Việc giá cả leo thang buộc nhiều người phải điều chỉnh thói quen chi tiêu, thắt chặt tài chính và tŕ hoăn một số kế hoạch trong cuộc sống.
Người Mỹ đang gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi với mức giá hiện tại, dù là đối với những mặt hàng thiết yếu như trứng, nước đóng chai hay những sản phẩm có giá trị cao như ô tô. Một báo cáo gần đây của Wells Fargo cho thấy gần như toàn bộ người dân nước này đang trải qua cảm giác "sốc giá," bất kể mức thu nhập của họ là bao nhiêu.
Theo kết quả khảo sát, 90% người trưởng thành tại Mỹ vẫn cảm thấy bất ngờ trước giá của một số mặt hàng như xăng dầu, vé xem ca nhạc hay chi phí ăn tối tại nhà hàng. Đáng chú ư, giá thực tế của các sản phẩm này cao hơn từ 55% đến 200% so với kỳ vọng của người tiêu dùng.
Việc giá cả leo thang buộc nhiều người phải điều chỉnh thói quen chi tiêu, thắt chặt tài chính và tŕ hoăn một số kế hoạch trong cuộc sống. Khảo sát của Wells Fargo được thực hiện trên hơn 3.600 người tiêu dùng vào mùa thu vừa qua cũng ghi nhận xu hướng cắt giảm chi tiêu diễn ra ngày càng phổ biến.
Michael Liersch, trưởng bộ phận tư vấn và lập kế hoạch của Wells Fargo, cho biết: "Giá trị đồng đô la Mỹ hiện nay không c̣n mang tính ổn định như trước đây, khiến hành vi tiêu dùng thay đổi đáng kể.". Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng quá tŕnh thích nghi với sự thay đổi này cần có thời gian. H́nh thành thói quen là một quá tŕnh lâu dài. Có thể đến năm sau, người tiêu dùng sẽ ít cảm thấy sốc giá hơn và dần thích nghi với t́nh h́nh mới để đưa ra kế hoạch tài chính phù hợp.

Việc giá cả leo thang buộc nhiều người phải điều chỉnh thói quen chi tiêu, thắt chặt tài chính và tŕ hoăn một số kế hoạch trong cuộc sống. CNN.
Một số dấu hiệu của sự điều chỉnh đă bắt đầu xuất hiện. Dù nợ thẻ tín dụng của người Mỹ đă đạt mức cao kỷ lục, tốc độ tăng trưởng của khoản nợ này có xu hướng chậm lại. Theo Charlie Wise, Phó chủ tịch cấp cao của TransUnion, điều này chứng tỏ người tiêu dùng đang dần giảm bớt sự phụ thuộc vào thẻ tín dụng để trang trải chi tiêu hàng tháng. "Sau nhiều năm phải đối mặt với t́nh trạng lạm phát cao, người dân đang t́m ra cách thích nghi với giá cả hiện tại," ông nhận định.
Tuy nhiên, mối lo ngại về lạm phát vẫn chưa chấm dứt. Tổng thống Donald Trump dự kiến áp mức thuế quan 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico vào tháng Ba tới. Điều này có thể khiến giá cả leo thang hơn nữa trong những tháng sắp tới.
Nỗi lo lạm phát tái diễn
Các chuyên gia nhận định rằng mức thuế mới có thể gây áp lực lớn lên một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đặc biệt là thực phẩm. Theo số liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, giá thực phẩm đă tăng 28% trong ṿng năm năm qua, và mức thuế mới có thể khiến t́nh h́nh trở nên nghiêm trọng hơn.
Triển vọng lạm phát gia tăng đang gây lo lắng cho nhiều người tiêu dùng. Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Conference Board đă giảm mạnh trong tháng 2, ghi nhận mức giảm lớn nhất kể từ tháng 8 năm 2021. Một cuộc khảo sát của Đại học Michigan cũng cho thấy phần lớn người dân Mỹ lo ngại rằng lạm phát sẽ quay trở lại.
Báo cáo mới nhất của CreditCards.com chỉ ra rằng 23% người Mỹ dự đoán t́nh h́nh tài chính của họ sẽ tệ hơn hoặc rơi vào cảnh nợ nần trong năm nay. Một phần nguyên nhân đến từ việc họ phải mua sắm nhiều hơn trước khi thuế quan mới có hiệu lực.
Trong bối cảnh này, chuyên gia tài chính Andrea Woroch khuyến nghị người tiêu dùng nên xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lư và theo dơi các khoản chi để kiểm soát ngân sách hiệu quả hơn. "Việc liệt kê tất cả chi tiêu, bao gồm cả các nhu cầu thiết yếu lẫn mong muốn cá nhân, giúp người tiêu dùng xác định được các khoản chi không cần thiết và có phương án cắt giảm phù hợp," bà cho biết.
Ngoài ra, bà cũng khuyên mọi người nên nhận diện các yếu tố kích thích hành vi mua sắm không kiểm soát để tránh rơi vào bẫy chi tiêu không cần thiết. "Nếu bạn dễ bị thu hút bởi các chương tŕnh giảm giá, hăy hủy đăng kư nhận bản tin khuyến măi từ các cửa hàng hoặc tắt thông báo từ các ứng dụng mua sắm."
Woroch nhấn mạnh rằng việc kiểm soát tốt tài chính cá nhân không chỉ giúp người tiêu dùng duy tŕ mức chi tiêu hợp lư mà c̣n giảm bớt căng thẳng về áp lực tài chính trong bối cảnh giá cả ngày càng tăng. "Cuối cùng, mục tiêu của việc quản lư tài chính hiệu quả là giúp bạn có sự chủ động trong việc chi tiêu và tránh bị ảnh hưởng quá lớn bởi biến động giá cả trên thị trường," bà kết luận.
VietBF@sưu tập