Tổng vốn hóa của hăng cũng tăng 100% trong 2 năm qua lên 5 tỷ USD, trở thành một trong những cổ phiếu xuất sắc nhất Phố Wall.
Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay nhà sản xuất trứng lớn nhất Mỹ, Cal-Maine Foods đă chứng kiến doanh thu và lợi nhuận bùng nổ nhờ giá trứng tăng vọt trong bối cảnh dịch cúm gia cầm nghiêm trọng nhất từ năm 2022.
Công ty chiếm 20% thị phần Mỹ này đă tận dụng sức ép cung–cầu khi nguồn cung thắt chặt do phải tiêu hủy hàng trăm triệu con gà, đồng thời kiên quyết không sản xuất ồ ạt để tránh dư cung khi giá hạ nhiệt.
Kết quả là, mức lợi nhuận thường niên b́nh quân của Cal-Maine hiện được ước tính khoảng 1 tỷ USD, cao gấp 4 lần so với năm ngoái. Tổng vốn hóa của hăng cũng tăng 100% trong 2 năm qua lên 5 tỷ USD, trở thành một trong những cổ phiếu xuất sắc nhất Phố Wall.
Trước đó, vào tháng 2/2023, trong bối cảnh giá trứng tăng gấp đôi so với mức b́nh quân lịch sử, Cal-Maine báo cáo lợi nhuận quư tăng gấp bảy lần, đạt 323,2 triệu USD.
Hiện Cal-Maine Foods đang duy tŕ lượng tiền mặt khoảng 1 tỷ USD, không vay nợ, sẵn sàng vượt qua chu kỳ "đỉnh-đáy" của giá trứng nhằm tiếp tục thu lợi.
Tuy nhiên, chính việc "ngồi trên đỉnh sóng" này đă kéo theo làn sóng chỉ trích về thao túng giá và các cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ, khi các thượng nghị sĩ nghi ngờ công ty chủ động giữ nguồn cung ở mức thấp để duy tŕ giá cao.
Xin được nhắc rằng b́nh quân mỗi người Mỹ tiêu thụ 279 quả trứng mỗi năm trong khi trung b́nh mỗi con gà đẻ được khoảng 300 quả trứng mỗi năm.
50 triệu con gà
Theo WSJ, Cal-Maine Foods kiểm soát khoảng 50 triệu con gà đẻ, tương đương 1/5 sản lượng trứng bán ra toàn quốc.
Công ty được thành lập từ năm 1957 dưới tên Adams Egg Farms và đổi thành Cal-Maine khi mở rộng hoạt động từ California ra Maine vào cuối thập niên 1960.
Hăng sản xuất trứng gà này niêm yết lần đầu năm 1996 với cấu trúc cổ phiếu giúp gia đ́nh sáng lập duy tŕ quyền kiểm soát mặc dù đă bán bớt cổ phần trong những năm gần đây.
Đến tháng 5/2025, cổ phiếu Cal-Maine Foods giao dịch quanh mức 90,73 USD, tăng mạnh so với vùng 56–58 USD một năm trước đó.
Hăng tin Reuters cho hay dịch cúm gia cầm là một trong những yếu tố chính khiến Cal-Maine Foods thu lợi lớn.
Đợt bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 tồi tệ nhất trong lịch sử nuôi gia cầm Mỹ đă khiến hơn 150 triệu con gà phải tiêu hủy kể từ đầu năm 2022.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), gần 58 triệu con gà đă chết chỉ tính đến đầu năm 2023 và nhiều đợt bùng phát tiếp tục diễn ra khắp các bang lớn như Texas, Michigan và Idaho.
Việc cắt giảm nguồn cung đột ngột này khiến giá bán buôn trứng từng chạm ngưỡng 8 USD cho mỗi 12 quả ở một số vùng, trong khi giá bán lẻ lên đến hơn 6 USD/12 quả vào mùa lễ Phục Sinh 2023.
Xin được nhắc rằng giá bán lẻ trứng tại Mỹ từng chỉ có 1-2 USD/12 quả.
Tờ WSJ cho hay giá trứng đă tăng gấp ba trong ba năm gần đây, trở thành biểu tượng rơ nét nhất của lạm phát thực phẩm tại Mỹ. Các chuỗi nhà hàng và người tiêu dùng đều phải chịu mức giá kỷ lục, thậm chí có nơi áp "phụ thu trứng".
Chính điều này đă giúp doanh thu Cal-Maine đạt 1,42 tỷ USD trong quư kết thúc ngày 1/3/2025, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước nhờ giá trứng trung b́nh tăng từ 2,25 USD lên 4,06 USD/12 quả.
Lợi nhuận ṛng quư đó vọt lên 508,5 triệu USD, tương ứng thu nhập 10,38 USD/cổ phiếu, so với chỉ 146,4 triệu USD (3,00 USD/cổ phiếu) một năm trước.
Tận dụng t́nh h́nh đó, Cal-Maine tiếp tục thực hiện chính sách kiểm soát nguồn cung để hưởng lợi.
Ban lănh đạo Cal-Maine, dưới sự dẫn dắt của CEO Sherman Miller (nhậm chức 2022), cho biết công ty lập kế hoạch đàn gà từ 18–24 tháng trước khi đưa ra thị trường, nên không thể "vặn van" sản lượng theo nhu cầu tức thời.
"Chúng không phải là những tiện ích mà chúng ta có thể bật máy chạy ngay, tăng ca hay gia tăng sản lượng dễ dàng được", CEO Miller nhận định khi cho biết b́nh quân phải mất khoảng sáu tháng để một con gà trưởng thành đến độ có thể đẻ trứng.
Thay vào đó, Cal-Maine duy tŕ đàn gà ổn định, đồng thời mua thêm 10–25% trứng từ các nhà cung cấp khác qua sàn giao dịch tư nhân Egg Clearinghouse để đáp ứng đột biến nhu cầu.
Hăng Cal-Maine cũng đă đầu tư 70 triệu USD cho các biện pháp an toàn sinh học nhằm hạn chế dịch cúm tái diễn và khẳng định đây là lư do giúp họ chịu thiệt hại ít hơn đối thủ.
Bất chấp điều đó, tờ WSJ nhận định công ty này đă tập trung vào tối ưu sinh lời trong bối cảnh biên lợi nhuận cao, tránh sản xuất ồ ạt để rồi dư thừa khi giá xuống, một biểu hiện khác của việc đầu cơ găm hàng lúc giá cao.
Theo WSJ, gia đ́nh nhà sáng lập Cal-Maine đă nhanh chóng chuyển đổi quyền bỏ phiếu thành cổ phần với giá trị mỗi cổ phần ít nhất đạt 100 triệu USD tính đến tháng trước.
Tranh căi và điều tra
Thông thường giá của nhiều mặt hàng nông sản chính tại Mỹ như lợn, ngô, lúa ḿ, đậu nành và gia súc được giao dịch trên các thị trường kỳ hạn (giao trong tương lai) do đơn vị điều hành sàn giao dịch CME Group điều hành.
Các giao dịch kỳ hạn (tương lai) này có thể giúp nông dân và doanh nghiệp pḥng ngừa biến động giá.
Thế nhưng trứng th́ khác.
Ngành công nghiệp trứng dựa vào các hợp đồng giữa một khách hàng, như Walmart hoặc Kroger, muốn mua một lượng trứng nhất định từ một nhà cung cấp như Cal-Maine.
Thay v́ sản xuất tất cả số trứng mà ḿnh bán trong một năm, Cal-Maine trước đây đă xử lư các đợt tăng đột biến về nhu cầu bằng cách mua 10% đến 25% từ các nhà cung cấp khác trên các sàn giao dịch tư nhân như Egg Clearinghouse.
Đó là lúc những người hoài nghi xuất hiện.
Những người chỉ trích như Farm Action cho rằng bằng cách mua trứng từ các nhà sản xuất đối thủ trên Egg Clearinghouse, Cal-Maine góp phần hạn chế nguồn cung và càng làm tăng giá bởi chúng được giao dịch với giá chuẩn hiện hành chứ không phải hợp đồng kỳ hạn (tương lai).
Nhiều chuyên gia khác th́ đặt câu hỏi tại sao Cal-Maine không chỉ sản xuất nhiều trứng hơn hoặc quyết định hạ giá trong đợt bùng phát cúm gia cầm.
Các nhà phân tích trong ngành cho biết nếu Cal-Maine tích cực tăng sản lượng th́ giá trứng có thể giảm mạnh và thậm chí khiến một số công ty sản xuất trứng phá sản nếu họ muốn.
Đáp trả, các giám đốc điều hành của Cal-Maine cho biết quy mô đàn gà được lên kế hoạch trước khoảng hai năm và việc tăng sản lượng có nghĩa là phải ấp và nuôi thêm gà con, chỉ để phải vứt trứng vào băi rác khi nhu cầu giảm xuống.
Bởi vậy hăng quyết định mua trứng từ các nhà sản xuất khác để giúp Cal-Maine vượt qua được những đợt nhu cầu tăng đột biến thay v́ tăng sản lượng.
Bất chấp điều đó, hăng tin Reuters cho hay giữa lúc lợi nhuận tăng vọt, Cal-Maine vẫn trở thành mục tiêu điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ về nghi vấn thỏa thuận ngầm giữa các nhà sản xuất để giữ giá cao.
Vào tháng 3/2025, Bộ tư pháp Mỹ đă gửi trát yêu cầu bảo lưu hồ sơ liên quan đến các cuộc trao đổi giá của Cal-Maine với khách hàng, đối thủ và với công ty theo dơi giá Expana.
Trước đó, vào năm 2023, một bồi thẩm đoàn liên bang ở Chicago đă phán quyết Cal-Maine cùng các công ty khác có hành vi hạn chế nguồn cung trứng gà thập niên 2000, qua đó phải bồi thường 53 triệu USD cho các khách hàng lớn như Kraft Heinz, Kellogg’s.
Hiện một nhóm 36 hạ nghị sĩ đảng Dân chủ đă gửi thư chất vấn Cal-Maine về hành vi "lợi dụng" cúm gia cầm để thu lợi khổng lồ trên lưng người tiêu dùng.
Nhóm giám sát nông nghiệp "Farm Action" c̣n kêu gọi Ủy ban thương mại liên bang Mỹ (FTC) điều tra hành vi "thổi giá trứng" của Cal-Maine, cho rằng công ty cố t́nh duy tŕ nguồn cung thấp để thu lợi nhuận cao bất thường.
Trước làn sóng chỉ trích, CEO Sherman Miller khẳng định công ty chỉ tuân theo quy luật cung–cầu và không có quyền hạ giá trứng cho người tiêu dùng. Nói cách khác, Cal-Maine khẳng định hành động mua trứng bên ngoài là để đáp ứng nhu cầu tăng vọt, chứ không nhằm thao túng thị trường.
"Mọi người thích đổ lỗi cho mọi thứ, họ chỉ cần t́m một kẻ để nhận trách nhiệm, nhưng trên thực tế là chúng tôi không kiểm soát được giá trứng", CEO Miller khẳng định.
Thậm chí CEO Miller c̣n cho hay ban lănh đạo công ty đă từng phải cầu nguyện trước mỗi cuộc họp để hy vọng virus sẽ không tấn công đàn gà của họ.
Có vẻ như lời cầu nguyện này đă thành hiện thực khi tờ WSJ cho hay Cal-Maine không bị dính đợt bùng phát dịch cúm gia cầm lớn nào cho đến tận tháng 12/2023 và chỉ mất một phần rất nhỏ đàn gà so với các đối thủ trên thị trường.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia nhận định hành vi của Cal-Maine sẽ không tồn tại được lâu khi giá sỉ trứng đă bắt đầu hạ nhiệt, sản lượng gà đẻ tăng 14% so với năm trước.
Ngoài ra, phía Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng có kế hoạch tăng nhập khẩu trứng và đẩy mạnh tiêm vaccine cho đàn gà đẻ, nhằm ổn định nguồn cung và giảm phụ thuộc vào các nhà sản xuất nội địa như Cal-Maine.
VietBF@ Sưu tập