Gali là một loại kim loại chỉ chiếm 0,0019% vỏ Trái Đất, có đặc tính vật lư khá thú vị là tan chảy ở 29 o C nên hoàn toàn có thể hóa lỏng ngay trong tay người. Hợp chất Gali Nitrit (GaN) là một chất bán dẫn, tức là một chất có thể dẫn hoặc cách điện tùy điều kiện.
Gali Nitrit là một nguyên liệu quan trọng với xe điện. Hợp chất này được sử dụng để chuyển đổi ḍng điện xoay chiều mà động cơ điện sử dụng và ḍng điện một chiều mà bộ pin cung cấp, hoặc sử dụng để điều chỉnh hiệu điện thế - ví dụ từ 240 vôn ở sạc cấp độ 2 lên 400 hoặc 800 vôn cho bộ pin, hoặc xuống 12 vôn cho bóng đèn, sưởi ghế...
So với chất bán dẫn từ silicon đang được sử dụng rất phổ biến, Gali Nitrit qua nghiên cứu cho thấy có thể hoạt động nhanh hơn 20 lần, có khả năng dẫn truyền ḍng điện lớn gấp 3 lần, rút ngắn thời gian sạc 3 lần mà kích thước và khối lượng th́ chỉ bằng một nửa. V́ đặc tính này mà Gali Nitrit đang trở thành mục tiêu nghiên cứu của nhiều nhà sản xuất, được xem là tương lai của xe điện.
Trung Quốc sử dụng vai tṛ thống trị của ḿnh đối với kim loại để đáp trả những tham vọng của chế độ Trump.
Tradium là một trong những công ty quan trọng nhất ở Đức chuyên buôn bán kim loại đặc biệt. Ngoài gali và germani, những kim loại cần thiết cho sản xuất chip, công ty c̣n cung cấp đất hiếm cho ngành công nghiệp công nghệ cao - cho các khách hàng công nghiệp từ các công ty hạng trung b́nh đến các tập đoàn niêm yết trên DAX, cho các khách hàng tư nhân v́ mục đích đầu tư. Các khoáng chất này dùng trong trong sản xuất tia laser, pin, nam châm, màn h́nh, vệ tinh và nhiều sản phẩm công nghệ cao khác. Các công ty ô tô và kỹ sư cơ khí cần chúng để sản xuất động cơ điện, rô-bốt và tua-bin, cũng giống như các công ty vũ khí cần chúng để sản xuất bom thông minh và drone. Trong một cuộc phỏng vấn với ntv.de, Tổng giám đốc Tradium - Matthias Rüth - giải thích thiệt hại mà biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc có thể gây ra cho ngành công nghiệp Đức.
*
nt-v: Lần đầu tiên, Trung Quốc quản lư việc cấp phép xuất khẩu bảy loại đất hiếm nặng. Nguồn cung toàn cầu hiện đang gặp rủi ro đến mức nào?
Matthias Rüth: Rất nguy cấp. Người ta chỉ cần nh́n lại quá khứ. Năm 2010, Trung Quốc đă ngừng xuất khẩu sang Nhật Bản do tranh chấp hải phận ở Biển Hoa Đông. Giá cả sau đó liên tục tăng. Chỉ khi các hạn chế được nới lỏng th́ giá mới giảm trở lại. Thế giới gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc về đất hiếm. Bắc Kinh thống trị ít nhất 95% thị trường và do đó, họ ở vị thế tốt nhất có thể để kiểm soát nước Mỹ và phần c̣n lại của thế giới.
*
nt-v: Cho đến nay, các hạn chế xuất khẩu đă nghiêm ngặt đến mức nào?
Nỗi lo trên thị trường rất lớn. Chúng tôi đang có nhiều đơn đặt hàng. Nhưng đối với các nguyên tố đất hiếm như terbi và dysprosi, việc tính toán nguồn cung hiện đang gặp khó khăn v́ chúng tôi không có bảng giá căn bản nào đáng tin cậy để thay thế. Hiện tại, chúng tôi có một số hàng hóa bị kẹt tại hải quan Trung Quốc và chưa biết điều ǵ sẽ xảy ra tiếp theo. Chúng tôi có hơn 300 tấn vật liệu được lưu trữ tại kho của ḿnh ở Frankfurt. Không có khách hàng hiện tại nào của chúng tôi phải lo lắng về sự an toàn của nguồn cung. Chỉ có điều chúng tôi không biết giá nguyên liệu thô sẽ như thế nào trong tương lai nên dĩ nhiên đây sẽ là một sự thách đố.
*
nt-v: Liệu hoạt động xuất khẩu có tạm dừng cho đến khi chính sách rườm rà mới hoạt động? Hay đây là sự khởi đầu của một lệnh cấm thương mại thực sự?
Tôi nghi ngờ mục đích của họ là để phô trương sức mạnh và cho phần c̣n lại của thế giới biết ai là người chiếm ưu thế. Ngay từ năm 2023, Trung Quốc đă áp dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu gali và germani và đồng thời bắt đầu xây dựng kho dự trữ chiến lược. Người ta ước tính có khoảng 150 tấn germani được lưu trữ tại Trung Quốc – tương đương với sản lượng của cả một năm. Giá sau đó tăng gần gấp đôi. Sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh là rơ ràng, đồng thời Trung Quốc cũng đang nhấn mạnh vị thế thị trường của ḿnh trong thương mại thế giới. Hoạt động xuất khẩu germani vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.
*
nt-v: Mối nguy hiểm đối với ngành công nghiệp Đức lớn đến mức nào?
Nếu Trung Quốc để cho t́nh h́nh leo thang hơn nữa th́ chắc chắn sẽ xảy ra t́nh trạng thiếu hụt nguồn cung. Chỉ có một số ít giải pháp thay thế. Với tư cách là một công ty chế biến nguyên liệu thô, từ lâu tôi đă phải xây dựng lượng hàng tồn kho đủ dùng trong ba đến sáu tháng. Nhưng phần lớn bạn hàng công nghiệp mua đúng lúc, giao hàng ngay sau khi đặt hàng vài ngày, cũng v́ họ tính toán chi li muốn tránh t́nh trạng đầu tư vốn. Câu hỏi đặt ra là t́nh trạng này sẽ kéo dài trong bao lâu.
*
nt-v: Nguồn cung đất hiếm và nam châm đất hiếm ở Đức sẽ cạn kiệt nhanh như thế nào nếu hoạt động thương mại bị dừng lại?
Chúng ta có thể nói đến khoảng thời gian là vài tuần. Tôi không nghĩ nhiều công ty có số hàng tồn kho đáng kể. Trong số khách hàng của chúng tôi, tôi chỉ có thể nghĩ đến một số ít công ty công nghiệp đă tạo được nguồn dự trữ an toàn, hoặc những người có hợp đồng chu kỳ với chúng tôi để đảm bảo nguồn cung. Thế giới phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Bất kỳ công ty nào không có hàng tồn kho sẽ nhanh chóng gặp phải khó khăn.
*
nt-v: Khách hàng của bạn đă nhận thấy điều này chưa?
Hầu hết mọi người đều hỏi những câu hỏi tương tự. Không có sự hoảng loạn, nhưng ít nhất họ vẫn lo lắng, nếu không muốn nói là căng thẳng. Hiện tại chúng ta không biết chính xác điều ǵ sẽ xảy ra tiếp theo ở Trung Quốc. Nếu bây giờ ai cần đất hiếm để sản xuất, chắc chắn họ sẽ bị mất ngủ. Hiện tại, điều duy nhất c̣n lại là theo dơi chặt chẽ diễn biến.
*
nt-v: Những lĩnh vực nào đang gặp phải t́nh trạng tắc nghẽn lớn nhất?
Có khả năng sẽ gặp khó khăn trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế phụ thuộc vào đất hiếm, từ sản xuất nam châm đến ngành công nghiệp điện tử. Không khó để h́nh dung rằng, do thiếu nguyên liệu thô quan trọng, ít nhất một hoặc hai dây chuyền sản xuất sẽ ngừng hoạt động hoặc các công ty sẽ cạn kiệt. Hoặc chi phí tăng vọt.
*
nt-v: Liệu Đức có cần nguồn cung cấp đất hiếm riêng trong tương lai không? Các cơ sở sản xuất có thể được xây dựng ở đây nhanh như thế nào?
Đă có những nỗ lực thực hiện điều này trước đây, cách đây hơn mười năm tại Storkwitz ở Sachsen, nơi vào thời điểm đó là mỏ duy nhất ở châu Âu. Ban đầu, người ta rất lạc quan, nhưng tính khả thi về mặt kinh tế lại không cao v́ nhiều lư do: nồng độ nguyên liệu thô thu được quá thấp, trữ lượng quá nhỏ và chi phí sản xuất ở châu Âu quá cao so với Trung Quốc. Điều này cho thấy c̣n một chặng đường dài phía trước từ việc khai thác nguyên liệu thô đến việc sản xuất ra nguyên liệu thô với giá cả cạnh tranh. Ngoài ra c̣n có những khó khăn liên quan đến các mỏ mới được phát hiện ở Scandinavia, chẳng hạn như thủ tục bảo vệ môi trường và cấp phép. Sự chuẩn bị cũng là vấn đề. Những nhà máy như vậy có thể được xây dựng ở Đức, nhưng không phải chỉ trong một sớm một chiều.
*
nt-v: Vậy th́ nước Đức có phải bất lực đứng nh́n cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington tiếp tục leo thang không?
Không có xung đột nào tồn tại măi măi. Người ta có thể hy vọng rằng t́nh h́nh sẽ sớm lắng xuống trong tương lai gần, bởi v́ hy vọng mọi người sẽ hiểu rằng, sự leo thang chỉ mang lại thất bại. Trong khi đó, nước Đức đă có thể xây dựng được một kho dự trữ chiến lược về đất hiếm và các nguyên liệu thô quan trọng khác từ lâu rồi. T́nh trạng này đă xảy ra với dầu mỏ trong nhiều thập kỷ và chính phủ liên bang đă chi hàng tỷ đô la cho dự trữ. Với những khoáng sản quư hiếm như vậy, hầu như sẽ chẳng có ǵ xảy ra nếu biết đầu cơ - bất chấp mọi tín hiệu cảnh báo từ Trung Quốc. Cho đến nay vẫn chưa có ai liên hệ với chúng tôi về vấn đề này.
Hannes Vogel phỏng vấn Matthias Rüth