Bộ trưởng Quốc pḥng Đức cho biết nước này sẽ không cung cấp thêm hệ thống tên lửa pḥng không Patriot và tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine, v́ số lượng các khí tài này đang bị hạn chế.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Financial Times ngày 13/7, Bộ trưởng Quốc pḥng Đức Boris Pistorius cho biết nước này đă chuyển giao 3 trong số 12 hệ thống pḥng không Patriot cho Ukraine.
"Chúng tôi chỉ c̣n 6 hệ thống ở Đức," ông Pistorius nói, đồng thời cho biết có hai hệ thống khác đang được triển khai tại Ba Lan và ít nhất một hệ thống đang được bảo tŕ hoặc dùng cho huấn luyện.
Ông thừa nhận: "Đó thực sự là con số quá ít, đặc biệt khi xét đến các mục tiêu năng lực mà NATO yêu cầu. Chúng tôi chắc chắn không thể chuyển giao thêm".Bộ trưởng Quốc pḥng Đức cho biết Berlin đang đàm phán với Washington để mua 2 hệ thống Patriot từ kho dự trữ của Mỹ để viện trợ cho Ukraine. Tổng thống Mỹ Donald Trump đă xác nhận ông có ư định phê duyệt kế hoạch này.
Cũng trong cuộc phỏng vấn, ông Pistorius tái khẳng định Đức sẽ không chuyển giao tên lửa Taurus cho Ukraine, bất chấp các đề nghị mới từ Kiev; song Berlin vẫn sẵn sàng đảm nhận vai tṛ dẫn dắt trong việc bảo đảm an ninh châu Âu. Tên lửa Taurus có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách 500 km - tầm bắn xa hơn các loại vũ khí tầm xa khác mà Ukraine nhận được từ các đồng minh.
“Trước đây, người Anh, người Mỹ và người Pháp đă hiện diện tại Đức để bảo vệ sườn phía Đông... Ngày nay, Lithuania, các nước vùng Baltic, Ba Lan là sườn phía Đông và chúng tôi phải có đóng góp tại đó,” ông nói.
Ông Pistorius cũng kêu gọi các nhà sản xuất vũ khí của Đức đẩy nhanh tiến độ sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng. “Điểm yếu trước đây là việc chỉ đặt mua bổ sung vũ khí khi các vũ khí hiện có gần như đă cạn kiệt hoặc hư hỏng. Chúng ta cần một hệ thống tự tái tạo thông qua các đợt giao hàng liên tục kéo dài nhiều năm, để số lượng xe tăng sẵn sàng chiến đấu luôn ổn định,” ông Pistorius nói thêm.
Nga, Ukraine chưa b́nh luận về tuyên bố của Bộ trưởng Quốc pḥng Đức.
Trong nhiều tháng qua, Đức đă phản đối việc cung cấp tên lửa Taurus. Cựu Thủ tướng Olaf Scholz từng nhiều lần ngăn chặn động thái này, viện dẫn nguy cơ xung đột leo thang. Người kế nhiệm ông Scholz là Thủ tướng đương nhiệm Friedrich Merz, sau đó tuyên bố rằng vấn đề này vẫn đang được xem xét và xác nhận rằng Berlin đang hỗ trợ Kiev phát triển vũ khí tầm xa trong khuôn khổ một thỏa thuận song phương. Ông Merz nói thêm rằng Kiev sẽ không bị giới hạn về cách sử dụng các loại vũ khí này.
Thiếu tướng Christian Freuding, người giám sát việc điều phối hỗ trợ quân sự của Đức cho Ukraine, cho biết Berlin sẽ cung cấp cho Kiev lô tên lửa tầm xa đầu tiên do nước này tài trợ vào cuối tháng 7.
Nga đă từng cảnh báo việc chuyển giao tên lửa Taurus sẽ khiến Đức trở thành bên tham chiến trực tiếp trong xung đột tại Ukraine. Moscow cũng nhiều lần chỉ trích việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Kiev, cho rằng điều này chỉ kéo dài chiến sự và làm gia tăng nguy cơ một cuộc chiến quy mô lớn hơn.
|