Giấy báo là thứ giấy gói cảm thấy rất thích. V́ thế có rất nhiều thức ăn đường phố được gói bằng giấy báo như: xôi, bánh rán, bánh mỳ, quẩy, khoai tây chiên… Tuy nhiên giấy báo không phải là bẩn và vô cùng độc hại đối với người sử dụng.
Bỏ qua lệnh cấm
Theo Quyết định số 39/2005/ QĐ-BYT được Bộ Y tế ban hành ngày 28-11-2005 về quy định các thiết bị và dụng cụ chế biến bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm phải được làm từ nguyên liệu không độc, không gây mùi vị lạ so với mùi vị của thực phẩm ban đầu, không hấp thụ, không thôi nhiễm vào thực phẩm, không bị ăn ṃn, tránh bụi, côn trùng và các nguồn ô nhiễm khác. Quyết định này cũng nghiêm cấm việc đóng gói thực phẩm bằng các loại bao b́ có nguy cơ gây ngộ độc, gây hại, không bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm như giấy báo, nhựa tái sinh…
Thế nhưng, dạo qua những nơi tập trung đông dân cư như các khu phố, chợ, bến tàu, bến xe…, dễ dàng bắt gặp cảnh người bán xôi, bánh mỳ, bán các món chiên rán (như bánh khoai, bánh rán…) sử dụng giấy báo, giấy in để bọc thức ăn cho thực khách. Việc sử dụng những loại giấy đă qua sử dụng này giúp tiết kiệm một khoản chi phí so với khi mua các loại hộp đựng an toàn. Do đó, giấy báo, giấy in cũ thường được sử dụng để bọc thực phẩm chín, thậm chí là thực phẩm vừa chế biến c̣n nóng, dính nhiều dầu mỡ… Không mấy ai quan tâm đến sự ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe. Khi được hỏi “Chị có biết, khi sử dụng giấy báo, giấy in bọc trực tiếp thực phẩm chín sẽ gây nguy hại cho người sử dụng?”, chủ một gánh xôi ở Bến xe Gia Lâm hồn nhiên trả lời: “Tôi thấy giấy báo sạch, gói vào một lúc rồi ăn ngay cũng có sao đâu. Tôi bán xôi nhiều năm nay, chưa thấy ai bị đau bụng hay ngộ độc khi ăn xôi có bọc giấy in. Khi bọc xôi trong giấy báo, giấy in, tôi cũng không thấy khách hàng nào thắc mắc hay than phiền ǵ về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Về phía người tiêu dùng, v́ không nhận ra hậu quả, sự ảnh hưởng đối với sức khỏe ngay lập tức nên nhiều người dù biết nguy hiểm nhưng vẫn sử dụng thực phẩm gói bằng giấy báo. Em Đặng Phương Anh, sinh viên Học viện Tài chính chia sẻ: “Em và các bạn thường ăn những món ăn vặt như bánh ngô rán, bánh chuối được gói bằng các loại giấy báo, giấy in. Dù biết giấy in có chất độc hại dễ nhiễm vào thức ăn chín nhưng nếu chỉ sử dụng trong chốc lát th́ chắc cũng không ảnh hưởng ǵ đến sức khỏe”.
Tự “rước” chất độc vào người
Trong khi người dân tỏ ra thờ ơ th́ các nhà khoa học lo ngại trước sự ảnh hưởng có hại của giấy in khi được dùng để bao gói thực phẩm đối với sức khỏe con người. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, giấy in chữ được bán cân, rẻ tiền nên được người dân sử dụng phổ biến, nhưng loại giấy này không thuộc nhóm giấy sử dụng để bao gói thực phẩm. Giấy báo, giấy in dùng để đọc th́ không có vấn đề ǵ phải bàn, nhưng việc tận dụng chúng để bao gói thực phẩm, nhất là thực phẩm chín th́ vô cùng nguy hại, bởi giấy in sử dụng mực in có hàm lượng muối ch́ cao, dễ ḥa tan vào trong dung môi nước hay chất béo (dầu, mỡ) trong quá tŕnh gói thực phẩm (mực in sẽ ḥa tan trong thực phẩm). Sử dụng thức ăn chín được bao gói bằng loại giấy này, vô h́nh trung người tiêu dùng tự “rước” chất độc (ch́) vào cơ thể.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, không chỉ giấy in, giấy báo có chữ, mà ngay cả giấy trắng được sử dụng để bao gói thực phẩm cũng gây nguy hiểm cho người dùng. Lư do là bởi trong quá tŕnh sản xuất giấy, người ta cho vào đó chất tẩy rửa. Chất này, sau khi tiếp xúc với thực phẩm sẽ gây ra các phản ứng có hại, chất độc hại sẽ lưu lại trên thực phẩm. Nếu ăn những loại thực phẩm đó trong thời gian dài, người dùng có thể bị ngộ độc. “Khi ăn quẩy, bánh mỳ được gói bằng giấy in, chúng ta không bị ngộ độc tức thời, nhưng có thể bị ô nhiễm trường diễn – chỉ khi đến giới hạn th́ nó mới bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây cũng là lư do khiến nhiều người không thấy được tác hại của việc này, nên vẫn vô tư sử dụng giấy báo để gói thức ăn. Do vậy, người tiêu dùng phải cương quyết nói không khi người bán hàng bao gói thực phẩm trong các loại giấy trên. Người bán hàng phải sử dụng những loại giấy gói thực phẩm không in chữ, được cơ quan chức năng quy định sử dụng trong thực phẩm”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.
Khuyến cáo mọi người nâng cao ư thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đ́nh và cộng đồng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho rằng: Người dân nên sử dụng một số loại lá cây trồng có sẵn để bao gói thực phẩm, cách này vừa an toàn vừa thân thiện với môi trường. Lá chuối, lá dong, lá dừa, lá sen… có chứa nhóm nhân phenol gây ức chế vi khuẩn và rất dễ bị phân hủy trong đất. Các loại lá này rất sạch, có mùi thơm đặc trưng, mềm, mịn, bề mặt trơn nên ít bám bụi và không giữ nước, do đó, chỉ cần rửa qua, lau sạch là có thể dùng để bao gói thực phẩm, rất an toàn.
VietBF © sưu tập