Yêu sách hết sức phi lư của Trung Quốc trên Biển Đông cùng luận điệu tuyên truyền ngụy tạo chứng cứ đang khiến nhiều người liên tưởng đến câu nói nổi tiếng của Joseph Goebbels, Bộ trưởng Tuyên truyền của Đức Quốc xă.
Goebbels nói rằng: "Nếu nói dối đủ to và cứ tiếp tục lặp đi lặp lại lời dối trá của ḿnh, quần chúng rồi sẽ tin vào lời dối đó”. Đó là thủ thuật nói dối đúng lúc, nói dối nhiều lần với tham vọng bá quyền độc chiếm Biển Đông. Diễn biến phức tạp trên Biển Đông cùng bản chất ngụy tạo chứng cứ thô thiển về chủ quyền lănh thổ theo kiểu "biến không thành có”, biến vùng không tranh chấp trở thành vùng tranh chấp của Trung Quốc đang làm cho nhu cầu của chính người dân Trung Quốc muốn hiểu rơ sự thật lịch sử trở nên bức thiết. Lịch sử Trung Quốc hiển nhiên khẳng định lănh thổ quốc gia này không hề có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Lănh thổ Trung Quốc qua các triều đại được ghi dấu bằng các bản đồ như "Hoàng triều dư địa toàn đồ” (1728-1729), "Hoàng triều nhất thống dư địa toàn đồ” (1894), và "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” xuất bản năm 1904 của Trung Quốc được công bố thời nhà Thanh (do Nhà xuất bản Thượng Hải in năm 1904) là những chứng cứ lịch sử không thể chối căi, khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn không thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Nhiều chứng cứ, trong đó có các bản đồ của chính Nhà nước Trung Quốc công bố với cả thế giới thể hiện rơ ràng cực nam lănh thổ của quốc gia này chỉ đến đảo Hải Nam. Cũng như sử sách của Trung Quốc đă khẳng định rơ cực nam của Trung Quốc là núi Nhai (Nhai Sơn hay Thiên Nhai Sơn) nằm phía nam Nhai Châu (đảo Hải Nam ngày nay) ở vị trí 18030’ vĩ độ Bắc. Những chứng cứ lịch sử như vậy không thể xóa bỏ, không thể bị bóp méo nhằm mục đích thực hiện yêu sách "đường lưỡi ḅ” phi lư trên Biển Đông. Trong khi đó, ít nhất từ thời Chúa Nguyễn, Việt Nam đă thực thi chủ quyền thường xuyên và ổn định ở Hoàng Sa và Trường Sa. Cùng với bản đồ, c̣n nhiều chứng cứ lịch sử khác khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa
Thế nhưng, với yêu sách hoang đường của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian qua người dân Trung Quốc chỉ được tiếp cận những chứng cứ ngụy tạo do chính quyền Trung Quốc cố t́nh đưa ra. Người dân Trung Quốc không có điều kiện để biết rơ thực chất các chứng cứ lịch sử - khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Giới trí thức tiến bộ ngay tại Trung Quốc cũng đă phải lên tiếng về chủ quyền ngụy tạo "biến không thành có” của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa, với cả "đường lưỡi ḅ” phi lư chiếm gần trọn Biển Đông. Tuy nhiên những tiếng nói trung thực đúng đắn ấy ngay "trong ḷng Trung Quốc” vẫn bị trùm phủ bởi luận điệu ngụy biện về chủ quyền qua các kênh truyền thông ở Trung Quốc. Sự tưởng tượng về chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc thậm chí c̣n lọt vào các trang sách giáo khoa giảng dạy ở trường học và nhiều tài liệu khác. Sự nói dối động trời nếu được lặp đi lặp lại vẫn sẽ có người tin. Câu chuyện nỗi tiếng "Tăng Sâm giết người” thời Xuân Thu với sự lặp đi lặp lại những thông tin giả dối đă khiến mẹ của Tăng Sâm tin con ḿnh phạm tội tày đ́nh - dường như đang được tái lập trong kỹ thuật truyền thông của Trung Quốc về chủ quyền hoang đường trên Biển Đông. Trung Quốc bị nhiều quốc gia phản đối khi chính thức đưa ra yêu sách "đường lưỡi ḅ” bằng Công hàm CML/17/2009 được gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 7-5-2009 nhưng Trung Quốc không nêu được cơ sở pháp lư chặt chẽ nào. Vậy nhưng, quốc gia này vẫn ngông nghênh triển khai các hoạt động gọi là "chấp pháp trên biển” trong phạm vi "đường lưỡi ḅ” phi lư. Trung Quốc đă không ngần ngại gửi các đoàn đến các nước để thuyết tŕnh với những chứng cứ ngụy tạo về chủ quyền với biển Đông, với Hoàng Sa và Trường Sa. Bằng cách ấy, Trung Quốc đang cố t́nh làm cho dư luận lầm tưởng Trung Quốc có quyền đối với vùng biển mà Trung Quốc đă tuyên bố, nhằm đánh lừa cộng đồng quốc tế thừa nhận sự tồn tại của "đường lưỡi ḅ”. Các dữ liệu ngụy tạo thất thiệt của Trung Quốc đă được kỹ thuật truyền thông tại quốc gia này gieo vào ḷng tin của người dân Trung Quốc về chủ quyền tưởng tượng của họ trên Biển Đông mà mới nhất là cái gọi là "thành phố Tam Sa” được thành lập. Luận điệu nói dối đă phát huy hữu hiệu, những viên đạn truyền thông đă bắn vào tâm tưởng người dân Trung Quốc khiến cho nhiều người trong số họ ngộ nhận rằng Việt Nam "xâm chiếm” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trước sự ngụy tạo chứng cứ tuyên truyền sai trái của Trung Quốc, cộng đồng thế giới rất cần được tiếp cận các tài liệu về sự thật lịch sử và những căn cứ pháp lư khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Dù Việt Nam luôn kiên tŕ với đường lối ḥa b́nh, hành xử phù hợp với pháp luật quốc tế, không sử dụng vũ lực, nhưng cần tăng cường hoạt động chấp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Thiết nghĩ, chân lư sẽ soi sáng khi các vụ việc Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam được giải quyết bằng biện pháp ḥa b́nh, công khai, khách quan tại Ṭa Trọng tài Quốc tế, để cộng đồng quốc tế thấy rơ chủ quyền không thể tranh căi của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Chu Ninh/Đại đoàn kết