Khoảng một giờ sáng, Eun-ju Lee gọi cho bố sau khi gặp ác mộng, nói rằng: "Con cảm thấy như anh ta vẫn theo dơi con". Chỉ vài ngày sau cô đă tự kết liễu đời minh.
Eun-ju (tên đă được thay đổi) là nạn nhân của dịch quay lén ở Hàn Quốc. Đồng nghiệp của cô tại một bệnh viện lớn ở miền nam đất nước đă đục lỗ trên tường, để một camera tí hon vào pḥng thay đồ nữ. Khi anh ta bị bắt gặp đang quay lén dưới váy của một cô gái, cảnh sát tịch thu điện thoại và phát hiện những video quay lén 4 nạn nhân, trong đó có Eun-ju.

Bố mẹ của Eun-ju, cô gái tự tử sau khi bị quay lén. Ảnh: BBC.
Vài ngày trước khi tự tử, Eun-ju vô t́nh gặp thủ phạm trên đường đến bệnh viện. Trong cơn hoảng loạn, cô gọi điện cho đại diện công đoàn của bệnh viện, người đă ghi âm cuộc gọi. Cô nói thều thào và dường như không thể thở.
"Hăy ra ngoài, rời khỏi bệnh viện ngay bây giờ", đại diện công đoàn nói. "Tôi không thể, không thể. Tôi sợ sẽ lại gặp anh ta", Eun-ju nói trước khi đưa điện thoại cho một y tá.
Bố mẹ Eun-ju nói rằng cuộc chạm trán này đă gây ra nỗi thống khổ lớn đến nỗi Eun-ju cảm thấy ḿnh sẽ không bao giờ thoát khỏi kẻ quay lén. "Bạn có thể giết ai đó mà không cần vũ khí", ông Lee, bố của Eun-ju, nói. "Tác động của việc bị quay lén khác nhau đối với mỗi người - một số người vượt qua, nhưng những người như con gái tôi th́ không thể".
"Thủ phạm biết rất nhiều người quen của con gái tôi. V́ vậy, điều con tôi sợ nhất là anh ta đă chia sẻ video với họ. Ngay cả khi anh ta không tung video lên mạng, anh ta có thể cho những người khác xem".
Đầu tháng này, kẻ quay lén bị kết án 10 tháng tù. Các công tố viên trước đó yêu cầu bản án hai năm tù. Luật Hàn Quốc quy định h́nh phạt tối đa cho hành vi quay lén là 5 năm tù.
Bố mẹ của Eun-ju đă kháng cáo. "Mọi người đều coi nhẹ vấn đề này", ông Lee nói. "Bản án quá nhẹ".
"10 tháng tù là không đủ. Thậm chí hai năm cũng vẫn quá nhẹ", bà Lee nói.
Hàng chục ngh́n phụ nữ đồng ư với quan điểm đó. Họ đă kư một bản kiến nghị trực tuyến gửi đến văn pḥng tổng thống ở Seoul để kêu gọi các bản án cứng rắn hơn đối với tội phạm t́nh dục. Tuần này, những lời kêu gọi càng được thúc đẩy sau khi ngôi sao Kpop Goo Hara tự tử ngày 24/11.
Goo Hara từng là một trong những ca sĩ nữ nổi bật nhất ở Hàn Quốc khi là thành viên nhóm nhạc Kara. Nhưng những năm cuối trong sự nghiệp đă bị lu mờ bởi các sự kiện ngoài sân khấu.

Ảnh tang của ngôi sao Kpop Goo Hara tại một bệnh viện ở Seoul ngày 25/11. Ảnh: AFP.
Tháng 9/2018, cô đệ đơn kiện bạn trai cũ Choi Jong-bum sau khi anh ta đe dọa hủy hoại sự nghiệp của cô bằng cách tung video hai người quan hệ t́nh dục. Hồi tháng 8, ṭa kết luận Choi phạm tội hành hung, đe dọa, ép buộc và phá hoại tài sản. Anh ta bị kết án 1,5 năm tù treo.
Ṭa án cho rằng Choi đă quay phim mà không có sự đồng ư của Goo Hara, nhưng sau đó cô vẫn duy tŕ quan hệ với Choi nên họ kết luận anh ta không phạm tội quay phim bất hợp pháp. Cả Choi và Goo Hara đều kháng cáo quyết định. Hara muốn Choi bị trừng phạt nặng hơn trong khi Choi bác bỏ cáo buộc.
"Chúng ta có thể đă quá muộn để cứu Hara, nhưng ít nhất chúng ta có thể giúp mang lại công lư cho cô ấy và tất cả những phụ nữ bị lạm dụng ngoài kia. Hăy lan truyền từ khóa: trừng phạt Choi", người dùng Twitter có tên bpteaparty viết.
"Tôi rất đau ḷng và tức giận khi thấy Hara đă phải chịu đựng quá nhiều. Việc anh ta không phải ngồi tù là một tội ác", người dùng lấy tên elizabethashw12 viết.
Quay lén đă trở thành đại dịch ở Hàn Quốc, có hơn 11.200 trường hợp được báo cảnh sát trong hai năm qua. Các nhà hoạt động tin rằng con số thực tế lớn hơn nhưng nhiều người không dám tố cáo. Hầu hết kẻ bị kết tội đều chỉ bị phạt tiền.
"Họ không nh́n nhận hành vi phạm tội này nghiêm túc v́ đàn ông không phải hứng chịu", Ahn nói. Phần lớn nạn nhân là phụ nữ, trong khi đại đa số thẩm phán là đàn ông.
Theo Paik Jong-Woo, giám đốc Trung tâm pḥng chống tự tử Hàn Quốc, việc bị người quen quay lén có thể gây ra "tổn thương nghiêm trọng". "Quay lén là một h́nh thức bạo lực t́nh dục, vi phạm nghiêm trọng thông tin cá nhân và quyền riêng tư", Paik nói.
Viện Phát triển Phụ nữ Hàn Quốc đă phỏng vấn hơn 2.000 nạn nhân quay lén và các tội phạm t́nh dục khác. 23% đă nghĩ đến việc tử tự, 16% từng lên kế hoạch tự tử và 23 phụ nữ thực sự đă cố tự tử. "Nạn nhân cần được hỗ trợ và cần được chữa lành nỗi đau", Paik nói. "Đưa ra h́nh phạt thích đáng cho thủ phạm là nền tảng của một xă hội lành mạnh, tôn trọng mạng sống".
Bộ Tư pháp Hàn Quốc nói rằng họ đă điều chỉnh luật sau khi Goo Hara tự tử và kêu gọi các công tố viên yêu cầu mức án tối đa trong những vụ án nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp nói rằng việc ra quyết định cuối cùng là vấn đề của ṭa án. Ṭa án Tối cao Hàn Quốc từ chối b́nh luận.
Quá tŕnh đấu tranh đ̣i công lư cũng khó khăn với các nạn nhân. Goo Hara đă phải nhiều lần điều trần trước ṭa, danh tính của cô và bản chất của vụ án đều bị công khai. Vào thời điểm đó, "video quan hệ t́nh dục của Goo Hara" là từ khóa được t́m kiếm hàng đầu trên mạng.
Goo Hara đă bị phỉ báng trên mạng xă hội. Nhà b́nh luận về K-pop Triangle Herman viết trên Billboard rằng "hy vọng bi kịch của cô sẽ mang đến một thế giới tử tế hơn thứ cô đă phải đối mặt".
Có nhiều đồn đoán về cái chết của Goo Hara, phần lớn tập trung vào điều một số người mô tả là "mặt tối của Kpop" và tính cạnh tranh khắc nghiệt của ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc, đ̣i hỏi các ngôi sao phải là h́nh mẫu, ngay cả trong cuộc sống riêng tư.
Nhưng có một vấn đề rộng hơn nhiều. Goo Hara đă mất đi bạn thân là ngôi sao Kpop Sulli, người tự tử hồi tháng 10. Suli nổi tiếng là người thẳng thắn, luôn tự do làm điều ḿnh muốn thay v́ tuân theo các chuẩn mực cứng nhắc về cách hành xử của phụ nữ theo văn hóa Hàn. Điều đó khiến cô trở thành mục tiêu bị công kích trên mạng.
Hàn Quốc vẫn là một xă hội bảo thủ và gia trưởng. Quan điểm của người dân đang bắt đầu thay đổi nhưng rất chậm. V́ vậy, hành vi lạm dụng đối với phụ nữ trong một số bộ phận xă hội không được nh́n nhận nghiêm túc. Nếu những người nổi tiếng như Goo Hara vẫn bị quấy rối trên mạng dù là nạn nhân của tội ác th́ điều đó gửi thông điệp ǵ cho những người khác?
Lee Na-young, nhà xă hội học tại Đại học Chung-Ang, nói rằng nạn nhân tội phạm t́nh dục ở Hàn Quốc thường bị "kỳ thị". "Họ bị coi là dơ bẩn, lẳng lơ. Những lời công kích đó sẽ theo họ đến suốt đời. Làm sao một người có thể chịu gánh nặng này được?".
Nhưng có hy vọng rằng mọi thứ đang bắt đầu thay đổi. Những cô gái nhận ra họ có thể lên tiếng. Hàng chục ngh́n người đă xuống đường vào năm ngoái để kêu gọi xử lư nghiêm nạn quay lén với khẩu hiệu "cuộc sống của tôi không phải là tṛ khiêu dâm của các người". Mặc dù cuộc diễu hành mang đến ít thay đổi về luật pháp, nó giúp phụ nữ Hàn Quốc nhận ra họ được hỗ trợ.

Những người phụ nữ biểu t́nh, giơ khẩu hiệu "cuộc sống của tôi không phải là tṛ khiêu dâm của các người" tại Seoul năm 2018. Ảnh: AFP.
Luật sư Ahn Seo-yeon nói rằng phụ nữ đang bắt đầu chiến thắng nhiều hơn tại ṭa án. "Chúng ta đang trải qua những nỗi đau ngày càng lớn. Tuy nhiên, mức độ nhận thức xă hội của thanh niên Hàn Quốc cải thiện rất nhanh. Hệ thống pháp lư cũng đang phản ứng nhanh chóng nên tôi lạc quan rằng đang có những thay đổi", Ahn nói.
Cô cho rằng thay đổi lớn nhất cần phải đến từ trong xă hội Hàn Quốc. "Cải thiện hệ thống tư pháp chỉ là thứ yếu. Tiến bộ quan trọng nhất cần được thực hiện là nâng cao nhận thức xă hội và văn hóa. Nếu người dân và xă hội không đặt câu hỏi và đ̣i hỏi xử lư vấn đề tốt hơn; quốc hội, cảnh sát và ṭa án sẽ không thể làm ǵ nhiều".
Bố mẹ của Eun-ju Lee vẫn đang cố gắng yêu cầu bản án nặng hơn cho kẻ quay lén cô. "Tôi sẽ đấu tranh đến tận cùng. Sẽ lên đến tận ṭa án tối cao", ông Lee nói.
VietBF © sưu tầm