Cameron Mofid, mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, đă ghé thăm 195 quốc gia và vùng lănh thổ được Liên Hợp Quốc công nhận và trở thành người trẻ nhất thế giới làm điều này.
Cameron Mofid, sống tại San Diego, Mỹ, phải vật lộn với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) từ khi c̣n nhỏ. Anh thường xuyên lặp đi lặp lại những cuộc nói chuyện trong đầu, phân tích quá mức từng chi tiết và luôn có nhu cầu kiểm soát mọi thứ.
Bệnh OCD phát triển mạnh dựa vào sự kiểm soát: kiểm soát môi trường, thói quen và kết quả. Nhưng khi Mofid phải ngủ trên sàn hay xoay xở ở những nơi không hiểu ngôn ngữ, anh buộc phải buông bỏ sự kiểm soát. Nó khó chịu, nhưng cũng là sự giải phóng cho những người mắc bệnh này.

Mofid chụp ảnh với tấm băng rôn ghi lại thành tích đặt chân đến 195 quốc gia, vùng lănh thổ hồi tháng 4/2025. Ảnh: CNN
Tháng 4/2025, Mofid hoàn thành mục tiêu sau khi bay đến Triều Tiên. Thành tích giúp anh gia nhập nhóm khoảng 400 người trên thế giới từng chạm đến cột mốc này - nhưng điều đặc biệt là anh có thể đă trở thành người trẻ nhất (tính đến tháng 4) làm được điều đó, theo thống kê của nền tảng du lịch NomadMania.
"Tôi từng đọc rằng số người từng đến mọi quốc gia trên thế giới c̣n ít hơn cả số người từng bay vào vũ trụ. Tôi thấy điều đó thật kỳ lạ", Mofid nói.
Ư tưởng ghé 195 quốc gia, vùng lănh thổ được Liên Hợp Quốc công nhận đến trong thời điểm đại dịch, cũng là lúc tâm lư anh đang chạm đáy. Anh phát hiện ra người lập kỷ lục trẻ nhất đi khắp thế giới được Kỷ lục Guinness công nhận là 25,5 tuổi. Trong khi đó, khi lên ư tưởng, Mofid đang ở độ tuổi 20 và anh có thể lập kỷ lục mới. Từ năm 18 tuổi, nhờ các chuyến đi tham gia thi đấu quần vợt, anh từng đặt chân đến 100 quốc gia, vùng lănh thổ. Do đó, hành tŕnh lần này Mofid chỉ cần đặt chân đến hơn 90 điểm đến nữa.
Cuối năm 2022, Cameron bắt đầu chu du khắp thế giới với hành trang là một túi xách đựng giày và vài bộ quần áo. Mục tiêu anh đặt ra là dừng chân tại mỗi nước 4 ngày.
Mofid đă thành lập công ty tổ chức sự kiện để kiếm tiền tài trợ cho hành tŕnh. Để di chuyển với chi phí tối thiểu, nam du khách Mỹ đă lập một bảng tính chi tiết từng chặng bay, tuyến đường, danh sách các nước cần xin visa. Mofid gọi bước lên kế hoạch này là "cơn ác mộng về mặt hậu cần" và chọn phương án di chuyển phù hợp nhất với ngân sách hạn hẹp.
Anh bắt đầu đến các nước châu Âu, khu vực Mofid cảm thấy an toàn, quen thuộc nhất rồi tới những nơi khó đi hoặc nguy hiểm hơn. Mofid thường xuyên đi buưt đêm và chọn lưu trú tại các khách sạn giá rẻ. Nhiều nơi anh ở thậm chí không có điện, nước như Niger và đi quá giang tại nhiều quốc gia.
Trong chuyến đi đến quốc gia thứ 115 - Nigeria vào tháng 1/2023, Mofid ghé thăm làng nổi Makoko. Cuộc sống của người dân ở đây khiến anh xúc động và quyết định thành lập tổ chức phi lợi nhuận Humanity Effect nhằm hỗ trợ trẻ em bản địa. "Tôi nghĩ đó là di sản lớn nhất mà tôi để lại trong chuyến đi", Mofid nói và cho biết đă quay lại ngôi làng nhiều lần trong những năm qua.

Mofid chụp với trẻ em trong làng khi đến Nigeria năm 2023. Ảnh: CNN
Hành tŕnh không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Tháng 4/2024, sau khi đến Algeria, Mofid ốm nặng, nằm liệt giường suốt 15 tiếng đồng hồ. Anh không đủ sức với tay lấy điện thoại để gọi ai, bắt đầu mê sảng, ra mồ hôi đầm đ́a, nóng rồi lại lạnh run. Đó cũng là khoảnh khắc duy nhất trong hành tŕnh khiến Mofid thực sự nghĩ đến việc từ bỏ.
May mắn được đưa vào bệnh viện kịp thời, Mofid hồi phục và tiếp tục khám phá Algeria, quốc gia được anh mô tả "không thể tin nổi" và trở thành một trong những nơi anh yêu thích nhất.
Yemen cũng để lại trong Mofid ấn tượng sâu đậm. Anh đến đây vào tháng 2/2023 và ví cảm giác đi bộ trên các con phố như "quay ngược về quá khứ" khi thấy người dân mặc trang phục như hàng ngàn năm trước, sống trong nhà bằng đất sét, dùng điện thoại nắp gập.
Tuy tự hào v́ được làm điều rất ít người dám thực hiện, Mofid thừa nhận phần lớn hành tŕnh khiến anh cảm thấy cô đơn khi nhiều tháng trời không gặp người quen hay sống trong môi trường không internet.
Cảm giác lạc lơng buộc Mofid phải mở ḷng, kết bạn và tṛ chuyện với người lạ ở mọi nơi. Ở tuổi 25, anh đặt chân đến quốc gia cuối cùng trong hành tŕnh - Triều Tiên - bằng cách tham gia chạy marathon quốc tế tổ chức ở thủ đô B́nh Nhưỡng.
"Cảm giác khi đáp máy bay xuống quốc gia thứ 195 thật khó diễn tả. Tôi trở thành người trẻ nhất từng hoàn thành hành tŕnh này theo tiêu chuẩn của NomadMania, chỉ hơn người giữ kỷ lục trước đó sáu tuần", anh nói. Để đánh dấu cột mốc quan trọng, Mofid cùng nhóm bạn đến một quán bar địa phương tại B́nh Nhưỡng.

Mofid (thứ hai từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm khi đến B́nh Nhưỡng hồi tháng 4. Ảnh: CNN
Dù hiện tại kỷ lục của Mofid có thể đă bị phá bởi Pferdmenges Lucas, 23 tuổi người Đức, theo danh sách UN Master's của NomadMania, nhưng điều khiến anh trân trọng nhất là trải nghiệm được quan sát cuộc sống thường nhật của người dân ở những nơi xa lạ.
Trở về Mỹ, Mofid đang dần quen lại với cuộc sống định cư. Mofid vẫn sống chung với OCD, nhưng anh học cách chấp nhận và cởi mở hơn. Nh́n lại hành tŕnh, anh cảm thấy tự hào v́ vượt qua chính ḿnh và học được rằng: "không ai tin bạn nhiều bằng chính bạn".