Chàng trai này là "con cưng" của cả giới tinh hoa lẫn các tín đồ công nghệ.

Mở đầu bài viết, tờ The Economist nhận định, vị trí CEO OpenAI – công ty sở hữu ChatGPT của Sam Altman thật hào nhoáng. Kể từ khi ChatGPT ra mắt vào tháng 11/2022, CEO của OpenAI đă trở thành một siêu sao toàn cầu trong giới kinh doanh.
Anh là "con cưng" của cả giới tinh hoa vốn khá “nghiêm nghị” ở Davos lẫn các tín đồ công nghệ theo chủ nghĩa không tưởng của Thung lũng Silicon.
Anh gặp gỡ đủ mọi tầng lớp, từ Katy Perry đến Tổng thống Donald Trump – người mà anh đă tháp tùng trong chuyến thăm Ả Rập Xê Út tuần này. Sẽ không ai ngạc nhiên nếu trong ṿng gọi vốn tới, startup của anh – hiện được định giá 300 tỷ USD – vượt qua cả SpaceX và ByteDance để trở thành công ty chưa niêm yết có giá trị lớn nhất thế giới.
Vị thần đồng AI này gần đây nói với Financial Times rằng anh đang có “công việc ngầu nhất và quan trọng nhất trong lịch sử”. Nghe không ngoa chút nào.
Cùng trong công ty là vậy, nhưng làm CFO (Giám đốc tài chính) của OpenAI như Sarah Friar th́ chẳng vui đến vậy. Với vai tṛ của ḿnh, nữ doanh nhân người Ireland này có hai nhiệm vụ chính. Một là đảm bảo các con số tài chính hợp lư. Hai là thuyết phục nhà đầu tư rót hàng tỷ USD để công ty huấn luyện và vận hành các mô h́nh trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng tinh vi.
May mắn cho bà Friar, các nhà đầu tư đang bị cuốn vào cơn sốt AI và không cần phải thuyết phục nhiều. Họ tranh nhau rót tiền vào OpenAI. Ngày 13/5, SoftBank cho biết khoản đầu tư 30 tỷ USD vào OpenAI sẽ không bị ảnh hưởng bởi quyết định gần đây của công ty về việc giữ nguyên cấu trúc quản trị kỳ lạ: Một hội đồng phi lợi nhuận vẫn sẽ kiểm soát công ty con v́ lợi nhuận.
Quyết định của Softbank là quá tốt, điều đó cho CFO thêm thời gian để giải quyết nhiệm vụ c̣n lại. Tuy nhiên, trên con đường hướng tới lợi nhuận, cựu vận động viên chèo thuyền tại Đại học Oxford này dường như đang phải chèo ngược ḍng.
Với OpenAI, cũng như mọi startup khác, việc kiếm tiền là một chuỗi các bước: Thu hút và giữ chân nhân tài, để họ tạo ra sản phẩm thông minh, biến sản phẩm đó thành hàng hóa có thể bán được, rồi bán thật nhiều trong khi giảm thiểu chi phí cho đến khi ḍng tiền dương.
Dù đă có một số nhân sự chủ chốt rời đi (bao gồm cả đồng sáng lập), OpenAI vẫn là thỏi nam châm thu hút nhân tài. Tŕnh độ công nghệ th́ chắc chắn không ai có thể nghi ngờ. Dù tuyên bố của Altman rằng model o3 mới nhất sở hữu “trí thông minh cấp thiên tài” có thể hơi cường điệu – nhưng phải thừa nhận chất lượng của sản phẩm mới này.
Vấn đề của bà Friar nằm ở giai đoạn tiếp theo. Hăy nh́n sang hai công ty gồm ByteDance và SpaceX – để hiểu rơ. Thuật toán đề xuất nội dung của ByteDance, thứ khiến TikTok và bản Trung Quốc Douyin trở nên gây nghiện, từ 2016 đến nay có thể chỉ được cải thiện chút ít. Tên lửa của SpaceX th́ lớn hơn, đáng tin hơn và rẻ hơn kể từ lần phóng thành công đầu tiên năm 2008.
Nhưng công nghệ cốt lơi của họ không thay đổi quá lớn – những đổi mới như Starlink (internet vệ tinh) chỉ là sản phẩm bổ sung. Chính sự ổn định này cho phép cả hai xây dựng mô h́nh kinh doanh xoay quanh sản phẩm. Đặc biệt là ByteDance: Năm ngoái họ đạt lợi nhuận ṛng 33 tỷ USD trên doanh thu 155 tỷ USD.
C̣n với OpenAI, điều khiến nhà đầu tư phấn khích – tốc độ đổi mới AI – lại chính là lư do khiến họ khó làm điều tương tự. Tiến bộ diễn ra quá nhanh, và thường xuyên làm đảo lộn toàn bộ kinh tế học của công ty.
Một phần nguyên nhân đến từ đối thủ. Tháng 1 vừa rồi, startup Trung Quốc DeepSeek bất ngờ xuất hiện với một mô h́nh gần như ngang ngửa “hàng đỉnh” của OpenAI, nhưng yêu cầu ít chip tiêu tốn điện năng hơn để huấn luyện và vận hành. DeepSeek c̣n công khai mă nguồn, khiến rào cản gia nhập ngành giảm mạnh.
VietBF@ sưu tập