Hệ thống pḥng thủ tên lửa đa tầng là một trong những công cụ quan trọng nhất trong kho vũ khí của Israel, giúp nước này giảm đáng kể tỷ lệ thương vong trong nhiều cuộc xung đột khác nhau trong thập kỷ qua.
Iran và Israel đă có những cuộc tấn công dữ dội vào lănh thổ của nhau sau khi Israel tiến hành Chiến dịch “Sư tử trỗi dậy” không kích các mục tiêu quân sự và cơ sở hạt nhân của Iran hôm 12/6.

Hệ thống Ṿm Sắt. Nguồn: Rafael
Khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông, Israel một lần nữa kích hoạt mạng lưới hệ thống pḥng không rộng lớn của ḿnh trong đó có hệ thống pḥng thủ Ṿm Sắt, hệ thống chống tên lửa David's Sling và Arrow, cũng như hệ thống pḥng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của quân đội Mỹ - để bảo vệ người dân và lănh thổ của nước này trước các cuộc tấn công trên không ở nhiều phạm vi khác nhau.
Hệ thống Ṿm Sắt
Israel bắt đầu quá tŕnh phát triển hệ thống Ṿm Sắt vào năm 2007. Sau các cuộc thử nghiệm vào năm 2008 và 2009, Israel đă triển khai các khẩu đội Ṿm Sắt lần đầu tiên vào năm 2011 và nâng cấp hệ thống nhiều lần kể từ thời điểm đó.
Ṿm Sắt được thiết kế để bắn hạ các vật thể bay thấp. Hệ thống được trang bị radar phát hiện tên lửa, sau đó sử dụng hệ thống chỉ huy và kiểm soát để nhanh chóng tính toán xem vật thể bay có gây ra mối đe dọa hay có khả năng tấn công vào khu vực có người ở hay không. Nếu tên lửa hoặc UAV gây ra mối đe dọa, hệ thống sẽ bắn tên lửa từ mặt đất để phá hủy nó trên không. Vụ đánh chặn trực tiếp sẽ gây ra những tiếng nổ lớn.
Theo tập đoàn Raytheon của Mỹ và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, có 10 hệ thống Ṿm Sắt trên khắp Israel, mỗi hệ thống bao gồm ba đến bốn bệ phóng. Hệ thống Ṿm Sắt rất dễ vận chuyển và chỉ mất vài giờ để thiết lập. Bên cạnh đó, các tên lửa đánh chặn của hệ thống cũng có khả năng cơ động cao. Tên lửa dài 3 mét, có đường kính khoảng 6 inch và nặng 90 kg khi phóng, với tầm bắn từ 4 km đến 70 km. Đầu đạn tên lửa được cho là mang theo 11 kg thuốc nổ mạnh.
Trong thời chiến, chi phí vận hành hệ thống Ṿm Sắt có thể tăng nhanh. Mỗi tên lửa có giá khoảng 40.000 USD, v́ vậy việc đánh chặn hàng ngh́n vật thể đang bay tới sẽ tốn kém. Theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội, chính phủ Mỹ đă chi hơn 2,9 tỷ USD cho chương tŕnh phát triển hệ thống Ṿm Sắt của Israel.
Hệ thống David’s Sling và Arrow
Hệ thống David’s Sling là dự án chung do công ty công nghệ quốc pḥng Rafael của Israel và “gă khổng lồ” quốc pḥng Raytheon của Mỹ phối hợp phát triển. Hệ thống sử dụng các tên lửa đánh chặn động năng Stunner và SkyCeptor để tiêu diệt mục tiêu cách xa tới 300km, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).
Theo CSIS, Arrow 2 sử dụng đầu đạn phân mảnh để phá hủy tên lửa đạn đạo đang bay tới trong giai đoạn cuối của chúng - khi chúng lao về phía mục tiêu - ở tầng khí quyển trên. Liên minh ủng hộ pḥng thủ tên lửa cho biết, Arrow-2 là hệ thống tên lửa chiến thuật với tầm bắn tối đa 90km, lần đầu được thử nghiệm vào năm 1995. Arrow-2 có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa 500km và đánh chặn ở độ cao từ 10- 50km. Hệ thống này là phiên bản nâng cấp của hệ thống pḥng thủ tên lửa Patriot do Mỹ phát triển.
Arrow-3 chính là phiên bản nâng cấp của tổ hợp tên lửa đánh chặn trước đó Arrow-2. Điểm ưu việt của Arrow-3 là nó được thiết kế đánh chặn các đạn tên lửa của đối phương ở độ cao lên tới 100km và kết cấu hệ thống nhỏ gọn hơn. Arrow 3 sử dụng công nghệ hit-to-kill (va chạm để tiêu diệt) để đánh chặn tên lửa đạn đạo đang bay tới trong không gian, trước khi chúng quay trở lại bầu khí quyển trên đường đến mục tiêu.
Israel cũng có máy bay chiến đấu hiện đại, trong đó có máy bay tàng h́nh F-35I mà nước này đă từng sử dụng để bắn hạ máy bay không người lái và tên lửa hành tŕnh. Những máy bay chiến đấu này cũng đóng vai tṛ quan trọng trong việc pḥng thủ.
Hệ thống THAAD
Israel cũng sử dụng Hệ thống pḥng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Quân đội Mỹ, được chính quyền của cựu Tổng thống Joe Biden gửi đến vào tháng 10/2024 sau các cuộc tấn công bằng tên lửa trước đó của Iran vào quốc gia này.
"Nếu Iran chọn tấn công Israel một lần nữa bằng nhiều tên lửa đạn đạo hơn th́ hệ thống THAAD sẽ tăng cường khả năng pḥng thủ trên không của Israel. Hệ thống có thể giúp bắn hạ những tên lửa đạn đạo đó và bảo vệ người dân của nước này, trong đó có cả những người Mỹ đang ở Israel", tuyên bố của Lầu Năm Góc nêu rơ.
Giống như Arrow 3, hệ thống THAAD sử dụng công nghệ hit-to-kill để tiêu diệt mục tiêu ở phạm vi từ 150 đến 200 km (93 đến 124 dặm), theo báo cáo của Quốc hội Mỹ
Mỗi khẩu đội THAAD gồm 95 binh sĩ, 6 bệ phóng gắn trên xe tải với 8 tên lửa đánh chặn trên mỗi bệ, một radar giám sát và điều khiển, cùng đơn vị kiểm soát hỏa lực và thông tin liên lạc.
VietBF@ sưu tập