châm ngòi cho một cuộc tranh luận sôi nổi khắp các nền tảng mạng.
Nhiều ý kiến nhanh chóng liên tưởng đến hình ảnh tái hiện “Bách quỷ dạ hành” – một truyền thuyết nổi tiếng trong văn hóa dân gian Nhật Bản. Theo đó, Hyakki Yagyō (百鬼夜行) mô tả cảnh tượng hàng trăm yêu quái, linh hồn và sinh vật siêu nhiên xuất hiện vào đêm khuya, lang thang khắp các nẻo đường với vẻ ma mị, ám ảnh. Trong dân gian Nhật Bản, đây không chỉ là một hình ảnh truyền kỳ mà còn là biểu tượng của sự hỗn loạn và thế lực vô hình từ thế giới bên kia.

Bách quỷ dạ hành là một truyền thuyết nổi tiếng trong văn hóa Nhật Bản.
Tuy nhiên, một bộ phận dân mạng khác lại tỏ ra hoài nghi. Họ cho rằng clip được quay từ vị trí rất cao, thông qua tán cây dày, cộng với hiệu ứng đen trắng khiến cho hình ảnh trở nên mờ ảo một cách cố ý. “Đây có thể chỉ là một đoàn người đang diễu hành dưới ánh đèn đường, bị làm mờ qua tán lá và chỉnh màu cho ra vẻ bí ẩn”, một người dùng bình luận. Không ít người cũng đặt câu hỏi: Phải chăng đây chỉ là chiêu trò “câu view” trong thời đại mà mọi thứ đều có thể được dựng nên bằng vài cú click chuột?
Sự việc một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về thói quen “nuốt chửng” thông tin chưa kiểm chứng của cộng đồng mạng. Trong thời đại công nghệ AI và deepfake bùng nổ, chỉ cần một video được xử lý khéo léo là đủ để đánh lừa thị giác và tạo ra những hiệu ứng tâm lý dây chuyền. Không ít chuyên gia từng cảnh báo: hình ảnh càng kỳ bí, càng gây tranh cãi thì càng dễ lan truyền, bất chấp tính xác thực.
Sự việc lần này tuy chưa gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng cho thấy nhu cầu chọn lọc thông tin, kiểm chứng hình ảnh là điều cần thiết hơn bao giờ hết.