Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20/1/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă triển khai một loạt biện pháp cứng rắn nhằm tăng cường trục xuất người nhập cư bất hợp pháp khỏi nước Mỹ - một trong những cam kết trọng điểm của ông suốt chiến dịch tranh cử năm 2024.
Tuy nhiên, quá tŕnh thực thi chính sách không hề đơn giản. Chính quyền Tổng thống Trump đang đối mặt với nhiều rào cản, từ nguồn lực tài chính hạn chế, thiếu nhân viên xử lư hồ sơ nhập cư, thiếu hụt cơ sở giam giữ. Để giải quyết bài toán này, Nhà Trắng đang thúc đẩy Quốc hội thông qua một gói ngân sách trị giá 175 tỷ USD nhằm hỗ trợ các biện pháp thực thi luật nhập cư trong ṿng 4 năm tới.
Hệ lụy nhăn tiền
Những động thái này đang gây ra làn sóng lo sợ trong cộng đồng người nhập cư, bao gồm cả những người có giấy tờ hợp pháp. Nhiều người chọn cách ở trong nhà, hạn chế ra ngoài hay thậm chí bỏ việc để tránh nguy cơ bị bắt giữ. Điều này khiến các ngành kinh tế phụ thuộc vào lao động nhập cư - như xây dựng, dịch vụ ăn uống và chăm sóc sức khỏe - rơi vào t́nh trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng.
Việc trục xuất hàng trăm ngh́n người lao động sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ. Theo ước tính, những người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp chiếm khoảng 5% tổng lực lượng lao động Mỹ, nhưng tỷ lệ này cao hơn đáng kể trong một số ngành quan trọng. Ví dụ, gần 50% số lao động trong ngành nông nghiệp không có giấy tờ hợp pháp. Họ đảm nhiệm nhiều vai tṛ thiết yếu, từ quản lư trang trại, vận hành máy móc nông nghiệp cho đến thu hoạch và chế biến thực phẩm. Nếu những người bị trục xuất đột ngột, sản lượng nông nghiệp Mỹ sẽ giảm sút, kéo theo giá cả thực phẩm leo thang, ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người tiêu dùng.

Người nhập cư từ Colombia bị trục xuất về nước, ngày 29/1/2025.
Những tác động tiêu cực cũng lan rộng đến lĩnh vực xây dựng, nơi mà khoảng 25% công nhân không có giấy tờ hợp pháp. Lực lượng lao động này có tay nghề cao và không dễ thay thế. Người lao động nhập cư tham gia sâu trong các hoạt động xây dựng nhà ở và chuyên về các công việc như lắp đặt trần, sàn, lợp mái và làm tường thạch cao. Ít nhân công hơn có nghĩa là việc xây dựng nhà ở sẽ chậm hơn, điều này sẽ khiến giá nhà trở nên đắt đỏ hơn, làm trầm trọng thêm các vấn đề hiện tại về nguồn cung nhà ở và khả năng chi trả của người mua. Việc thiếu hụt lao động có thể làm chậm quá tŕnh xây dựng nhà ở, đẩy giá bất động sản lên cao và làm trầm trọng hơn t́nh trạng khan hiếm nhà ở vốn đă tồn tại từ lâu tại Mỹ.
Không khó để dự đoán những hậu quả kinh tế tiêu cực từ các chính sách nhập cư hà khắc. Năm 2011, bang Alabama đă áp dụng luật nhập cư nghiêm ngặt (HB-56), cho phép cảnh sát địa phương điều tra t́nh trạng nhập cư của những người lái xe bị tạm dừng v́ chạy quá tốc độ. Luật này cũng cấm chủ nhà cho thuê bất động sản kư hợp đồng với những người nhập cư không có quyền hợp pháp để làm việc hoặc sinh sống tại đất nước này. Luật HB-56 và những tác động từ đó đă khiến nhiều lao động nhập cư từng sinh sống tại Alabama rời khỏi bang này sau các cuộc đột kích tại nơi làm việc, dẫn đến sự sụt giảm mạnh mẽ của lực lượng lao động nhập cư trong bang. Kết quả là nền kinh tế Alabama thiệt hại từ 2,3-10,8 tỷ USD/ năm do mất lao động và suy giảm sản lượng kinh tế.
Các chính trị gia ủng hộ chính sách của ông Trump lập luận rằng việc trục xuất hàng loạt sẽ giúp tiết kiệm chi tiêu công và tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động Mỹ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy điều ngược lại. Người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp vẫn đóng góp hàng chục tỷ USD tiền thuế mỗi năm, nhưng lại không được hưởng nhiều phúc lợi xă hội như công dân Mỹ. Họ đang gián tiếp hỗ trợ hệ thống an sinh xă hội và giúp ổn định nền kinh tế.
Một điểm quan trọng nữa là chiến dịch trục xuất ồ ạt có thể gây ra cú sốc lớn cho hệ thống tài chính Mỹ. Nếu hàng triệu người nhập cư bị đẩy ra khỏi đất nước, thị trường lao động sẽ mất đi một phần không nhỏ lực lượng tiêu dùng và vay nợ. Những người này hiện đang đóng góp vào nền kinh tế thông qua các khoản vay mua nhà, xe hơi, thẻ tín dụng… Sự mất mát này có thể làm giảm sức mua, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Được và mất
Giới chức chính quyền Tổng thống Trump và các chính trị gia bảo thủ lập luận rằng việc trục xuất quy mô lớn sẽ giúp tiết kiệm ngân sách liên bang, khi ít người hơn có thể tiếp cận các chương tŕnh hỗ trợ như giáo dục công lập hay trợ cấp nhà ở. Đồng thời, họ khẳng định rằng chính sách này sẽ giải phóng nhiều cơ hội việc làm hơn cho công dân Mỹ. Tuy nhiên, thực tế và dữ liệu hiện có lại cho thấy một viễn cảnh trái ngược.
Thứ nhất, người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp đang đảm nhiệm nhiều công việc mà người Mỹ bản địa ít quan tâm - với điều kiện làm việc khắc nghiệt hoặc mức lương thấp - đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ và chăm sóc sức khỏe. Ngay cả khi người Mỹ sẵn sàng đảm nhận chúng, lực lượng lao động nội địa sẵn có vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thứ hai, việc giảm nguồn lao động nhập cư có thể đẩy mức lương trung b́nh trong nhiều ngành lên cao hơn, làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Hệ quả là nhiều doanh nghiệp nhỏ có thể phải cắt giảm nhân sự hoặc thậm chí đóng cửa do không thể thích nghi với chi phí vận hành leo thang. Với các doanh nghiệp và hộ gia đ́nh có nợ tiêu dùng như thế chấp nhà, vay mua ô tô hay tín dụng tiêu dùng, việc mất đi một lượng lớn lao động nhập cư cũng có thể xáo trộn và tác động tiêu cực tới hệ thống tài chính.
Thứ ba, những người nhập cư không có giấy tờ hợp pháp thực tế vẫn đóng góp đáng kể cho ngân sách quốc gia. Theo ước tính, lực lượng đóng hơn 96 tỷ USD thuế/ năm ở cấp liên bang, cấp bang và địa phương, nhưng lại không đủ điều kiện nhận nhiều chương tŕnh phúc lợi công cộng như An sinh Xă hội hay Medicare. Điều này có nghĩa là họ đang gián tiếp hỗ trợ hệ thống an sinh xă hội và góp phần duy tŕ các dịch vụ công cho người Mỹ hợp pháp.
Rủi ro không dừng lại
Chính sách trục xuất người nhập cư quy mô lớn của chính quyền Tổng thống Donald Trump không chỉ tác động mạnh đến kinh tế và xă hội Mỹ mà c̣n tạo ra những làn sóng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia. Một số nước có công dân bị trục xuất đă bày tỏ sự phản đối gay gắt trong khi nhiều đồng minh của Mỹ quan ngại về tác động nhân đạo và chính trị của chiến dịch này.
Mexico có thể xem là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do có hàng triệu công dân đang sinh sống tại Mỹ. Việc trục xuất quy mô lớn đặt áp lực lớn lên nền kinh tế và hệ thống an sinh xă hội của nước này. Thượng tuần tháng 2, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết nước này đă tiếp nhận gần 11.000 người di cư bị trục xuất từ Mỹ kể từ ngày 20/1, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức. Trong khi đó, các nước Trung Mỹ như Guatemala, Honduras, El Salvador cũng lo ngại về việc tiếp nhận công dân bị trục xuất, làm gia tăng khủng hoảng kinh tế và xă hội.
Khi phần lớn sự chú ư tập trung vào hàng trăm ngh́n người di cư có nguy cơ bị trục xuất về các nước Mỹ Latinh, nhiều người dân khu vực đảo quốc Thái B́nh Dương cũng có khả năng phải rời đi. Danh sách những người nhận được "lệnh cuối cùng về trục xuất" từ Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ gồm khoảng 350 người di cư từ Fiji, 150 người từ Tonga và 57 người từ Samoa, cùng một số nước khác.
Giới chức các quốc gia này bày tỏ lo ngại về nguy cơ những người từng chịu án h́nh sự tại Mỹ trở về nước, kèm theo nguy cơ bất ổn và thiếu an ninh. Thực tế các vụ trục xuất h́nh sự từ Mỹ, Australia và New Zealand về khu vực đă tăng mạnh trong thập kỷ qua, song các quốc gia này vẫn thiếu hụt nghiêm trọng nguồn tài chính để hỗ trợ các nỗ lực tái ḥa nhập.
Một số cảnh báo c̣n đề cập nguy cơ chính sách trục xuất hàng loạt có thể khiến Mỹ bị chỉ trích v́ vi phạm nhân quyền, ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác. Các nước Trung Mỹ và Mexico có thể giảm hợp tác về an ninh biên giới và chống ma túy nếu Mỹ thực thi các chính sách nhập cư quá cứng rắn.
Các nước châu Âu như Đức, Pháp và Tây Ban Nha từng lên án chính sách nhập cư cứng rắn của Tổng thống Donald Trump. Canada, nước láng giềng, cũng có thể phải đối mặt với áp lực nhập cư lớn hơn khi nhiều người t́m cách di cư thay v́ ở lại Mỹ.
Không thể phủ nhận rằng kiểm soát nhập cư là một vấn đề quan trọng đối với chính quyềnMỹ. Chiến dịch trục xuất quy mô lớn của Tổng thống Trump đang đặt nước Mỹ vào một t́nh thế đầy rủi ro và cuộc tranh luận về nhập cư tại Mỹ không chỉ đơn thuần là vấn đề pháp lư mà c̣n là bài toán kinh tế-xă hội phức tạp. Một nền kinh tế đă phụ thuộc vào lao động nhập cư trong nhiều thập kỷ không thể thay đổi một cách đột ngột mà không gây ra những hậu quả khôn lường. Điều quan trọng hơn cả là liệu chính quyền Trump có thể đạt được mục tiêu trục xuất "hàng triệu" người mà không làm tổn hại đến chính nước Mỹ hay không.
Và nếu những cảnh báo về các hệ lụy kinh tế trở thành hiện thực, liệu chính quyền có sẵn sàng điều chỉnh chính sách trước khi quá muộn?
VietBF@ Sưu tập