Ngôi sao điện ảnh Hollywood kể về huyền thoại nhan sắc - Nghệ sĩ Ưu tú Thẩm Thúy Hằng khi cùng bà trên đi chung chuyến bay và ở chung khách sạn.
Minh tinh Kiều Chinh kể kỷ niệm thân thiết với Nghệ sĩ Ưu tú Thẩm Thúy Hằng
Minh tinh Kiều Chinh mới đây đă chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ với cố Nghệ sĩ Ưu Ưu tú Thẩm Thúy Hằng – một trong những gương mặt nổi bật của điện ảnh Việt Nam thời kỳ đầu.

Kiều Chinh và Thẩm Thúy Hằng thân thiết hồi trẻ. Ảnh: TL
Kiều Chinh cho biết, thời điểm đó điện ảnh Việt Nam c̣n non trẻ với hai hăng phim lớn là Mỹ Vân và Alpha. Trong khi hăng phim Mỹ Vân thường sản xuất phim cho Nghệ sĩ Ưu tú Thẩm Thúy Hằng, th́ hăng Alpha lại là nơi Kiều Chinh góp mặt trong nhiều tác phẩm.
"Dù ít có cơ hội đóng chung phim, nhưng tôi và Thẩm Thúy Hằng lại thường xuyên gặp nhau tại các đại hội và buổi tiệc. Ví dụ, hăng phim Alpha mở tiệc sẽ mời Thẩm Thúy Hằng tới, và ngược lại, hăng Mỹ Vân cũng thường mời tôi khi họ tổ chức," Kiều Chinh chia sẻ.
Cột mốc quan trọng đánh dấu t́nh bạn gắn bó hơn giữa hai minh tinh là khi cả hai được hai hăng phim cử đi dự Đại hội Điện ảnh tại Đài Loan năm 1964.

"Đó là lần đầu tiên chúng tôi ngồi chung máy bay, ở chung khách sạn và tham gia các buổi tiệc suốt nhiều ngày liền. Rất vui. Thẩm Thúy Hằng lúc nào cũng vui tính, cười nói tíu tít, rất dễ thương. Chúng tôi thân thiết ngay sau chuyến đi ấy," Kiều Chinh nhớ lại.
Sau khi trở về nước, dù không có cơ hội đóng phim chung, hai nữ nghệ sĩ vẫn thường xuyên gặp gỡ tại các sự kiện điện ảnh. Phải đến năm 1968, họ mới lần đầu hợp tác trong một bộ phim quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng.
"Chúng tôi quay phim cùng nhau ở nhiều nơi, thậm chí sang cả Đài Loan. Lại ở chung khách sạn nên rất thân thiết, thường rủ nhau đi chơi, đi ăn sáng. Tính cách Thẩm Thúy Hằng lúc nào cũng vui vẻ, chưa từng thấy cô ấy buồn hay cau có," Kiều Chinh chia sẻ thêm.
Một kỷ niệm đặc biệt mà Kiều Chinh không thể quên là khi làm việc với các diễn viên nước ngoài. "Ngôn ngữ chung lúc đó là tiếng Anh, nhưng Thẩm Thúy Hằng không nói được tiếng Anh nên tôi thường xuyên phiên dịch cho cô ấy. Ví dụ, có anh hỏi: 'How are you?', tôi lại nhắc: 'Anh ấy hỏi em có khỏe không, em đáp khỏe là được.' Chúng tôi cứ nh́n mắt nhau mà tṛ chuyện, rất vui," Kiều Chinh kể.

NSƯT Thẩm Thúy Hằng và Kiều Chinh tại một sự kiện điện ảnh. Ảnh: TL
Nói về đồng nghiệp thân thiết, Kiều Chinh dành nhiều lời khen ngợi: "Thẩm Thúy Hằng rất thông minh, yêu nghề. Với tôi, cô ấy đẹp như một pho tượng, đúng với biệt danh 'Người đẹp B́nh Dương.' Tôi nhớ khi phim Người đẹp B́nh Dương ra đời, mọi người đều sửng sốt và bùng nổ v́ nhan sắc quá đỗi tuyệt vời của cô ấy".
Diễn viên Kiều Chinh tên đầy đủ Nguyễn Thị Chinh, sinh năm 1937 tại Hà Nội, được mệnh danh là một trong tứ đại mỹ nhân Sài G̣n một thời, sánh vai cùng Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Kim Cương.
Bà bắt đầu sự nghiệp diễn xuất vào những năm 1950 và nhanh chóng trở thành một ngôi sao nổi tiếng trong nước trước khi bước ra thế giới chinh phục thị trường Hollywood. Một trong những vai diễn nổi bật của bà là trong bộ phim The Joy Luck Club (1993). Năm 1968, Kiều Chinh đóng phim Chuyện năm Dần (Year Of The Tiger) do Mỹ sản xuất với nam tài tử nổi tiếng Marshall Thompson.

Nhan sắc Kiều Chinh thời trẻ và hiện tại. Ảnh: TL
Kiều Chinh được nhận được nhiều giải thưởng danh giá, bao gồm giải Emmy cho bộ phim tài liệu Kieu Chinh: A Journey Home ghi nhận những đóng góp không ngừng nghỉ của bà cho nghệ thuật và cộng đồng.
Thẩm Thúy Hằng vừa là minh tinh màn bạc, vừa là biểu tượng nhan sắc của điện ảnh miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
Thẩm Thúy Hằng tên thật là Nguyễn Kim Phụng năm 1939 tại Hải Pḥng, nhưng khi chưa đầy năm, cô cùng gia đ́nh trở về miền Nam và lớn lên ở An Giang.
16 tuổi, cô thiếu nữ Kim Phụng tham gia cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh của hăng phim Mỹ Vân và đạt giải nhất của cuộc thi sau khi vượt qua 2000 thí sinh khác.
Thẩm Thúy Hằng đóng khoảng 60 phim và là giai nhân nổi tiếng vào thập niên 1950, 1960. Không chỉ điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng c̣n tham gia lĩnh vực sân khấu, đóng kịch và cải lương.
Thẩm Thúy Hằng rực sáng trong các phim Nàng, Trà Hoa Nữ, Đôi mắt huyền, Điệp vụ t́m vàng, Sóng t́nh, Như hạt mưa sa, Tứ quái Sài G̣n... Thời vang bóng, vào năm 1972 - 1974, Thẩm Thúy Hằng đă hai lần đoạt giải Diễn viên xuất sắc Á Châu tại Liên hoan phim Đài Bắc, Ảnh hậu Á Châu trong Liên hoan phim Á Châu tổ chức tại Hong Kong và Đài Loan.
Ở lĩnh vực sân khấu, Thẩm Thúy Hằng có những vai diễn đáng chú ư trong Cho t́nh yêu mai sau, Đôi bông tai, Hoa sim gai trắng, Biệt thự hoang tàn... Vai diễn cuối cùng của bà trên sân khấu là Phồn Y trong vở Lôi Vũ của Đoàn kịch Kim Cương sau năm 1975.
Thẩm Thúy Hằng cùng Thanh Nga, Kiều Chinh, Kim Cương được mệnh danh là tứ đại mỹ nhân của Sài G̣n trước năm 1975.
Sau năm 1975, Thẩm Thúy Hằng tiếp tục đóng nhiều phim: Cho cả ngày mai, Ngọn lửa Krông Jung... Bà được chọn tham dự Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary (Tiệp Khắc).
Những năm cuối đời, Thẩm Thúy Hằng sống khép kín tại nhà riêng ở khu Thanh Đa (quận B́nh Thạnh, TP.HCM), tu tại gia và nghiên cứu Thiền học.
Khác với những ngôi sao khác chuyển từ sân khấu cải lương hay thoại kịch sang đóng phim, Thẩm Thúy Hằng và Kiều Chinh là hai nữ tài tử đều được điện ảnh t́nh cờ phát hiện trong cùng một năm (1957) và đóng phim cho đến năm 1975.
Không chỉ nổi tiếng trong nước, Thẩm Thúy Hằng cũng nhiều lần đại diện cho điện ảnh Sài G̣n tham dự các đại hội điện ảnh Á Châu tổ chức ở Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore…
Bà cũng là nữ tài tử đóng chung với nhiều ngôi sao ngoại quốc nhất. Nếu Kiều Chinh hay đóng chung với các ngôi sao Hollywood nhờ khả năng tiếng Anh th́ Thẩm Thúy Hằng thường diễn xuất chung với các ngôi sao châu Á như Wen Tao (Đài Loan), Địch Long, Khương Đại Vệ, Lư Lệ Hoa, Trịnh Phối Phối (Hong Kong)…
Bộ phim hợp tác thành công nhất của Thẩm Thúy Hằng là Sóng t́nh (1972), đóng chính cạnh nam tài tử Wen Tao của Đài Loan. Thẩm Thúy Hằng đă hai lần đoạt giải Diễn viên xuất sắc tại Đại hội Điện ảnh Á Châu tổ chức tại Đài Bắc, Ảnh hậu tại Đại hội Điện ảnh Á Châu tổ chức tại Hong Kong (1972, 1974)…
Nghệ sĩ Ưu tú Thẩm Thúy Hằng qua đời vào 20h10 ngày 6/9/2022 tại TP.HCM.
VietBF@ sưu tập