VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU (Dương Quảng Hàm): Mục Lục – Chương đẫn đầu .
Dương Quảng Hàm .
VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU .
BỘ GIÁO DỤC .
TRUNG TÂM HỌC LIỆU XUẤT BẢN 1968 .
MỤC LỤC .
Năm thứ nhất ban Trung học Việt Nam.
(Lớp nh́ trong các trường trung học Pháp)
BIÊN TẬP ĐẠI Ư .
CHƯƠNG DẪN ĐẦU .
THIÊN THỨ NHẤT: VĂN CHƯƠNG B̀NH DÂN .
Chương thứ nhất:
-Văn Chương Truyền Khẩu .
THIÊN THỨ HAI: ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC TÀU .
Chương thứ hai:
-Văn Chương Cổ Điển
-(Tam Tự Kinh)
Chương thứ ba:
-Công Dụng Của Văn Học Tàu.
-(Bộ Tứ Thư)
Chương thứ tư:
-Những Điều Giản Yếu Về Kinh Thi .
-(Tập Ca Dao Cổ của người Tàu).
Chưong thứ năm:
-Học Sinh Người Nam Sang Du Học Ở Tàu.
Chương thứ sáu:
-Sự Truyền Bá Phật Giáo và Đạo Giáo
THIÊN THỨ BA: CÁC CHẾ ĐỘ VỀ VIỆC HỌC THI.
Chương thứ bảy:
– Việc Dùng Chữ Nho Làm Quốc Gia Văn Tự
– Cách tổ chức việc học.
Chương thứ tám:
– Nhà Nho
– Khoa Cử
– Lịch Sử Khoa Cử Ở Nước Ta .
Chương thứ chín:
-Các Lối Văn Cử Nghiệp Viết Bằng Chữ Nho: Kinh Nghĩa, Văn Sách, Chiếu, Biểu v.v…
Chương thứ mười:
-Vua Lê Thánh Tôn và Hội Tao Đàn .
THIÊN THỨ TƯ: CÁC THỂ VĂN .
Chương thứ mười một:
-Chữ NÔM .
Chương thứ mười hai:
-HÀN THUYÊN và Các Nhà Mô Phỏng Ông .
Chương thứ mười ba:
– Các Thể Văn Của Tàu Và Của Ta
– Thi Pháp Của Tàu Và Âm Luật Của Ta .
Chương thứ mười bốn:
-Phép ĐỐI và Thể PHÚ trong Văn Tàu và Văn Ta:
PHÚ, VĂN TẾ .
Chương thứ mười lăm:
-Các thể văn riêng của ta: TRUYÊN, NGÂM, HÁT NÓI .
Chương thứ mười sáu:
-Ca Huế và Hát Bội .
Chương thứ mười bảy:
-Tính cách chính của các tác phẩm về văn chương; các điển cố .
THIÊN THỨ NĂM: ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC PHÁP .
Chương thứ mười tám:
– Các giáo sĩ .
– Cố Alexandre de Rhodes.
– Việc sáng tác chữ quốc ngữ
THIÊN THỨ SÁU: VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ VĂN TỰ .
Chương thứ mười chín:
-Những sự khác nhau về thổ âm trong tiếng Việt Nam ( tiếng Bắc và tiếng Nam).
BIÊN TẬP ĐẠI Ư .
Quyển này gồm có hai phần:
1) Phần lược khảo về văn học lịch sử nước Việt Nam nhan là “Việt Nam văn học sử yếu”
2) Phần trích lục những bài thơ văn cổ kim viết bằng Việt văn để dùng trong khoa giảng văn , nhan đề là “Việt Nam thi văn hợp tuyển”
Việc khảo cứu về văn học lịch sử nước Nam.
Ai cũng biết rằng hiện nay không có quyền sách nào chép về văn học lịch sử nước ta, không nói ǵ những sách tham khảo tinh thường cho các học giả dùng, ngay đến những sách tóm tắt các đại cương cho học sinh dùng cũng không có. Gần đây, các báo chi, thỉnh thoảng có những bài nghiên cứu về một tác giả, một tác phẩm hoặc một vấn đề thuộc về văn học sử của ta. Lại có mâư nhà khảo cứu người Pháp đă dịch những tác phẩm của ta sang Pháp văn hoặc theo các tài liệu trong sử sách của ta mà viết những thiên chuyên khảo về văn tịch nước ta. Nhưng các bài khảo cứu ấy c̣n tản mạn ở các sách, các báo và chưa thành hệ thống ǵ. Lại có nhiều vấn đề v́ c̣n thiếu tài liệu để kê cứu nên chưa thể giải quyết được.
Nay chúng tôi lấy tài sơ học thiển soạn ra quyển Việt Nam Văn Học Sử Yếu nầy, cũng tự biết là làm một việc quá bạo và chắc rằng tác phẩm của chúng tôi c̣n nhiều điều thiếu thốn, phải đợi công cuộc khảo cứu tra tầm của các học giả sau nầy mà bổ khuyết dần.
Dù sao chăng nữa, trong việc biên tập, chúng tôi đă hết sức cẩn thận. Khi xét về vấn đề nào trước hết sưu tập các tài liệu tản mạn ở các sách các báo, rồi khảo sát, suy nghĩ: điều ǵ xác thực chắc chắn mới chép, điều ǵ c̣n hồ nghi th́ để huyền, điều ǵ có nhiều thuyết tương đương th́ giải bày rơ ràng để sau nầy có thể nghiên cứu thêm mà quyết định.
Tóm lại, chúng tôi lấy sự thực làm trọng; không khi nào dám lấy ư riêng mà giải quyết một nghi vấn theo cách vơ đoán, cũng không hấp tấp theo liêù những ư kiến thông thường nhiêù khi sai lầm hoặc thiên lệch. Bởi thế, mỗi việc quan trọng kể ra, mỗi cái chứng cớ dẫn ra, thường có chưa rơ xuất xứ. Cuối mỗi chương, đều có kể rơ các tác phẩm để kê cứu và các bản in, bản dịch để độc giả có thể theo đó mà kiểm điểm những điều đă chép ở trên.
Về mỗi tác giả nói đến trong sách (trừ những tác giả c̣n sống) , chúng tôi có kèm theo một cái tiểu truyện: những điều nói trong tiểu truyện nầy (năm sinh, năm mất, năm thi đỗ, quê quán v.v…) chúng tôi đă kê cứu cẩn thận ở các sử kư liệt truyên đăng khoa lục, v.v. ..
Cuối mỗi chương, thường có các bài đọc thêm, hoặc trích ở những tác phẩm đă xuất bản, hoặc tự chúng tôi biên dịch ra để độc giả được hiểu rơ một vấn đề quan trọng đă nói đến ở trong chương.
Ở cuối sách, có một bản liệt kê tên các tác giả và các tác phẩm theo thứ tự A B C; sau mỗi tên có chứa số trang trong sách đă nói đến tác giả hoặc tác phẩm ấy để độc giả tiện sự tra cứu.
Việc sắp đặt và lựa chọn các thơ văn trích lục .
Việc học văn học sử phải căn cứ vào các tác phẩm: học tṛ không những cần biết những điều cốt yếu về thân thế và văn nghiệp của mỗi tác giả, lại cần đọc nhiều thơ văn của tác giả ấy mới có thể lĩnh hội được cái khuynh hướng về tư tưởng và cái đặc sắc về văn từ của tác giả ấy. Bởi thế phần thứ nh́ quyển nầy, “Việt Nam thi văn hợp tuyển vừa là một tập hợp những bài thơ văn hay để dùng trong khoa giảng quốc văn, vừa là một tập khảo chứng cốt làm tỏ rơ những điều đă nói trong phần “Văn Học Sử Yếu”. Nên, muốn cho tiện việc đối chiếu, chúng tôi hợp các bài cùng một tác giả lại với nhau và sắp đặt các tác giả theo thứ tự thời gian, trừ các ca dao và các tác phẩm vô danh để lên đầu sách.
Trong việc lựa chọn, chúng tôi chú ư đến những bài không những có giá trị về đường tư tưởng và đường văn từ mà lại có thể làm tiêu biểu cho công tŕnh trứ thuật của tác giả.
Việc khảo sát, dẫn giải, chú thích các thơ văn trích lục .
Trước khi trích lục một tác phẩm trường thiên nào, chúng tôi có tóm tắt đại ư và lược thuật các t́nh tiết trong tác phẩm ấy để học tṛ được biết ư nghĩa của toàn thiên mới hiểu rơ các đoạn trích lục ở sau.
Các bản in quốc ngữ những thơ văn cổ (trừ những bản đứng đắn do các học giả chủ trương) thường có nhiều chỗ sai lầm làm mất cả ư nghĩa nguyên văn, nên chúng tôi đă so sánh các bản và nhiều khi phải tra ở các bản Nôm cũ để khảo sát lại, rồi lựa bản nào xét ra đúng hơn cả in vào trong bài làm bản chính, c̣n các bản chép khác đều in ở dưới bài để tiện việc khảo cứu, trừ những bản hiển nhiên là sai lầm (hoặc in sai, hoặc phiên âm sai) không kể; ở một vài chỗ chúng tôi lại giải rơ cái lẽ sỡ dĩ đă chọn lấy một chữ khác với chữ vẫn thường thấy.
Trong nguyên văn ,thứ nhất là trong các thơ văn cổ có những điển tích hoặc chữ khó nào, đều có chú thích kỹ lưỡng. Những từ ngữ gốc ở Hán tự, đều có chữ Nho bên cạnh và giảng nghĩa đen từng chữ để học tṛ được hiểu rơ.
Đó là những phép tắc chúng tôi đă theo để soạn thành quyển sách nầy. C̣n về việc ghi chép, chúng tôi lấy sự minh bạch làm trọng: đoạn mạch cốt sắp đặt rơ ràng, lời văn vụ b́nh thường giản dị, dù vậy quyển sách nầy có nhiều chỗ thiếu thốn sơ lược, sau nầy cần phải bổ khuyết hoặc giải thích thêm, chúng tôi cũng mong rằng quyển sách nầy sẽ là một bức bản đồ giản ước theo đó các bạn thanh niên biết được phương hướng và đường lối chính để đi vào khu vườn văn học của nước ta, ngơ hầu một ngày kia t́m thấy những hoa lạ, quả quư hiện nay c̣n ẩn khuất trong đám cành lá rậm rạp, th́ thật là hân hạnh cho chúng tôi lắm.
Hà nội, tháng sáu tây năm 1941.
Dương Quảng Hàm .
