Tổng thống Donald Trump đang đứng trước ba lựa chọn quan trọng liên quan đến chính sách thuế quan – những quyết định không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ mà c̣n tác động lớn đến thương mại toàn cầu. Hạn chót 1/8 đang đến gần và mọi con mắt đang dơi theo từng bước đi tiếp theo của ông Trump.
Ông Trump sẽ nâng thuế nhập khẩu đồng loạt lên mức bao nhiêu?
Một trong những động thái đáng chú ư nhất là kế hoạch áp thuế phổ quát 15% lên hầu hết hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Mức thuế này cao hơn mức 10% được áp từ tháng 4 và có thể khiến chi phí tiêu dùng tại Mỹ đội lên đáng kể.
Hiện tại, chính quyền Trump đă kư kết một số thỏa thuận thương mại với các quốc gia như Nhật Bản, Indonesia, Philippines và Việt Nam – tất cả đều có mức thuế trên hoặc bằng 15%. Điều này làm dấy lên đồn đoán rằng mức thuế mới sẽ được ấn định ở mức này.
Theo các chuyên gia từ Yale, mức thuế mới có thể nâng tổng thuế suất nhập khẩu của Mỹ từ khoảng 2% lên tới 18% – mức cao nhất kể từ năm 1934. Trung b́nh mỗi hộ gia đ́nh Mỹ có thể phải trả thêm khoảng 2.400 USD mỗi năm v́ thuế này.
Nếu tính trên tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu (trừ hàng từ Canada và Mexico), người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ có thể phải gánh gần 435 tỷ USD tiền thuế mới – gần bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp của cả nước Mỹ.
Thuốc nhập khẩu sẽ bị đánh thuế 200%?
Tổng thống Trump nhiều lần đe dọa sẽ áp thuế cực cao – lên tới 200% – đối với dược phẩm sản xuất bên ngoài nước Mỹ, bắt đầu từ ngày 1/8. Đây là một bước đi nhắm đến việc thúc đẩy sản xuất thuốc nội địa, nhưng cũng gây lo ngại về nguy cơ thiếu thuốc và giá thuốc tăng vọt.
Hiện phần lớn thuốc tiêu thụ tại Mỹ được sản xuất tại nước ngoài, nên chính sách này có thể gây rối loạn chuỗi cung ứng. Mặc dù ông Trump cho biết sẽ cho ngành dược thời gian để thích nghi, nhưng chưa có kế hoạch cụ thể được công bố.
Các chuyên gia cảnh báo, việc đánh thuế dược phẩm có thể dẫn đến hệ quả tiêu cực cho người dân, nhất là trong bối cảnh nhiều loại thuốc đă khan hiếm.
Mặc dù một số hăng dược, như AstraZeneca, đă công bố kế hoạch mở rộng sản xuất tại Mỹ, nhưng phần lớn trong số đó được triển khai từ trước khi Trump nhậm chức và chưa đủ sức thay thế nhập khẩu.
Ông Trump sẽ ra đ̣n hay tiếp tục tŕ hoăn?
Vấn đề lớn nhất vẫn là: Liệu ông Trump có thực sự để các mức thuế cao nói trên có hiệu lực vào ngày 1/8, hay tiếp tục lùi thời hạn như đă làm trước đây?
Thị trường chứng khoán từng phản ứng tiêu cực với các đợt áp thuế trước đó. Tuy nhiên, các thỏa thuận thương mại gần đây – đặc biệt với Trung Quốc và Nhật Bản – giúp khôi phục niềm tin của nhà đầu tư. Giới tài chính vẫn tin rằng ông Trump sẽ "xuống nước" nếu thị trường hoặc doanh nghiệp phản ứng dữ dội – hiện tượng mà họ gọi là “TACO” (Trump Always Chickens Out).
Tuy nhiên, với thị trường chứng khoán đang ở đỉnh và lăi suất ổn định, ông Trump có thể cảm thấy ít bị áp lực phải nhượng bộ lần này. Dù vậy, thỏa thuận “êm đẹp” gần đây với Nhật Bản cho thấy Nhà Trắng vẫn hiểu rằng việc đẩy cao căng thẳng thuế quan có thể phản tác dụng về mặt chính trị và kinh tế.
VietBF@ Sưu tập
|