Dứa là một loại quả có nhiều vitamin rất tốt cho cơ thể. Dứa cũng có thể làm gia vị cho nhiều món ăn và đồ uống. Tuy nhiên không phải dứa không có nguy cơ khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng đâu nhé!
Dứa (hay c̣n gọi là thơm) là một loại trái cây miền nhiệt đới chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất vừa có tác dụng rất tốt để làm đẹp và trị nhiều bệnh như: Tăng sức đề kháng, tăng quá tŕnh phát triển xương, sụn, răng lợi, chữa táo bón, kích thích tiêu hóa…

Dứa tốt cho sức khỏe nhưng nếu không chú ư sẽ gây hại tới cơ thể.
Nhưng bạn phải vô cùng lưu ư khi ăn loại quả này nếu không đây sẽ là mối nguy hại cho sức khỏe của bạn.
1. Gây ra dị ứng
Nguyên nhân gây ra dị ứng, ngộ độc dứa là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm.Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín.
Do cây dứa mọc thấp, quả dứa nằm gần kề mặt đất, thêm nữa vỏ dứa xù x́, mắt ăn sâu vào thân quả nên nầm càng dễ bám.
Trong quá tŕnh thu hái, vận chuyển, quả dứa cũng thường được đổ đống dưới đất, nếu quả nào bị dập, ung, thối, nấm Candida có thể xâm nhập và phát triển bên trong làm một số người ăn phải sẽ mắc bệnh.
2. Gây tiêu chảy buồn nôn
Nếu ăn quá nhiều dứa khi đó có thể dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, ợ nóng, nôn mửa, đau đầu và mất ngủ. Thêm vào đó, quá nhiều bromelain có thể gây phát ban da, nôn mửa, tiêu chảy và kinh nguyệt không đều.
3. Gây hại dạ dày
Mặc dù dứa là loại trái cây rất tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe, tuy nhiên nếu không sử dụng một cách khoa học, hợp lư và đúng lượng cần thiết hàng ngày, dứa cũng sẽ là loại thực phẩm gây nguy hiểm đối với dạ dày của bạn.
Nếu ăn dứa tươi vào lúc đói th́ các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, dể gây nôn nao, khó chịu.
4. Những biểu hiện dị ứng, ngộ độc dứa:
Người bị dị ứng, ngộ độc dứa thường có những biểu hiện sau:
+ Nôn mửa.
+ Tiêu chảy.
+ Đau bụng quằn quại.
+ Ngứa ngáy toàn thân.
+ Miệng lưỡi tê dại.
+ Khó thở, nổi mề đay.
+ Gây sốc...
3. Cách ăn dứa an toàn:
- Chọn mua dứa tươi và lành lặn, không bị dập nát.
- Gọt bỏ hết vỏ và mắt dứa.
- Nếu ăn dứa trực tiếp (ăn sống) th́ cần cắt nhỏ miếng dứa rồi ngâm vào nước muối nhạt chừng 10 phút để loại bỏ nấm độc đồng thời ức chế enzym phân giải protein khiến người ăn không bị rát lưỡi.
- Đối với người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng và trẻ em nên ăn dứa đă xào, nấu v́ khi xào nấu dưới tác động của nhiệt khả năng gây dị ứng của dứa không c̣n nữa.
- Không nên ăn dứa khi đói v́ các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào dạ dày, ruột, gây nôn nao khó chịu.
- Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.
Lưu ư:
Để pḥng ngừa tai biến trên, cần chọn dứa tươi và nguyên lành. Không ăn dứa dập nát, gọt dứa phải hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt, sau đó xát qua ít muối rồi rửa sạch mới bổ ra ăn.
Thanh Lê/Theo Khỏe & Đẹp